Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Hàng trăm biệt thự ở Hà Nội bị bỏ hoang tăng giá, vì sao? (Phần 1)

Như Ngọc - Anh Thư: Thứ hai 14/10/2024, 19:50 (GMT+7)

Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại nhiều dự án ở Hà Nội trị giá hàng triệu USD đang bị bỏ hoang, gây lãng phí. Mặc dù dự án đã xây dựng xong hàng chục năm nay nhưng chỉ rất ít căn biệt thự, nhà liền kề có người sinh sống, số còn lại không có cư dân về ở.

Đáng nói dù rơi vào tình trạng hoang vắng nhưng các biệt này vẫn ghi nhận sự tăng trưởng về giá. 

Hàng trăm biệt thự trong dự án khu đô thị Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) đang trong tình trạng hoang vắng dù nằm tại vị trí đắc địa ở phía tây thủ đô. Ảnh: Tạp trí Tri thức

Hàng trăm biệt thự trong dự án khu đô thị Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) đang trong tình trạng hoang vắng dù nằm tại vị trí đắc địa ở phía tây thủ đô. Ảnh: Tạp trí Tri thức

Ngập tràn cỏ rác và rêu phong ở cửa chính;

Cỏ dại mọc um tùm, mặt sân xuống cấp;

Nhiều bể nước “bất đắc dĩ “ ngay trong chính hầm của những căn biệt thự có giá triệu đô sau mỗi trận mưa lớn.

Đó là thực trạng được phóng viên Kênh VOV Giao thông ghi nhận tại khu đô thị mới Dương Nội (Hà Nội) trong những ngày đầu tháng 10. Tại đây, hàng trăm biệt thự, liền kề bị bỏ hoang, rơi vào tình trạng hoang vắng, khiến các hạng mục hỏng hóc, xuống cấp theo thời gian, gây lãng phí nghiêm trọng.

Thậm chí, con đường dẫn vào các khu biệt thự này cỏ dại mọc cao quá đầu người, rác thải, đường xá xung quanh vắng vẻ, không bóng người qua lại… Các vòi nước, bể nước lộ thiên gãy vỡ, xuống cấp, nhếch nhác. Bên trong khu đô thị, nhiều căn được rao bán hoặc cho thuê làm văn phòng, nhưng cả năm vẫn không có người đến hỏi.

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội nhận định, tại Hà Nội, không ít dự án không có người sử dụng: "Tôi nhận thấy là Hà Nội đúng là có thực trạng là nhiều biệt thự chưa được đưa vào sử dụng. Điều này cho thấy một thực tế là việc không đưa các các bất động sản, biệt thự vào sử dụng, khai thác thì rõ ràng là lãng phí nguồn lực cho việc không sử dụng các bất động sản này". 

Cách khu đô thị Dương Nội không xa, khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn (Hà Đông) cũng đang có hàng loạt dãy nhà biệt thự, liền kề vắng bóng người ở. Đa phần, các khu nhà liền kề được cho thuê kho ở tầng 1 hoặc làm các văn phòng, song khá thưa thớt người dân sinh sống. Thậm chí, nhiều căn biệt thự không có cửa hay rào chắn bảo vệ, phía bên trong ngổn ngang rác thải, cây đổ trước cửa nhà, khiến khung cảnh trở nên hoang tàn:

"Theo góc nhìn cũng như nhìn nhận của mình sau 3 năm thuê ở đây thì mình thấy là người mua là để đầu tư bất động sản, còn nhu cầu về ở thực tế hay sử dụng thực tế thì không có nhiều. Trong khu Geleximco này có 4 khu A, B, C, D thì khu C có tỷ lệ thuê là cao nhất, còn khu D thì gần như là bỏ hoang, một phần là do diện tích lớn nhất, một phần nữa là do thiếu hạ tầng nên cũng ít người về ở".

Ảnh minh họa. Nguồn: Vnexpress

Ảnh minh họa. Nguồn: Vnexpress

Thực tế, đây chỉ là 2 trong số nhiều dự án bị bỏ hoang tại Hà Nội. Nghịch lý là nhiều khu biệt thự bị bỏ hoang, trong khi, nhà ở dành cho người có thu nhập thấp lại thiếu trầm trọng. Chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh cho rằng, biệt thự bỏ hoang là sự lãng phí cả về sử dụng đất, công trình và mất mỹ quan đô thị:

"Nó sẽ gây ra rất nhiều hệ luỵ. Thứ nhất, việc bỏ hoang những biệt thự như vậy, rõ ràng là nó lãng phí một nguồn lực lớn của những người đã mua hay cả với những người đang có sự lãng phí lớn. Thứ 2, việc lãng phí, bỏ hoang biệt thự, đô thị cũng khiến cho bộ mặt đô thị ở một số nơi một số chỗ không đạt được mục đích từ ban đầu khi triển khai dự án của những người chủ đầu tư. Thứ 3 nữa là nó phát sinh những tệ nạn về an ninh trật tự trở nên phức tạp hơn cho những dự án như vậy".

Đáng nói, dù bị bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng, nhưng giá biệt thự, liền kề tại các dự án này vẫn được rao bán ở mức rất cao. Khi được hỏi về giá bán tại Khu đô thị mới Dương Nội, một môi giới tại khu vực này chia sẻ: 

"Khu Dương Nội được chia làm 4 khu, An Quý, An Hưng, An Vượng thì ở đây là khu An Hưng, căn diện tích 85m2 nói chung là khoảng hơn 20 tỷ, chia trung bình ra là khoảng 230, 240 thậm chí là 260 triệu đồng/ m2. Ở đây người ta mua hết rồi, chủ yếu mua đầu cơ thì giờ muốn bán đi, chưa ai về ở. Nhiều dãy biệt thự, liền kề chưa ai ở".

Ảnh: Tạp trí tri thức

Ảnh: Tạp trí tri thức

Còn theo dữ liệu từ batdongsan.com.vn, chỉ trong vòng một năm qua, giá bất động sản tại Khu đô thị mới Dương Nội đã tăng gần 49% so với năm trước. Trong đó, giá bán phổ biến nhất trong quý 2/2024 là khoảng 190 triệu đồng/m2.

Còn tại Khu đô thị Geleximco, Lê Trọng Tấn, mức giá phổ biến trong tháng 9/2024 là khoảng 203,3 triệu đồng, tăng tới hơn 89% so với năm trước. Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết:

"Dựa trên việc giá đất tăng, giá của bất động sản, nhà tăng nhưng thực tế nó đang không có mục đích sử dụng. Chúng tôi nghĩ rằng, mục đích cốt lõi nhất của một sản phẩm, mà cụ thể ở đây là bất động sản thì phải phục vụ được nhu cầu ở. Vì nếu bản chất là chỉ để đấy mà chỉ chờ tăng giá lên thì nó không bền vững".

Vì sao các biệt thự dù bị bỏ hoang nhưng giá vẫn cao? Liệu có hay không tình trạng đầu cơ? Và giải pháp nào ngăn chặn thực trạng này? Chúng tôi sẽ tiếp tục đi tìm lời giải cho vấn đề này trong bài viết tiếp theo. 

Như Ngọc - Anh Thư/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

Cây cầu hiện đang chắn 1 làn đường để tiến hành duy tu, sửa chữa tuy nhiên thời gian sửa chữa đang kéo dài quá thời hạn so với thời gian dự kiến thi công khiến khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc vào các khung giờ cao điểm.

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Những ngày qua, sàn thương mại điện tử Temu đã tạo nên một “làn sóng mới” trên thị trường Việt Nam với chiến lược giá rẻ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đằng sau sự hấp dẫn ấy lại là những rủi ro không nhỏ mà người tiêu dùng phải đối mặt.

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội xác định lấy sông Hồng là trục xanh, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Tuy nhiên, đợt mưa bão vừa qua, nhiều khu vực ven sông bị ngập, đời sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. 

Hồ Tây… không chỉ có nước hồ

Hồ Tây… không chỉ có nước hồ

Hồ Tây, một địa điểm quen thuộc của người dân thủ đô, là nơi để vui chơi giải trí, tập thể dục và đi dạo… Thế nhưng, nhũng ngày gần đây, tình trạng cá chết tại khu vực hồ Tây đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân và môi trường xung quanh.

Ai đang 'nỗ lực' lấp sông Hồng?

Ai đang "nỗ lực" lấp sông Hồng?

Tình trạng đổ rác thải xuống sông Hồng, đặc biệt là rác thải xây dựng đã diễn ra nhiều năm nay trên địa bàn TP Hà Nội, đặc biệt là ở các quận ven sông Hồng. Thậm chí, cả chính quyền địa phương cũng cho dựng bãi chứa rác tại khu vực bãi giữa sông để làm nơi tập kết, xả thải...

Hà Nội: Người dân xóm 4 Đồng Nhân 'kêu trời' vì mất nước liên tục

Hà Nội: Người dân xóm 4 Đồng Nhân "kêu trời" vì mất nước liên tục

Tối 30/10/2024, VOV Giao thông nhận được phản ánh của người dân xóm 4 Đồng Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội (khu liền kề 19 căn) về tình trạng mất nước kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

“Thừa thầy thiếu thợ”, cung không đủ cầu… là thực tế thị trường lao động nước ta những năm gần đây.