Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Huyền thoại “Cánh đồng chó ngáp”

Kim Loan: Thứ tư 20/11/2024, 17:08 (GMT+7)

Trong lịch sử khẩn hoang của Nam Bộ có một địa danh nổi tiếng khắc nghiệt. Thời khai phá, nơi đó “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh”.

Thời Pháp thuộc, nông dân sống cảnh “một cổ hai tròng”, cầm phảng nổi dậy chống ách áp bức - bóc lột của địa chủ. Thời hòa bình, nông dân trụ lại bắt tay kiến thiết, đưa đất hoang du trở thành vùng đất bạt ngàn, màu mỡ. Vùng đất đó tên là “Cánh đồng chó ngáp”.

'Cánh đồng chó ngáp' khi xưa là 'vương quốc' len trâu của miền Tây. Cũng từ cái nghề chăn trâu thuê mà cánh 'mục đồng' năm xưa ai cũng thành tỷ phú ngày nay với sức lao động bền bỉ, nhạy bén chuyển đất hoang thành đất trồng lúa nuôi tôm. ( Ảnh báo Đại Đoàn Kết)

"Cánh đồng chó ngáp" khi xưa là "vương quốc" len trâu của miền Tây. Cũng từ cái nghề chăn trâu thuê mà cánh "mục đồng" năm xưa ai cũng thành tỷ phú ngày nay với sức lao động bền bỉ, nhạy bén chuyển đất hoang thành đất trồng lúa nuôi tôm. ( Ảnh báo Đại Đoàn Kết)

“Cánh đồng chó ngáp” là biệt danh của vùng đất rộng lớn hàng nghìn hecta, trải dài qua 04 xã, thuộc 04 huyện, của 03 tỉnh, đó là: xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu); xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long (Bạc Liêu); xã Tân Phú, huyện Thới Bình (Cà Mau) và xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang).

Theo các cố cựu của vùng đất này, thời khẩn hoang, đất bị phèn nặng, chỉ có lác mọc xen kẽ với những cánh rừng tràm. Ðến thời Pháp thuộc, tràm bị khai thác hết, bỏ lại cánh đồng hoang tàng ngập mình trong lau, sậy. Nó rộng lớn đến độ không người nào có thể đi một lần mà qua được. Con chó nào đi theo chủ băng qua cánh đồng này đều phải lè lưỡi thở dốc, ngáp ngắn, ngáp dài. Bởi vậy, người xưa mới ví von gọi vùng đất này là “Cánh đồng chó ngáp” - nơi lưu dấu hình ảnh khốn khó, gian khổ của người xưa trong cuộc Nam tiến khai ấp, lập làng.

Cánh đồng Tôm - Lúa nằm trong bán kính 'Cánh đồng chó ngáp' hôm nay trúng mùa, trúng giá, nông dân bội thu tiền lời. ( Ảnh: Báo Thanh Niên)

Cánh đồng Tôm - Lúa nằm trong bán kính "Cánh đồng chó ngáp" hôm nay trúng mùa, trúng giá, nông dân bội thu tiền lời. ( Ảnh: Báo Thanh Niên)

Ông Võ Thanh Xuân - Bí thư Đảng ủy thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang cho biết:

                               Tới đây xứ sở lạ lùng

                               Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê

Ngụ là ý nói “Cánh đồng chó ngáp”, vùng này hồi xưa nước nhiễm phèn, mặn. Theo lời của các cụ cao niên thì xưa có nhiều muỗi và cá sấu, hoang vu lắm. Một vùng đất khô cằn nên người dân xứ khác đến đây lập nghiệp rất vất vả và cực khổ”.

“Cánh đồng chó ngáp” thuở sơ khai rất hiếm nước ngọt, gà gáy cứ gáy, chó chạy cứ chạy, ít ai nghe, chẳng ai để ý. Cả vùng chỉ kiếm nổi 10 hộ dân bám trụ dựng nhà, phần lớn là người xứ khác đến đây cắm sào làm ăn, nhưng cũng liên tục “chạy làng” vì canh tác mỗi công đất chỉ đong đầy một táo lúa.

Nhưng cũng chính độ khắc nghiệt của thổ nhưỡng chốn này đã vô tình hình thành nên bức tranh đồng quê yên ả, rồi từ đó nông dân mới giàu có chính từ ruộng nhà. 

Ngã tư Cạnh Đền của 'Cánh đồng chó ngáp' ngày nay, nhiều nhà tường mọc lên san sát. ( Ảnh: báo Đại Đoàn Kết)

Ngã tư Cạnh Đền của "Cánh đồng chó ngáp" ngày nay, nhiều nhà tường mọc lên san sát. ( Ảnh: báo Đại Đoàn Kết)

Mùa nắng đồng nóng cháy da, mưa xuống đồng mênh mông nước, chuột với rắn tháo chạy vào làng tìm nơi ẩn náo. Chỉ có trâu mới trụ nổi, cánh đồng trở thành nơi “lý tưởng” để giới “mục đồng” hành nghề chăn trâu mướn.

Từ tháng 8 đến khoảng giữa tháng 12 hàng năm, cả một cánh đồng mênh mông chỉ toàn là cỏ lau xanh mướt. Hàng nghìn con trâu của cư dân miệt Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang… kéo về tìm thức ăn sau mùa cày bừa kết thúc. Đây cũng là lúc người dân bản xứ vào mùa chăn trâu thuê. Trên dưới 6 giạ lúa cho một cặp trâu giữ thuê, vì vậy có người nhận giữ vài trăm con nên có lúa chứa trong nhà cả năm.

"Hồi đó mình đi kiếm ruộng sinh sống, rủ nhau đi cả đoàn, làm hoài thấy không khá cái bỏ đi xứ khác. Hồi đó kinh ở đây cạn lắm, toàn đẩy chống ghe chứ không có chèo được"

“Cánh đồng chó ngáp” toàn là dân ở để giữ trâu mướn, một người giữ ít là 40 đôi, nhiều là mấy trăm đôi"

"Nhờ bác Võ Văn Kiệt chỉ đạo đào kinh nên toàn dân được hưởng. Mặn, chua đều xử lý, dân làm ăn thấy phát triển từ con tôm và cây lúa"

Ấp Nhà Lầu, địa danh hành chính tại 'Cánh đồng chó ngáp', phần lớn đều nhà các dãy biệt thự mi-ni do nông dân làm nông nghiệp mà dư giả cất nhà. ( Ảnh: báo Đại Đoàn Kết)

Ấp Nhà Lầu, địa danh hành chính tại "Cánh đồng chó ngáp", phần lớn đều nhà các dãy biệt thự mi-ni do nông dân làm nông nghiệp mà dư giả cất nhà. ( Ảnh: báo Đại Đoàn Kết)

Dấu mốc quan trọng để “Cánh đồng chó ngáp” chuyển mình bắt nguồn từ chủ trương ngọt hóa bán đảo Cà Mau được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo thực hiện. Tuyến kênh kết hợp với giao thông đường bộ Quản lộ Phụng Hiệp được đào mới, mở rộng, dẫn nước ngọt từ dòng sông Hậu đổ về các kênh nhỏ Một Ngàn, Hai Ngàn, Ba Ngàn, giúp tháo chua, rửa phèn.

Từ “sương lam chướng khí”, đồng chó ngáp một bước biến thành “bờ xôi ruộng mật” nhờ vào trí tuệ nhạy bén và đôi tay cần cù lao động của nông dân cố cựu chốn này.

Sau khi dẫn nước vào đồng ruộng để thao mặn, rửa phèn thành công, cánh “mục đồng” năm xưa bắt đầu công cuộc “đổi đời” trở thành tỷ phú. Năm 1995, Nhà nước cho đào kinh, người dân lên liếp trồng khóm. Tới năm 2000 bắt đầu nuôi tôm. Mô hình “con tôm ôm cây lúa”; lúa - cá- tôm; lúa – cua – tôm… lần lượt xuất hiện, được mùa trúng giá. Thu nhập của các hộ nuôi thủy sản ở đây ít nhất 1 tỷ đồng/năm.

Ngoài lúa thì tôm cũng là sản phẩm chủ lực của 'Cánh đồng chó ngáp' hôm nay. ( Ảnh: báo Đại Đoàn Kết)

Ngoài lúa thì tôm cũng là sản phẩm chủ lực của "Cánh đồng chó ngáp" hôm nay. ( Ảnh: báo Đại Đoàn Kết)

Ông Lê Thanh Tâm – Phó Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang cho biết: “Yếu tố đem lại lợi nhuận cho nông dân chủ yếu là về mặt tự nhiên và điều kiện thời tiết cộng với sự cần cù của người dân trong sản xuất. Nói chung ai cũng hài lòng cao với việc phát triển sản xuất ở đây hết. Đời sống tinh thần cũng nâng lên nữa”.

Giàu có, nông bắt đầu xây nhà lầu, danh sách các “tỉ phú đồng năn” cứ dài thêm theo năm tháng. Chạy dọc hai bờ sông kênh Phó Sinh-Cạnh Ðền và kênh Bạch Ngưu qua địa bàn ấp Thị Mỹ có đến hàng trăm căn biệt thự mi-ni mới toanh đã mọc lên.

Chương trình điện khí hóa nông thôn, từ năm 2000, điện đài kéo về đây phát triển phủ khắp giúp “Cánh đồng chó ngáp” thuở nào bừng sáng, sầm uất, phát triển mạnh hơn vùng nông thôn khác.

Rất nhiều nông dân đạt danh hiệu sản xuất giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, có cả nông dân sản xuất giỏi cấp trung ương qua các mô hình nuôi tôm, cua, ba ba, cá sấu, rắn…

Có thể kể những cái tên đã thành danh tỷ phú, như: Phan Văn Nam, Nguyễn Hoàng Lựu, Nguyễn Văn Gìn, Hồ Văn Sang. Phần lớn chủ nhân của những căn biệt thự đều là lão nông có nét mặt đầy khắc khổ vì một thời vật lộn với đồng đất quê nghèo.

Nông thôn mới nơi 'Cánh đồng chó ngáp' ( Ảnh: báo Đại Đoàn Kết).

Nông thôn mới nơi "Cánh đồng chó ngáp" ( Ảnh: báo Đại Đoàn Kết).

Ông Võ Thanh Xuân - Bí thư Đảng ủy thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang cho biết: “Người dân ở định danh “Cánh đồng chó ngáp” rất biết ơn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Bác lưu trú và làm việc ở đây một thời gian dài nên rất am hiểu phong tục, tập quán của bà con nơi đây. Từ đó khi làm Thủ tướng thì Bác đã trăn trở, có giải pháp thủy lợi nội đồng khơi thông dòng chảy, từ đó mới ngọt hóa và thay đổi phương thức sản xuất giúp nông dân “Cánh đồng chó ngáp” giàu lên như hôm nay”.

Biệt danh “Cánh đồng chó ngáp” giờ đây đã đi vào dĩ vãng, hàng loạt mỹ danh mới đã xuất hiện để thay thế. Trong đó có nhiều mỹ danh đã trở thành tên ấp, điển hình như ấp Nhà Lầu. Vùng đất vắng vẻ xưa kia giờ đây là nơi quy tụ của rất nhiều người, tạo nên một diện mạo nông thôn hoàn toàn mới.

Ngẫm lại, nơi giáp ranh, giao thoa giữa các địa phương vẫn có thế mạnh riêng mà “Cánh đồng chó ngáp” là một câu chuyện khắc sâu vào đời sống của bao thế hệ ở xứ sở Cạnh Đền.

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giáng sinh màu lửa

Giáng sinh màu lửa

Một Noel an lành đang đến, đường phố Hà Nội tấp nập, đông vui. Trong niềm vui ấy, người Hà Nội không quên ngày Noel lịch sử năm 1972 – ngày “Giáng sinh màu lửa”, nhắc nhở người Việt Nam niềm tự hào về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu.

Mập mờ thu phí gửi xe không dùng tiền mặt

Mập mờ thu phí gửi xe không dùng tiền mặt

Từ giữa năm 2024, TP. Hà Nội đã thí điểm triển khai trông giữ xe không dùng tiền mặt. Mô hình này được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho người dân và minh bạch trong thu phí trông giữ phương tiện.

Phố phường cuối năm

Phố phường cuối năm

Chỉ còn vài ngày nữa sẽ sang năm mới. Bước ra phố, không khi tấp nập, vội vã, nhưng cũng mang đầy hương vị của năm mới cận kề...

Hà Nội: Thêm tuyến đường, phố đủ điều kiện trông xe, tổ chức thế nào không ùn tắc?

Hà Nội: Thêm tuyến đường, phố đủ điều kiện trông xe, tổ chức thế nào không ùn tắc?

Mới đây, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Xử lý kịp thời hàng chục 'điểm đen', đảm bảo ATGT hệ thống quốc lộ phía Bắc

Xử lý kịp thời hàng chục "điểm đen", đảm bảo ATGT hệ thống quốc lộ phía Bắc

Hàng chục điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT đã được xử lý khắc phục kịp thời, công tác bảo trì sửa chữa thường xuyên, xử lý cầu yếu và tăng cường chất lượng mặt đường tại các tuyến quốc lộ khu vực phía Bắc về cơ bản hoàn tất, giúp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo TTATGT, đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết.

Xóa bỏ 45 điểm tập kết rác ban ngày tại quận Hoàn Kiếm

Xóa bỏ 45 điểm tập kết rác ban ngày tại quận Hoàn Kiếm

Công tác xóa bỏ điểm tập kết rác ban ngày đồng thời chỉ tổ chức thu gom rác thải 1 lần/1 ngày vào sau 19 giờ đã giúp quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) dỡ bỏ 45 điểm tập kết rác ban ngày, mang lại diện mạo đô thị sạch đẹp và khang trang cho khu vực trung tâm Thủ đô.

Người đàn ông 10 năm kể chuyện sử trong trường học

Người đàn ông 10 năm kể chuyện sử trong trường học

Nhắc đến Đại tá Võ Tấn Dũng, nhiều người dân ở đất Tây Đô (TP. Cần Thơ) đều biết đến, bởi ông là một cán bộ hưu trí gần gũi, dễ bắt chuyện và đang thực hiện tâm niệm: Dành trọn cuộc đời mình làm nhiều việc ý nghĩa cho đồng đội năm xưa và thế hệ trẻ hôm nay.