Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Hồi sinh lúa mùa nổi

Kim Loan: Thứ hai 07/10/2024, 21:12 (GMT+7)

Ở ĐBSCL, nếu vùng duyên hải có đầm nuôi tôm san sát thì phía thượng nguồn có ruộng đồng thẳng cánh cò bay.

Gần một nửa thời gian trong năm, các cánh đồng này ngập trắng trong nước với một “điểm nhấn” khác biệt, có lúa mùa nổi vươn lóng sinh sôi. Không mang vẻ đẹp “tuyệt phẩm giai nhân”, nhưng lúa mùa nổi vẫn óng ánh sắc vàng, kiên cường vươn lên mặt nước lũ. Khi giống lúa cao sản ngắn ngày phổ biến thì lúa mùa nổi trở nên lép vế. Nhưng cứ mỗi độ mùa nước về, nhìn đồng xưa, người ta lại nhớ về lúa mùa cũ.

Lúa mùa nổi bội tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Lúa mùa nổi bội tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Lạc vào lịch sử cây lúa nước, châu thổ Cửu Long ghi nhận một loại lúa có sức sống hầu như vô tận đó là cây lúa mùa nổi, cây lượng thực chủ lực của miền Nam trước năm 1975. Sách Tân Châu xuất bản năm 1966 của tác giả Nguyễn Văn Kiềm ghi lại, trước năm 1918, nông dân miền Tây chỉ biết làm ruộng cấy theo lối cổ truyền.

Đến mùa nước đổ, ruộng đồng ngập sâu, người dân mất mùa. Khi đó, ông Phan Văn Vàng, người buôn xứ Châu Đốc đã sang Cao Miên mua giống lúa mùa về bán lại cho nông dân trồng thử. Kết quả, mực nước trung bình từ 1m-3m thì cây lúa phát triển tốt. Lũ lên cao nhưng tốc độ chậm thì cây lúa vẫn theo kịp để thích nghi. Việc làm này đã tạo ra bước ngoặt “lịch sử” cho nền nông nghiệp lúa nước ở miền Nam, chuyển từ lúa cấy sang lúa sạ có đặc tính “nổi”, cho năng suất ổn định, góp phần quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho cả miền.

Ông Lê Thanh Phong, Phó Viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu - trường đại học An Giang cho biết “cấu tạo” cơ thể của lúa mùa nổi: “Bản chất đây là một loại lúa mùa, nhưng vươn mình được trong nước nổi, trổ ở giai đoạn tháng 10 âm lịch (đêm dài, ngày ngắn). Bản thân nó chứa một loại gen vươn lóng trong lũ, lũ cao đến đâu, lúa vươn đến đó và thích nghi tốt trong điều kiện lũ. Loại này trồng trong điều kiện đất cạn, vài tấc nước cũng phát triển nhưng cần phân bón. Còn trồng trong điều kiện lũ, vùng giáp với kênh rạch, đón được phù sa thì không cần phân bón và năng suất đạt được 3 tấn/hecta”.

Lúa mùa nổi hiện bán với giá 15.000/kg lúa và 100.000/kg gạo.

Lúa mùa nổi hiện bán với giá 15.000/kg lúa và 100.000/kg gạo.

Theo ông Lê Thanh Phong, lúa mùa nổi có tên khoa học là Floating Rice - loài lúa vượt lên mặt nước. Loại lúa này có nhiều giống khác nhau, từ: Nàng tây, Nàng đùm, Nàng son, Nàng rừng, Nàng phượt, Tàu binh, Chệt cụt… đến nếp Rằn và nếp Cô Ba. Từ xa xưa đến ngày nay, lúa mùa nổi được ca ngợi là giàu dinh dưỡng, sạch vì sống “thuận thiên”, không phân bón. Thời hoàng kim của lúa mùa nổi là từ năm 1920 đến năm 1960 với trên 500.000 hecta được trồng tại vùng Tứ giác Long Xuyên (gồm tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ) và Đồng Tháp Mười (gồm Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An).

Cơ chế sinh học của cây lúa mùa nổi độc đáo ở điểm, lúa tự ngậm sương mà nẩy mầm, nước lên tới đâu lúa vươn lóng từ 5m-7m để đơm bông, kết hạt. Đầu tháng 3 âm lịch, dù có mưa hay không, nông dân vẫn cày đất, đem lúa giống sạ đều. Tháng 4 mưa xuống, hạt nảy mầm, lúa mạ xanh rì vươn mình khỏi đất. Đến tháng 5, nước sông đục ngầu do lũ, lúa mùa hưởng hết phù sa. Nông dân cứ để mặc cho lúa phát triển, khi lũ rút, thân lúa nằm rạp trên mặt ruộng, vô mùa thu hoạch là giáp Tết hằng năm.

Ông Nguyễn Hữu Ái, người gốc Cần Thơ đến xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trồng lúa mùa nổi kể lại: “Ngày xưa đất ở đây còn hoang dã nên chúng tôi đến đây lập nghiệp, 2001 lên đây ở là chọn cây lúa mùa nổi. Tháng 8 nước nổi, trồng lúa mùa, nước tới đâu lúa vươn tới đó. Mấy loại lúa Thần Thông vậy chứ sức sống vươn lên khỏi lũ thua xa lúa mùa nổi. Cái được nhất của nghề trồng lúa mùa nổi là thu hoạch xong cứ để đất nguyên vẹn mà sạ lại rẫy khoai mì. Đặc biệt trồng lúa này, đốt rơm làm phân hạ phèn cho đất, một lần đốt rơm tương đương với một kỳ rải phân”.

Gạo lúa mùa nổi có màu ửng đỏ, thân hình vừa vặn, không ngắn, không dài. Nước vo gạo có màu đỏ lợt, dùng rửa mặt giúp da mặt ít mụn, mịn màng. Còn nước cơm thì quậy đường uống thay cho sữa. Loại gạo này khô cứng nên khó đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, nhưng để chế biến phở, bún, miến… thì cực kỳ phù hợp. Cơm lúa màu nổi khi ăn chung với khô sặc hoặc đậu phộng rang sẽ có cảm giác ngọt lừ cả miệng.

Vùng Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười là 2 nơi còn đang trồng giống lúa mùa nổi. Với đặc tính vươn lóng cao trong lũ.

Vùng Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười là 2 nơi còn đang trồng giống lúa mùa nổi. Với đặc tính vươn lóng cao trong lũ.

Ông Lê Thanh Phong, Phó Viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu - trường đại học An Giang cho biết thêm: “Trong hạt gạo chứa đến 28% lượng tinh bột, người ta rất thích màu đỏ của hạt gạo vì đây là chất chống oxy hóa cho cơ thể con người. Người ta ăn để thực dưỡng”.

Đến năm 1978, lúa mùa nổi lâm cơn bĩ cực vì vướng trận lụt lớn, đã nhấn chìm toàn bộ ruộng đồng. Thiếu lương thực phải ăn độn bo bo, Nhà nước cho chủ trương bao đê, tăng vụ. Làm 2 vụ, rồi 3 vụ trong năm bằng giống cao sản, chẳng bao lâu đã cung cấp đủ lương thực cho quốc dân cả nước rồi tiến tới xuất khẩu. Cũng từ đó, nông dân ĐBSCL chọn trồng giống cao sản ngắn ngày, gạo dẻo thơm, năng suất 5-6 tấn/hecta. Cây lúa mùa nổi “ẩn mình” như một quy luật.

Gạo lúa mùa nổi màu đỏ, chứa 28% lượng tinh bột. Được đánh giá là gạo giàu dinh dưỡng và sạch vì không có phân bón hóa học.

Gạo lúa mùa nổi màu đỏ, chứa 28% lượng tinh bột. Được đánh giá là gạo giàu dinh dưỡng và sạch vì không có phân bón hóa học.

Cho đến năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị quyết số 120 Về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu đã giúp “hồi sinh” giống lúa mùa nổi. Năm 2020, Viện Biến đổi khí hậu - trường Đại học An Giang đã lập Dự án “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các giống lúa mùa phù hợp với môi trường ngập lũ ĐBSCL”.

Trong đó, bảo tồn thành công giống lúa mùa nổi. Viện cũng đang lai tạo giống lúa mùa nổi “phiên bản” mới để thỏa 2 điều kiện thị trường và môi trường. Theo quan điểm của Viện, phải “hồi sinh” và nhân rộng diện tích lúa mùa nổi để tạo không gian chứa lũ. Trong bối cảnh bao đê dày đặc hiện nay, những cánh đồng hằng chục năm không được xả lũ sẽ ngộ độc đất và khiến lúa thất mùa. Chính vì thế, có lúa mùa, chịu được thời gian dài, nhiều cánh đồng đón lũ để xả phèn. Đây là một trong những giải pháp sản xuất “thuận thiên”, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về nhu cầu thị trường, cũng chính vì gạo lúa mùa nổi quá khô nên không được nhiều người tiêu dùng lựa chọn nhưng đổi lại đó là “gạo sạch”. Năng suất bình quân lúa nổi chỉ đạt 1,2 tấn/hecta, nhưng giá bán cao hơn gấp đôi các giống khác, ở vào khoảng 15.000 đồng/kg lúa và 100.000 đồng/kg gạo. Chính vì thế, Viện Biến đổi khí hậu - trường Đại học An Giang đang nỗ lực lai giống lúa mùa nổi mới, cho năng suất trên 3 tấn/hecta, thơm và mềm hơn giống thuần chủng.

Cánh đồng lúa mùa nổi tại xã Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang

Cánh đồng lúa mùa nổi tại xã Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang

Ông Lê Thanh Phong, Phó Viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu - trường đại học An Giang cho biết: “Mình sử dụng giống lúa bản địa kết hợp với các giống thơm để lai tạo lại lúa mùa nổi theo hướng hiện đại, thiên về đặc tính thơm, mềm và dễ ăn hơn lúa mùa truyền thống. Đây là nhóm lúa trung bình, khi lai tạo giống mới thì chọn giống bố là hạt dài, giống mẹ là hạt trung bình. Khả năng kết quả sau này sẽ cho giống lúa mùa nổi mới hạt dài, thơm và dẻo”.

Việc “hồi sinh” hệ sinh thái lúa mùa nổi còn được xem là giải pháp nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường. Đồng thời, tạo sinh kế ổn định cho người dân mỗi mùa nước nổi.

"Đồng Tháp đánh giá lúa mùa nổi rất phù hợp cho huyện Tân Hồng để sản xuất vụ Thu Đông. Rất ít phân thuốc, kháng bệnh, vượt theo nước nên không sợ chìm"

"Ở vùng Tri Tôn thì người da bảo tồn giống lúa này với diện tích 200 hecta. Ở Chợ Mới thì duy trì 20 hecta, đây là những hộ dân ở Cồn Phước, truyền thống của họ là thích ăn gạo lúa mùa nổi nên duy trì trồng từ năm này qua năm khác"

"Chúng tôi tranh thủ mùa lũ bỏ không thì tiếc, nên cứ trồng lúa mùa, nuôi cá thêm trong ruộng để tìm sinh kế mùa lũ"

Hiện lúa mùa nổi thu hoạch được để dành chà gạo ăn trong nhà. Chỉ dư đôi chút nông dân mới bán ra ngoài với sản lượng tầm 150 tấn/năm.

Hiện lúa mùa nổi thu hoạch được để dành chà gạo ăn trong nhà. Chỉ dư đôi chút nông dân mới bán ra ngoài với sản lượng tầm 150 tấn/năm.

Trong khi kỷ niệm đẹp về lúa mùa nổi phần nhiều đã nhạt nhòa do sự thay thế của lúa ngắn ngày thì ở một số nơi, như: huyện Tri Tôn – An Giang và huyện Vĩnh Hưng – Long An, huyện Tân Hồng – Đồng Tháp… nông dân vẫn còn gắn bó với cây lúa này. Lúa thu hoạch được để dành chà gạo ăn trong nhà, chỉ dư đôi chút họ mới bán ra ngoài với sản lượng tầm 150 tấn/năm, xem như đây là cách nông dân lưu giữ món quà quý mà ông bà đã để lại.        

Dòng đời lúa mùa nổi “đi vắt” qua 2 mùa mưa nắng, gói trọn vẹn đời sống văn hóa đồng bằng kể cả người Kinh và người Khmer Nam Bộ. Dù có bao năm tháng xa rời với mùi bùn, đồng rạ nhưng hình ảnh những mùa lúa nổi vẫn dịu dàng trôi qua miền nhớ. Cây lúa đã “tái sinh” nền nông nghiệp lúa nước ĐBSCL, cứu đói, thoát nghèo… đó là lúa mùa nổi!

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Lại gấp rút giải ngân vốn đầu tư công các công trình giao thông trọng điểm

TP.HCM: Lại gấp rút giải ngân vốn đầu tư công các công trình giao thông trọng điểm

Nhằm đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là đối với các công trình, dự án trọng điểm, UBND TP.HCM vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành liên quan cùng UBND các quận, huyện, yêu cầu đẩy mạnh thực hiện đợt cao điểm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Để phụ huynh không còn lý do

Để phụ huynh không còn lý do

Giải thích về hành vi giao xe máy cho con sử dụng khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, hầu hết phụ huynh đều đưa ra lý do như nhà xa, con phải đi học thêm nhiều, đi xe máy để con chủ động hơn trong việc đi lại.

Phản ứng của tài xế xe ôm, shipper về “thẻ hành nghề” phải xin dấu của phường

Phản ứng của tài xế xe ôm, shipper về “thẻ hành nghề” phải xin dấu của phường

Giấy xác nhận về hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe hai bánh, hay cách gọi khác là “thẻ hành nghề” dành cho xe ôm, shipper – Đây là nội dung đề xuất được UBND TP. Hà Nội đang xây dựng nhằm quản lý hoạt động này. Những tài xế xe ôm, shipper phản ứng thế nào về đề xuất này?

Hiệu quả từ việc đóng lối đi tự mở ở ‘điểm đen’ tai nạn đường sắt

Hiệu quả từ việc đóng lối đi tự mở ở ‘điểm đen’ tai nạn đường sắt

Theo thống kê của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn Hà Nội xảy ra 28 vụ tai nạn đường sắt, làm 10 người chết, 17 người bị thương. Dù số vụ giảm, nhưng số người chết tăng 25% so với cùng kỳ.

Vượt đèn đỏ chủ yếu trong Giờ cao điểm, quyết xử lý nghiêm

Vượt đèn đỏ chủ yếu trong Giờ cao điểm, quyết xử lý nghiêm

Tình trạng vượt đèn đỏ vẫn còn phổ biến tại nhiều nút giao của thủ đô, CSGT nhận định hành vi trên thuộc về lỗi ý thức người tham gia giao thông, việc vi phạm chủ yếu diễn ra vào các khung giờ cao điểm.

Thầy giáo quân hàm xanh vì trẻ em khó khăn

Thầy giáo quân hàm xanh vì trẻ em khó khăn

Trong bộ quân phục, Trung tá Vũ Trường Tính luôn là hình ảnh của một người lính dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Nhưng ít ai biết rằng, sau những giờ phút căng thẳng trên tuyến biên giới, anh lại trở về với một vai trò hoàn toàn khác: một người thầy tận tụy, mang tri thức đến cho trẻ em nghèo.

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đang gây hại đến sức khỏe con người

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đang gây hại đến sức khỏe con người

Hiện nay có quá nhiều chất gây ô nhiễm nhưng bụi mịn PM 2.5 là chất nguy hiểm nhất vì gây tác hại đến sức khỏe, hệ hô hấp, tuần hoàn và nó được ghi nhận là tác nhân gây ung thư.