Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Kịch bản nào khi Vành đai 2 thông tuyến toàn bộ đường trên cao?

Quách Đồng: Thứ ba 29/11/2022, 15:53 (GMT+7)

Sau hơn 4 năm thi công,hơn 5km đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở đến cầu Vĩnh Tuy sắp hoàn thành và dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán 2023; và dự kiến sẽ tạo áp lực đáng kể lên 2 nút giao trọng điểm Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở.

Trong lộ trình đi làm hàng ngày, anh Bùi Văn Nam (ở Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội) thường xuyên phải đi qua đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở. Để lưu thông qua được nút giao Ngã Tư Sở, hiện tại anh Nam phải mất từ 10-15 phút, do mật độ phương tiện quá cao.

Theo anh Bùi Văn Nam, tới đây, khi thông xe đường Vành đai 2 trên cao đoạn cầu Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở, chắc chắn lượng phương tiện đổ dồn về đây sẽ rất lớn: "Rõ ràng là khi một chiều mà thông, còn một chiều kia không thông thì sẽ tạo ra một nút thắt, đặc biệt khi đường Vành đai 2 trên cao được thông tuyến nữa thì mật độ, lưu lượng ô tô trên đấy di chuyển rất nhanh, đến nút thắt co bé lại thì cũng là một điểm gây ùn tắc giao thông khá lớn".

Một số người tham gia giao thông cũng lo lắng khi áp lực giao thông khu vực này gia tăng:

"Tôi cũng không rõ sẽ phải phân luồng giao thông thế nào để không ùn tắc, nên cứ phải đợi thêm một thời gian nữa để xem như thế nào"..

"Nút giao này để đi qua nếu đi xe máy phải mất tầm 10-15 phút, còn nếu đi ô tô phải mất 20-25 phút mới qua được nút giao này".

Sau hơn 4 năm thi công, vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở tới cầu Vĩnh Tuy sắp hoàn thiện. Toàn tuyến đã được trải thảm nhựa. Ảnh: Vnexpress

Sau hơn 4 năm thi công, vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở tới cầu Vĩnh Tuy sắp hoàn thiện. Toàn tuyến đã được trải thảm nhựa. Ảnh: Vnexpress

Thiếu tá Nguyễn Minh Đức, Phó Đội trưởng Đội CSGT số 7, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cho biết, tính đến tháng 10 năm nay, trên địa bàn quận Thanh Xuân và Hà Đông có hơn 210 chung cư, nhà cao tầng, tăng hơn 60 tòa chung cư của năm 2018, chưa kể hàng loạt tòa nhà đang xây dựng, sắp đưa vào hoạt động, khiến áp lực về hạ tầng giao thông khu vực này luôn bị quá tải.

Thời gian tới, khi thông xe đường Vành đai 2 trên cao, chắc chắn áp lực giao thông đối với khu vực này, đặc biệt là tuyến đường Nguyễn Trãi, Ngã Tư Sở sẽ gia tăng tính phức tạp:

"Khi thông xe thì tuyến Nguyễn Trãi của chúng tôi sẽ phức tạp hơn bởi lượng phương tiện ở đường trên cao xuống đông, sẽ bị giao cắt với lượng phương tiện từ Nguyễn Trãi đi vào trung tâm. Vì vây, chắc chắn tình hình sẽ phức tạp hơn", Thiếu tá Nguyễn Minh Đức cho biết.

Trung tá Đặng Mạnh Hùng, Phó Đội trưởng Đội CSGT số 3, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cũng rất lo lắng áp lực giao thông gia tăng tại nút giao Ngã Tư Sở. Mặc dù khu vực Ngã Tư Sở đã nhiều lần được nghiên cứu các phương án tổ chức giao thông, ưu tiên phương tiện từ đường Trường Chinh sang đường Láng và ngược lại, nhưng số lượng phương tiện đổ về nút giao quá nhiều vẫn khiến khu vực thường xuyên bị quá tải

"Tới đây mà kết nối tiếp đường Vành đai 2 từ Đại La thì lưu lượng phương tiện là vô cùng lớn, từ cầu Vĩnh Tuy sẽ đổ dồn về Ngã Tư Sở. Ở đây là bài toán vô cùng nan giải. Lưu lượng phương tiện thì quá tải, và hạ tầng giao thông thì chưa đáp ứng được", Trung tá Đặng Mạnh Hùng nói.

Dự án đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, bao gồm cả tuyến đường bộ trên cao và phần mở rộng dưới thấp có tổng vốn đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng. Ảnh: 24h

Dự án đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, bao gồm cả tuyến đường bộ trên cao và phần mở rộng dưới thấp có tổng vốn đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng. Ảnh: 24h

Không chỉ nút giao Ngã Tư Sở bị gia tăng áp lực giao thông, mà nút giao Ngã Tư Vọng cũng được dự báo sẽ phức tạp hơn, bởi khu vực này cũng có một nhánh rẽ từ đường Vành đai 2 xuống.

Trung tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Đội trưởng đội CSGT số 14, Phòng CSGT- Công an TP Hà Nội nhận định: "Tới đây khi thông xe đường Vành đai 2 trên cao, khả năng lưu lượng phương tiện sẽ gia tăng trên tuyến. Đơn vị sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để bố trí lực lượng, phối hợp với Đội Tín hiệu đèn giao thông để điều chỉnh chu kỳ đèn cho hợp lý với tình hình thực tế".

Theo đánh giá của Sở GTVT Hà Nội, khi thông toàn bộ đường vành đai 2 trên cao, dự báo lưu lượng phương tiện giao thông lưu thông qua các điểm kết nối giữa đường trên cao và dưới thấp rất lớn, nhất là khu vực đầu cầu Vĩnh Tuy; nút Ngã Tư Vọng; nút Ngã Tư Sở.

Do vậy, đơn vị sẽ có hàng loạt điều chỉnh về tổ chức giao thông trong khu vực. Cụ thể, tại nút giao Ngã Tư Vọng sẽ cấm phương tiện ô tô trên đường Giải Phóng rẽ trái dưới gầm cầu Ngã Tư Vọng. Các phương tiện ô tô rẽ phải và quay đầu tại điểm mở dải phân cách trên đường Đại La và ngõ 102 Trường Chinh.

Riêng tại nút giao Ngã Tư Sở, Sở GTVT Hà Nội đề xuất đóng dải phân cách giữa trên trục đường Trường Chinh – Láng, các phương tiện quay đầu tại điểm mở dải phân cách trên Trường Chinh, gần Bệnh viện Phòng không - không quân và trên đường Láng, gần Cây xăng.

Đồng thời, Sở GTVT Hà Nội sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức đếm phương tiện hiện trạng và dự kiến sau khi thông xe Vành đai 2 qua nút để đánh giá và chạy mô hình phương án điều chỉnh tổ chức giao thông theo định hướng.

TS Đào Huy Hoàng, Viện KHCN GTVT cho rằng, với tính chất giao thoa giữa các trục hướng tâm và đường vành đai, cộng thêm tốc độ lưu thông tuyến đường Vành đai 2 trên cao khá nhanh, sẽ tạo áp lực rất lớn đến các nút giao Ngã Tư Vọng, Ngã tư Sở vốn đã ùn tắc: "Chúng ta hy vọng vào việc cải tạo hạ tầng thì khả năng thông xe lý thuyết và lưu lượng có thể thông qua sẽ tăng lên, sẽ tăng khoảng gấp đôi, bởi vì nó là đường vành đai. Tuy nhiên, khả năng vẫn ùn tắc ở hai nút giao thông đặc biệt quan trọng là nút Ngã tư Vọng và nút Ngã Tư Sở". 

Cần phương án tổ chức giao thông hợp lý để tránh ùn tắc. (Ảnh minh họa)

Cần phương án tổ chức giao thông hợp lý để tránh ùn tắc. (Ảnh minh họa)

Đường Vành đai 2 trên cao, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở có chiều dài hơn 5km được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, thay đổi diện mạo đô thị, thúc đẩy phát triển KT-XH và góp phần hoàn thiện quy hoạch chung của Thành phố.

Tuy vậy, dù chưa thông xe, nhưng 2 nút giao với tuyến đường Vành đai 2 trên cao là Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở giao thông vốn đã phức tạp và thường xuyên ùn ứ, nên khả năng giảm ùn tắc còn là dấu hỏi, nhất là khi các biện pháp tổ chức giao thông không gắn với cơ sở khoa học một cách chặt chẽ.

Đây cũng góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: Cần khảo sát sâu rộng và bài bản.

Đầu tháng 11/2020, khi Vành đai 2 trên cao đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở được thông xe đã đem đến nhiều kỳ vọng sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng ùn ứ kinh niên trên tuyến đường này. Song chỉ một thời gian ngắn, tình trạng ùn ứ tại 2 điểm lên xuống đầu Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở đã khiến nhiều người tham gia giao thông “vỡ mộng”.

Để khắc phục tình trạng này, đặc biệt là tại nút giao Ngã Tư Sở, tháng 7/2022, TP. Hà Nội đã điều chỉnh phân luồng giao thông tại nút giao này theo hướng ưu tiên phương tiện từ đường Trường Chinh sang đường Láng và ngược lại. Việc điều chỉnh này phần nào làm giảm áp lực giao thông tại nút Ngã Tư Sở, nhưng lại khiến tình trạng ùn tắc tại đường Láng, Tây Sơn thêm nghiêm trọng.

Trở lại việc thông xe toàn tuyến đường Vành đai 2 trên cao tới đây, dù khi lập dự án, chắc chắn chính quyền Thành phố và chủ đầu tư đã tính toán hiệu quả về mặt tăng khả năng lưu thoát của tuyến đường khi đi vào khai thác. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cũng băn khoăn về khả năng giảm ùn tắc của tuyến đường này, đặc biệt là tại đầu cầu Vĩnh Tuy, nút Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở.

Theo các chuyên gia, khi mở rộng cục bộ một tuyến đường, nó sẽ làm thay đổi về mặt phân bổ lưu lượng trên mạng lưới. Hệ quả là có những đoạn tuyến được làm mới hay nâng cao năng lực sẽ tăng tính hấp dẫn, thu hút nhiều phương tiện đi vào, dẫn đến là những đoạn chưa được mở rộng sẽ không thể tiếp nhận được lưu lượng mới tăng thêm. Khi đó, mức độ ùn tắc càng nghiêm trọng hơn.

Thứ 2, quanh các nút giao này, đặc biệt là nút Ngã Tư Sở là những khu vực rất đông dân cư, các khu đô thị nén như Khương Trung, Trung Liệt, Royal City… nhưng lại thiếu những trục hướng tâm thay thế cho tuyến Nguyễn Trãi - Tây Sơn.

Dù Sở GTVT Hà Nội và liên ngành đã nghiên cứu để kéo dài điểm quay đầu trên đường Trường Chinh (đến tận Bệnh viện Phòng không - không quân), dù có thể giảm xung đột trực tiếp giữa các dòng xe chạy, nhưng dòng phương tiện sẽ phải quay đầu xa hơn và thời gian di chuyển lâu hơn. Trong giờ cao điểm, chính việc phải quay đầu như vậy sẽ khiến tình trạng ùn tắc tại khu vực này càng trở nên nghiêm trọng.

Dù trong phương án đưa ra mới đây, Sở GTVT Hà Nội cũng đề xuất phương án phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức đếm phương tiện hiện trạng và dự kiến sau khi thông xe Vành đai 2 trên cao. Tuy vậy, phương án này mới chỉ tính đến việc thực hiện tại nút Ngã Tư Sở, trong khi một tuyến mới được nâng cấp, không chỉ ảnh hưởng đến một nút, thậm chí một tuyến, mà cả một mạng lưới.

Đó là chưa kể, tháng 9/2023, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 tiếp tục được đưa vào khai thác, lưu lượng phương tiện sẽ gia tăng đáng kể trên chính tuyến Vành đai này.

Bởi vậy, để đường Vành đai 2 thông xe toàn tuyến được khai thác một cách hiệu quả, rất cần thực hiện đo đếm phương tiện trên toàn tuyến, thậm chí đánh giá cả sự tác động đến các khu vực xung quanh một cách bài bản, để từ đó có giải pháp phân luồng, điều tiết giao thông hợp lý. Nếu chưa thể có những cơ sở dữ liệu một cách bài bản, khoa học và rộng rãi, thậm chí có thể lùi thời hạn thông xe, để có thêm thời gian nghiên cứu, khảo sát và tổ chức phân luồng một cách hiệu quả nhất.

Về lâu dài, cần sớm đầu tư hoàn thiện toàn tuyến đường Vành đai 2 theo vòng tròn khép kín, để không còn những điểm nghẽn như tại đường Láng hiện nay, khả năng lưu thoát của toàn tuyến mới được đảm bảo./.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Ở cái tuổi 70 nhưng bà Huỳnh Thu Tặng ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vẫn miệt mài làm việc tử tế. Hơn 5 năm gắn bó với công việc quét rác, cắt dọn cỏ làm đẹp đường quê, phần thưởng lớn nhất bà nhận lại là lời cảm ơn từ bà con lối xóm và người đi đường.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Hiện nay, tại nhiều khu vực, từ đô thị đến nông thôn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn tác động lớn đến cuộc sống của người dân.