Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Kim Nhụy – Huyền thoại hát ru

Hồng Châu: Thứ bảy 29/10/2022, 14:14 (GMT+7)

Hỏi một ai đó về “người ru con mùi nhất” xứ Nam bộ này, chắc ai cũng biết nghệ sĩ Kim Nhụy – người đã rót từng lời ru, câu hò thấm mật vào tai, vào lòng của công chúng một thời.

“Ầu ơ… Ví dầu cầu ván đóng đinh…

Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi…

Ầu ơ… Khó đi mẹ dắt con đi…

Con đi trường học, mẹ đi trường đời.”

Lời ru ấy, chắc có lẽ ai trong chúng ta cũng đã thuộc nằm lòng. Ru con cho con dễ ngủ, ru con cho con thành người như một phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của mỗi con người. Hát ru con là một âm điệu nhẹ nhàng ngân nga đầy tình cảm của người mẹ dành cho con từ thuở sơ sinh. Tình yêu thương của mẹ và những lời ru thường là dấu ấn theo bước chân con đến khi khôn lớn. Thế nên đa số chúng ta không ít nhiều thường khắc cốt ghi tâm những bài hát ru của mẹ.

Bây giờ, hỏi một ai đó về “người ru con mùi nhất” xứ Nam bộ này, chắc ai cũng biết nghệ sĩ Kim Nhụy – người đã rót từng lời ru, câu hò thấm mật vào tai, vào lòng của công chúng một thời.

Nghệ sĩ Kim Nhụy (bên phải)

Nghệ sĩ Kim Nhụy (bên phải)

Nghệ sĩ Kim Nhụy sinh ra và lớn lên ở xứ Bình Thành, Thanh Bình, Đồng Tháp. Thuở nhỏ, đi giăng câu, mót lúa, bà đã thấm nhuần lời dân ca, điệu hò, tiếng ru mà người nông dân chân lấm tay bùn cất lên trên cánh đồng bao la, êm ả. Sớm mồ côi mẹ, bà mẹ quê đi vào tâm khảm cô bé mồ côi từ thuở lên 2.

Tuy còn nhỏ nhưng cô bé Nhụy rất sáng dạ và sớm bộc lộ năng khiếu âm nhạc. Lân la qua nhà hàng xóm nghe bài vọng cổ, cải lương phát ra từ cái đĩa than cũ rích với những giọng ca"đinh" như nghệ sĩ Phùng Há, Tư Bé, Tư Sạn, được khoảng 3 lần là cô bé Kim Nhụy đã thuộc làu làu. Những buổi cha dạy chữ cho học trò hay các anh tụ tập bạn bè đờn ca tài tử, bà lại kiếm cớ rót nước, bưng trà để mà học lỏm.

Mới 12 tuổi, nhưng bà đã nằm lòng lời sách thánh hiền và hàng trăm bài dân ca, hát ru, vọng cổ. Năm 1945, bà gia nhập Đoàn văn công Tỉnh đội Long Châu Sa. Năm 1954, tập kết ra Bắc, bà vào Đoàn Văn công Nam Bộ. 3 năm sau (1957), Đài Tiếng nói Việt Nam mời bà Kim Nhụy về ban ca nhạc của đài. Theo nhận xét của nhạc sĩ Hồ Bông, nghệ sĩ Kim Nhụy là người đã đưa câu hò Đồng Tháp, lời ru con Nam bộ đến với người dân toàn quốc và thế giới.

Bà là nghệ sĩ hát ru Nam bộ hiếm hoi có chất giọng mượt mà, ngọt ngào mà chứa chan tình cảm. Thể như nhạc sĩ Trần Khiết Tường từng chia sẻ, nghe Kim Nhụy hò mà lòng nhạc sĩ như vỡ vụn, nhớ quê nhớ nhà đến ứa nước mắt. Sau lần nghe bà hò, tác giả của bài hát nổi tiếng “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người” mời bà hát để ông ghi và ký âm bổ sung vào bộ sưu tập những điệu lý, câu hò của ông.

Âm vang của nghệ sĩ Kim Nhụy không chỉ nổi tiếng trên các sân khấu biểu diễn, mà lời ru ấy còn được lưu truyền ở cả tác phẩm điện ảnh. Những ai đã từng xem bộ phim Nổi gió do NSND Huy Thành đạo diễn, hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1966 chắc hẳn đều nhớ đến các diễn viên làm rạng danh điện ảnh Việt một thời, cũng như đánh dấu sự thành danh của các tên tuổi như Thụy Vân, Thế Anh, Lâm Tới, Thanh Loan... Thế nhưng, chẳng bao người biết giọng hò mượt mà, trong trẻo, ấm áp mở đầu bộ phim là ai? Đó chính là nghệ sĩ Kim Nhụy.

Nghe lại điệu hát ru của bà trong phim cách nay gần nửa thế kỷ mà ngỡ như mới hôm qua:

"Bên đây sông cây chuối ngã

Nhìn sau lưng bụi sả lại tàn

Đôi đứa ta sống trong hoàn cảnh nguy nan

Dang tay em níu áo bạn vàng

Dù sanh dù tử cũng một mình chàng mà thôi”. 

Nghệ sĩ Kim Nhụy bật khóc khi nghe lại băng ghi âm giọng hò của mình năm 1957 - Ảnh: V.TR.

Nghệ sĩ Kim Nhụy bật khóc khi nghe lại băng ghi âm giọng hò của mình năm 1957 - Ảnh: V.TR.

Bây giờ, khi nhắc về nghệ sĩ Kim Nhụy là nhắc nhớ về một huyền thoại hát ru nhưng chắc chắn không bao giờ phai nhạt. Cái mùi mẫn, cái da diết trong lời ru, tiếng hò của bà vẫn còn được tiếp điệu bởi chính học trò xuất sắc của mình, và cũng là con gái của bà – cô Song Anh. Từ hồi còn trong bụng mẹ cho đến khi lớn lên, cô Song Anh luôn đắm mình trong lời ru ngọt ngào, êm đềm của vùng sông nước Cửu Long.

"Từ khi mà sinh cô ra cho tới bây giờ thì lúc nào cô cũng được nghe mẹ mình ru, nghe mẹ mình hò. Nếu mà mẹ không có đi tập luyện, biểu diễn thì cũng là ở nhà ru con nên có thể nói là những lời ru đó nó như ăn sâu vào trong huyết quản của cô rồi. Những nội dung trong các bài hát ru, câu hò thường là những nội dung truyền tải về văn hóa, đa phần những lời ru đó đều là những ca dao, tục ngữ mà ông bà xưa để lại, toàn răng dạy mà thôi nên cái tác dụng giáo dục của bà trong lời ru cũng rất là lớn", cô Song Anh chia sẻ.

Tuổi ấu thơ của cô Song Anh luôn được đồng hành với người mẹ - thần tượng cuộc đời của mình, nghệ sĩ Kim Nhụy. Bởi vậy, lúc nào hình ảnh, âm thanh của chính thân mẫu mình cũng luôn hằn sâu vào trong tâm khảm của cô Song Anh. Tuy được coi là học trò ưu tú, hậu duệ bậc nhất cho huyền thoại Kim Nhụy, song cô Song Anh không nối nghiệp của thân mẫu mình.

Nghệ sĩ Kim Nhụy luôn răn dạy con cháu rằng, con chữ, học vấn mới là chìa khóa thành công trong cuộc sống, còn cái hò hát này thì “lâu lâu bây cất giọng văn nghệ cho vui thôi”. Nhưng một điều đặc biệt ở cô Song Anh là có được giọng hò vô cùng ngọt ngào, sâu lắng.

Nghe cô Song Anh hát ru Nam bộ, GS-TS Trần Văn Khê đã nhận xét: “Ở miền Nam, đa số các điệu ru thường bị lai cải lương. Mà hát ru trong cải lương thì chỉ như giả đò hát ru thôi. Nhưng nghe cháu Song Anh hát không hề bị sai chạy chỗ nào, đó là điều cực kỳ quý”.

Nói về lời nhận xét này, cô Song Anh cũng bày tỏ: "Hát ru có một cái làn điệu riêng thật thụ của nó luôn. Khi mẹ cô từ nhỏ đã đi hát và nghe được chính những bản gốc nên không bao giờ mà hát, hò, ru nó sai, chạy đi đâu được, và dĩ nhiên cô cũng được nghe từ chính mẹ mình nữa. Thêm một cái nữa là ở trong Nam có cải lương phát triển nhiều, nên ít nhiều cũng bị lai với nhau. Nên là những tiếng ru xưa nó dần dần được lớp trẻ thay đổi đi, nên khi mà thầy Khê đánh giá như vậy là vì nó đã khác quá nhiều so với bản gốc ngày xưa".

Nghệ sĩ Kim Nhụy và con gái Song Anh trong lần đầu hội ngộ GS Trần Văn Khê năm 2012. Ảnh: CAND

Nghệ sĩ Kim Nhụy và con gái Song Anh trong lần đầu hội ngộ GS Trần Văn Khê năm 2012. Ảnh: CAND

Cô Song Anh tâm tư rằng, nhiều lúc nhớ lại lời mẹ căn dặn mà trong lòng thấy lo lắm, lo một ngày nào đó “bên cái củi thì có mẹ, có bà, mà không có tiếng ru ầu ơ, ví dầu” nữa. Bây giờ để con ngủ ngon, nhiều cha mẹ lựa chọn mở nhạc có sẵn trên mạng, hay cho con tiếp xúc với thiết bị điện tử quá sớm để con “ngoan hơn” và không quấy khóc.

"Ngày xưa dĩ nhiên là chưa có máy móc nên người ta hát ru. Sau này thì có máy móc, máy ghi âm rồi mạng nữa, chưa kể là có sự tương tác, giao lưu của các bài ca của phương Tây. Mà trẻ con thì chỉ cần nghe nhạc hay, du dương là nó ngủ rồi. Nhưng như vậy thì mình sẽ không lồng được những cái văn hóa giáo dục về văn học bằng ngôn ngữ Việt Nam thì điều này rất là đáng tiếc", cô Song Anh nói.

Hát ru dẫu sao cũng không bao giờ lịm tắt đi được, hát ru luôn là thứ âm thanh gắn liền với hình ảnh người mẹ. Nhưng ru làm sao cho ra bài ra bản, ru làm sao cho ra đặc sệt cái mùi Nam bộ như cách mà nghệ sĩ Kim Nhụy đã thổi hồn vào, đó mới là thứ mà lớp trẻ về sau luôn đi tìm.

"1.Bên kia sông bụi tre khô

Bên đây sông cây chuối ngã

Nhìn sau lưng bụi sả lại tàn

2. Đôi đứa ta sống trong hoàn cảnh nguy nan

Dang tay em níu áo bạn vàng

Dù sanh dù tử cũng một mình  chàng mà thôi…"

Hồng Châu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.