Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Khởi nghiệp và chiếc áo mới của nông nghiệp ĐBSCL

Kim Loan : Chủ nhật 01/01/2023, 15:54 (GMT+7)

Khi chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp thì ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức như: canh tác lạc hậu – manh mún, ô nhiễm môi trường, chất lượng và sản lượng không song hành… dẫn đến hàng hóa thiếu tính cạnh tranh...

Năm 2018, ở Trà Vinh, giá dừa tươi thấp mức chạm đáy 20.000/chục (chục=12 trái) mà vẫn không có người mua. Là địa phương có diện tích trồng dừa nhiều thứ 2 ở Việt Nam với trên 25.000 hecta nhưng nông dân Trà Vinh vẫn không thể làm giàu từ cây tài nguyên bản địa này. Bối cảnh ấy, anh Phạm Đình Ngãi – thạc sĩ chuyên ngành công nghệ thực phẩm “bỏ phố về quê” và chọn hoa dừa để khởi nghiệp với sản phẩm Mật hoa dừa Sokfarm.

Đặc thù mật hoa dừa là thực vật thuần chay dành cho người tiểu đường, ăn kiêng, lớn tuổi hay hoặc trẻ em. Từ đây, để có nguyên liệu, Đình Ngãi đã thu mua trữ lượng lớn mật hoa dừa, giúp tăng giá trị kinh tế nông hộ từ 3-5 lần và cải thiện sinh kế cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh. 3 năm nay, trung bình mỗi tháng Sokfarm tiêu thụ tới 15 tấn mật tươi.

Giá trị thành công cốt lõi của Sokfarm là xây dựng thương hiệu gắn với nghề truyền thống trồng dừa ở Trà Vinh. Giúp cho địa phương có một diện mạo mới phát triển kinh tế nông nghiệp, du lịch, cũng như kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hiện có.

Hành trình đi lấy mật hoa dừa của Sokfarm. Dự án khởi nghiệp của Sokfarm giúp tăng giá trị kinh tế cây dừa gấp 3 lần và cải thiện sinh kế của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh.

Hành trình đi lấy mật hoa dừa của Sokfarm. Dự án khởi nghiệp của Sokfarm giúp tăng giá trị kinh tế cây dừa gấp 3 lần và cải thiện sinh kế của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh.

Anh Phạm Đình Ngãi – Giám đốc điều hành công ty TNHH Trà Vinh Farm cho biết: Chúng tôi có mô hình để khách tham quan đến trải nghiệm việc lấy mật hoa dừa. Ngành nghề thu mật hoa dừa là ngành nghề truyền thống, muốn lấy được mật người ta phải massge hoa để mật ngọt tiết ra. Đồng thời, khách tham quan sẽ được tiếp cận văn hóa vùng miền, dễ dương của đồng bào Khmer tại Trà Vinh.

Còn tại Bến Tre, anh Trần Phúc Hậu đã dồn cả tâm huyết nghiên cứu và chế tạo thành công chế phẩm vi sinh từ bột bã mía, mang đến cải tiến đột phá cho ngành nuôi tôm Việt. Chế phẩm vi sinh bột bã mía là phụ phẩm của ngành sản xuất mía đường, nhưng khi sử dụng bột sẽ tạo môi trường cho vi sinh có lợi phát triển mạnh mẽ, lấn át hoạt động của những vi sinh vật gây hại cho tôm, giúp môi trường nuôi ổn định, không phát sinh dịch bệnh, con tôm được cải thiện và tăng cường sức đề kháng.

Anh Trần Phúc Hậu – người chế tạo thành công sản phẩm cho biết: Từ phân của ngành chăn nuôi, cộng với nguồn bả mía, rơm rạ và vỏ trái cây. Thực chất những nguồn này còn chứa nhiều dinh dưỡng phù hợp để ứng dụng cho ngành nuôi tôm nên tôi tận dụng nguồn phế phẩm này để nhân sinh tốt hệ vi sinh vật có lợi để ứng dụng cho ngành nuôi tôm và bồi bổ dinh dưỡng cho vùng đất nuôi tôm.

Sản phẩm khởi nghiệp của Đình Ngãi và Phúc Hậu có điểm chung đều là khởi nghiệp từ nông nghiệp, tận dụng nguyên liệu tự nhiên, ít ô nhiễm môi trường… tạo nên một phong trào thi đua khởi nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ĐBSCL. Xu thế khởi nghiệp cũng đã thay đổi từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp.

Ký cam kết về giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực nông nghiệp tại diễn đàn Mekong Starup lần I/2022

Ký cam kết về giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực nông nghiệp tại diễn đàn Mekong Starup lần I/2022

Theo Bộ NN&PTNN, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, biến động kinh tế toàn cầu nhưng xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn tăng và ước năm nay đạt trên 50 tỷ USD. Nhưng điểm nghẽn lớn nhất của nông nghiệp ĐBSCL là còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa ứng dụng nhiều công nghệ cao, giá trị còn thấp và gây ảnh hưởng đến môi trường.

Vì vậy, việc phát triển nông nghiệp hiện đại cho hiệu quả cao và theo hướng xanh, phát thải thấp với giá trị cao, ứng dụng nguyên lý tuần hoàn, sinh thái là điều quan trọng và được chỉ rõ trong chiến lược nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030.

Nông nghiệp ĐBSCL hiện đại là phải áp dụng theo định hướng cơ giới hóa đồng bộ vào các khâu của quá trình sản xuất là phát triển nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông nghiệp tuần hoàn ở ĐBSCL chính là để nâng cao giá trị, biến phụ phẩm thành tài nguyên tái tạo để tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giá trị.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng: Nông nghiệp xanh giảm phát thải của ĐBSCL đây là yêu cầu vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững, giảm thiểu biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, carbon thấp đòi hỏi sử dụng ít năng lượng hơn nâng cao hiệu quả sử dụng của các vùng tài nguyên và chuyển sang nguồn năng lượng carbon thấp, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng bền vững các vùng tài nguyên thiên nhiên. Đây là định hướng quan trọng cũng là yêu cầu bắt buộc cho nông nghiệp, vì hiện nay nhiều quốc gia sẽ đánh thuế, đưa ra các điều kiện cho nông sản muốn nhập khẩu vào nước họ là cần chứng minh được sản xuất theo quy trình giảm phát thải được canh tác bền vững.

Để “thay chiếc áo mới” cho vùng ĐBSCL mà bắt đầu từ nông nghiệp thì vùng phải khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất, áp dụng  biện pháp hữu cơ, sạch để vươn ra thị trường thế giới. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ 1,6 triệu hecta lúa ở ĐBSCL thì cần phải định hướng bao nhiêu ha theo chương trình phát thải thấp và việc này cần phải cụ thể.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Chúng ta phải cùng nhau đi, không chỉ giữa nhà kho học, nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp mà còn cả giữa các địa phương và xa hơn là giữa Việt Nam với thế giới. Bây giờ 1 hecta lúa mình thu được 6 tấn lúa trong khi đó cũng phát thải carbon thì cái này các tổ chức quốc tế cũng cần đồng hành vào để cùng Việt Nam xử lý.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm các gian hàng với sản phẩm khởi nghiệp ở ĐBSCL 'trình làng' trong diễn đàn Mekong Starup lần I/2022

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm các gian hàng với sản phẩm khởi nghiệp ở ĐBSCL "trình làng" trong diễn đàn Mekong Starup lần I/2022

Vào ngày 20/12 vừa qua, diễn đàn Mekong Starup lần I/2022 tại Đồng Tháp với chủ đề “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp”, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã ký cam kết với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực nông nghiệp, xây lộ trình hành động mạnh mẽ, quyết liệt để đồng hành cùng Chính phủ trong nỗ lực hiện thực hóa những cam kết giảm phát thải được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP 26.

Đồng thời, Mekong Starup lần I/2022 cũng là một diễn đàn hiệu triệu, tập hợp, thúc đẩy khí thế, hành động của cả hai khu vực công – tư nhằm giới thiệu, quảng bá những sản phẩm, dịch vụ điển hình từ hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo khu vực tới các chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý nhằm thu hút giới đầu tư tìm kiếm cơ hội hợp tác với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Các sản phẩm khởi nghiệp ở ĐBSCL đã 'trình làng' trong diễn đàn Mekong Starup lần I/2022

Các sản phẩm khởi nghiệp ở ĐBSCL đã "trình làng" trong diễn đàn Mekong Starup lần I/2022

ĐBSCL là một trong những vùng kinh tế trọng điểm với gần 60.0000 doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp  95% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng và 70% sản lượng trái cây của cả nước. Nhưng vùng vẫn bị đánh giá là khu vực nghèo.

Bằng mọi nỗ lực vượt lên trên khó khăn, mấy năm gần đây, ĐBSCL chứng kiến những “cơn lốc” đổi thay thể hiện qua các dự án khởi nghiệp của trí thức trẻ, đóng góp hiệu quả trong phát triển nông nghiệp.

Tiếp tục khí thế “khởi nghiệp để thay áo mới cho nông nghiệp”, dù có gian nan Vùng vẫn không nản. Đây cũng là nội dung của bài bình luận sau, mời quý thính giả lắng nghe.

Hành trình đi lấy mật hoa dừa của Sokfarm. Dự án khởi nghiệp của Sokfarm giúp tăng giá trị kinh tế cây dừa gấp 3 lần và cải thiện sinh kế của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh.

Hành trình đi lấy mật hoa dừa của Sokfarm. Dự án khởi nghiệp của Sokfarm giúp tăng giá trị kinh tế cây dừa gấp 3 lần và cải thiện sinh kế của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh.

Theo số liệu khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, số lượng doanh nghiệp ở ĐBSCL tăng trưởng rất chậm, bình quân khoảng 580 người dân mới có 1 doanh nghiệp. Cũng qua khảo sát và phân tích cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp khu vực ĐBSCL kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, có quy mô nhỏ và vừa rất dễ bị tổn thương trước áp lực cạnh tranh về vốn, đầu tư đổi mới công nghệ, quản trị nguồn nhân lực. Chính những hạn chế này là rào cản cho sự nhập cuộc khởi nghiệp.

Thế nhưng, với một tư duy mới, phải tạo ra sắc thái riêng của vùng, các ngành chức năng, doanh nghiệp ĐBSCL nhiều năm nay đã và đang sát cánh giúp người dân vượt qua khó khăn để khởi nghiệp. Mọi ý tưởng khởi nghiệp dù lớn hay nhỏ đều thể hiện khát khao vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân và xã hội.

Năm 2016 được Chính phủ chọn là năm quốc gia khởi nghiệp. Ngay thời điểm này, các tỉnh ĐBSCL đã nhanh chóng xây dựng chương trình khởi nghiệp cho riêng mình. Dưới sự chứng kiến của Chính phủ, tỉnh Bến Tre tổ chức Ngày hội "Bến Tre Đồng Khởi khởi nghiệp" và chính thức trở thành địa phương khởi nghiệp mới của cả nước.

Đến nay, tỉnh đã thu hút được 45 ý tưởng, 22 dự án khởi nghiệp trong nông nghiệp như: Ủ phân bò Ba Tri bằng phương pháp Compost; dự án sản xuất chế phẩm vi sinh từ bột bã mía, ý tưởng phát triển toàn diện du lịch Việt từ ứng dụng Android "Viet Nam Tour". Tỉnh đã thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp 100% từ nguồn huy động xã hội hóa hơn 10 tỷ đồng nhằm hỗ trợ vốn ban đầu giúp thanh niên, người dân triển khai những ý tưởng, dự án sáng tạo khởi nghiệp khả thi.

Nói như vậy để thấy rằng, khởi nghiệp cũng có lắm gian nan thách thức, phải cần hỗ trợ vốn và tiếp sức từ các ngành… nhưng khởi nghiệp cũng chưa bao giờ là muộn. Chỉ cần nỗ lực, sáng tạo thì ít nhiều sẽ tạo ra được giá trị riêng. Để phong trào khởi nghiệp ở ĐBSCL duy trì bền lâu và nhân rộng thì cần nhất là công tác tập hợp, đoàn kết và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Sau dịch COVID-19, các địa phương ĐBSCL vẫn luôn đồng hành cùng các startup trong các dự án khởi nghiệp bằng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ. Đơn cử như là thường xuyên gặp gỡ, tập huấn, bồi dưỡng, truyền đạt những kinh nghiệm về kỹ năng, hỗ trợ về những bao bì sản phẩm và kết nối để làm sản phẩm ngày càng tốt hơn.

16 trường đại học ở ĐBSCL cũng đang mở rộng các ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho công tác phát triển kinh tế của vùng.

Quyết định 188 của Thủ tướng Chính phủ muốn nâng cấp và mở rộng hoạt động của hệ sinh thái ra nhiều hơn, trong đó thúc đẩy thành lập những trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chuyên sâu hơn. Kết nối mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rộng mở hơn gồm cả các nguồn lực quốc tế, đặc biệt là kiều bào ở nước ngoài.

Nhưng khởi nghiệp vùng ĐBSCL cũng cần một chính sách đặc thù để vững vàng bước qua những khó khăn thách thức. Với những thành quả ban đầu, hy vọng phong trào khởi nghiệp ở ĐBSCL sẽ được nhân rộng để góp phần đưa nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung của ĐBSCL ngày một phát triển và vững vàng. Khi nhắc đến ĐBSCL, cả nước sẽ nhớ đến những sản phẩm khởi nghiệp ấn tượng và có niềm tin về một môi trường kinh doanh thuận lợi.

Kim Loan /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.