Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Hà Nội: Barie đường Lê Duẩn ngăn xe máy, chặn luôn cả người khuyết tật

Minh Hiếu: Thứ sáu 16/05/2025, 14:20 (GMT+7)

Tháng 3/2025, Công viên Thống Nhất tiếp tục mở rào phía đường Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), đồng bộ với dự án cải tạo vỉa hè. Bên cạnh niềm vui vỉa hè khang trang là nỗi buồn của người khuyết tật khi đường cho xe lăn bị chặn bởi các barie ngăn xe máy lên hè.

Ông Nguyễn Đức Tuân, một cựu chiến binh hiện đang sống tại phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, có con gái bị nhiễm chất độc màu da cam. Hàng ngày đẩy xe lăn đưa con ra công viên Thống Nhất, ông Tuân cảm thấy tủi thân vì vỉa hè mới sạch đẹp lại không dành cho mình: "Cháu nó bị như thế này thường hay bị nóng, muốn cho ra công viên nhưng quá bất tiện. Chỗ thoáng thì người ta chèn dăm ba cái sắt rồi, ra chơi công viên toàn phải đi dưới lòng đường. Tôi mong cơ quan chức năng bỏ thanh chắn đi, để xe lăn của các cháu vào được thuận tiện, an toàn giao thông".

Gói thầu chỉnh trang hè phố Lê Duẩn, cổng, hàng rào công viên Thống Nhất có tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hai Bà Trưng triển khai thực hiện (Ảnh: Minh Hiếu)

Gói thầu chỉnh trang hè phố Lê Duẩn, cổng, hàng rào công viên Thống Nhất có tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hai Bà Trưng triển khai thực hiện (Ảnh: Minh Hiếu)

Gói thầu chỉnh trang hè phố Lê Duẩn, cổng, hàng rào công viên Thống Nhất có tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hai Bà Trưng triển khai thực hiện.

Theo khảo sát của phóng viên, đoạn vỉa hè này dài hơn 700m, đã hoàn thiện việc lát đá tự nhiên, có đường lăn cho xe của người khuyết tật. Đá bó vỉa hè cao từ 15 - 25cm, không vát chéo để ngăn xe máy lên hè, đồng thời các lối lên xuống đều có barie được bố trí so le, mỗi đoạn cách nhau khoảng 30 - 40cm. Nhưng bằng một cách nào đó vẫn có xe máy lác đác trên vỉa hè, còn người khuyết tật thì không thể tiếp cận vì barie cắm thẳng xuống lối vào đường cho xe lăn.

Vỉa hè mới thuận tiện cho khách tham quan, người đi bộ, người sử dụng xe buýt nhưng lại ''bỏ quên'' người khuyết tật, khi barie cắm thẳng xuống lối vào đường cho xe lăn (Ảnh: Minh Hiếu)

Vỉa hè mới thuận tiện cho khách tham quan, người đi bộ, người sử dụng xe buýt nhưng lại ''bỏ quên'' người khuyết tật, khi barie cắm thẳng xuống lối vào đường cho xe lăn (Ảnh: Minh Hiếu)

Vỉa hè mới thuận tiện cho khách tham quan, người đi bộ, người sử dụng xe buýt nhưng lại “bỏ quên” người khuyết tật, và theo một số bộ hành thì đó là hình ảnh rất phản cảm:

"Từ lúc vỉa hè này được cải tạo thì đi lại dễ dàng, tránh bị ổ gà như trước. Mình thấy lượng người khuyết tật đi trên vỉa hè cũng ít vì các barie rào chắn. Mình có thể cải tạo một đường riêng cho người khuyết tật để họ đi thuận tiện hơn"

"Tôi thấy làm như thế là không được, những người làm không có kiến thức. Mình có thể làm mỗi cái rào cách nhau khoảng 70cm đến 1m, những người đi xe lăn vẫn có thể luồn qua đi được. Những người đi xe máy cố tình luồn lách thì không có ý thức rồi, mình xử phạt thật nặng thôi"

Các lối lên xuống vỉa hè đều có barie ngăn xe máy, được bố trí so le, mỗi đoạn cách nhau khoảng 30 - 40cm (Ản:- Minh Hiếu)

Các lối lên xuống vỉa hè đều có barie ngăn xe máy, được bố trí so le, mỗi đoạn cách nhau khoảng 30 - 40cm (Ản:- Minh Hiếu)

Thực tế, không chỉ trên đường Lê Duẩn mà nhiều tuyến đường khác ở Hà Nội như: Yết Kiêu, Lý Thường Kiệt, Tôn Đức Thắng, Tô Hiệu,… vỉa hè đều có đường cho xe lăn, hay gạch sọc gờ nổi để hướng dẫn người khiếm thị. Tuy nhiên, người khuyết tật hiếm khi sử dụng được bởi nhiều lý do, từ lỗi thiết kế như: đường lăn “đâm thẳng” vào gốc cây, cột điện; không có đường dốc để tiếp cận, hoặc dốc quá cao, không đủ dài để người khuyết tật sử dụng độc lập; đến việc bị chiếm dụng làm nơi để xe, biển quảng cáo, bán hàng rong.

Theo KTS. Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, thực tế này thể hiện sự “nghiệp dư” trong thiết kế đô thị. Đây là vấn đề đã được báo chí phản ánh nhiều lần, nhưng tác động của truyền thông dường như chưa đủ. Các cơ quan quản lý, cụ thể là Sở Xây dựng sau khi đã sáp nhập với Sở GTVT, chính quyền các địa phương chưa quan tâm, và quyền của người khuyết tật, người đi bộ chưa được tôn trọng đúng mức.

Nhưng bằng một cách nào đó vẫn có xe máy lác đác trên vỉa hè, và tình trạng bán hàng rong lấn chiếm (Ảnh: Minh Hiếu)

Nhưng bằng một cách nào đó vẫn có xe máy lác đác trên vỉa hè, và tình trạng bán hàng rong lấn chiếm (Ảnh: Minh Hiếu)

Cũng theo ông Ánh, việc ngăn xe máy, ô tô lên vỉa hè là cần thiết để bảo vệ kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, việc sử dụng barie như hiện nay chỉ là giải pháp tình thế, thậm chí nguy hiểm cho người đi bộ, nhất là người khiếm thị, người cao tuổi hoặc trong những điều kiện chiếu sáng kém: "Người dân đóng thuế để có ngân sách thực hiện việc đó, nhưng người ta sử dụng đồng tiền thuế đấy không quan tâm chủ nhân thực sự của hạ tầng đô thị. Những giải pháp thì có muôn vàn, nhưng chưa bao giờ TP. Hà Nội hay các sở, ngành, chính quyền các địa phương có cuộc thi hay đề xuất để các tổ chức xã hội, các sáng kiến của mọi người, đặc biệt là người khuyết tật tham gia, đóng góp; vừa gia tăng chất lượng công trình, vừa đảm bảo quyền tiếp cận của người dân đô thị nói chung và người khuyết tật nói riêng"

Không chỉ trên vỉa hè đường Lê Duẩn mà nhiều tuyến đường khác ở Hà Nội, người khuyết tật hiếm khi sử dụng được đường dành riêng cho mình vì lỗi kỹ thuật hoặc bị chiếm dụng (Ảnh: Minh Hiếu)

Không chỉ trên vỉa hè đường Lê Duẩn mà nhiều tuyến đường khác ở Hà Nội, người khuyết tật hiếm khi sử dụng được đường dành riêng cho mình vì lỗi kỹ thuật hoặc bị chiếm dụng (Ảnh: Minh Hiếu)

Để không làm mất đi ý nghĩa, sự quan tâm của Thành phố trong việc cải tạo vỉa hè và bước đầu có thiết kế lối đi dành cho người khuyết tật, ông Phạm Quang Khoát, Phó chủ tịch Hội người khuyết tật TP. Hà Nội cho rằng: "Quan trọng nhất là những người thiết kế và triển khai phải chuyển đổi tư duy từ làm “cho có” sang tư duy làm cho người khuyết tật và mọi người trong cộng đồng có thể sử dụng. Ví dụ đường cho xe lăn, không chỉ dành cho người khuyết tật mà cả người cao tuổi, người đẩy hành lý, mang hàng, phụ nữ mang thai đều có thể sử dụng được.

Đầu tiên cần thiết kế đồng bộ, có sự tham vấn của người khuyết tật và những đối tượng được hưởng lợi. Thứ hai, cần có sự tham gia, giám sát và xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè. Thứ ba, cần nâng cao nhận thức cho cán bộ quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị về việc thiết kế, tiếp cận toàn diện, không chỉ cho người khuyết tật mà còn cho tất cả mọi người"

Minh Hiếu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Một học sinh lớp 7 trường Lương Định Của ngã từ tầng cao

TP.HCM: Một học sinh lớp 7 trường Lương Định Của ngã từ tầng cao

Sáng ngày 15/5, một học sinh lớp 7 của Trường THCS Lương Định Của (TP Thủ Đức, TP.HCM) bất ngờ bị ngã từ tầng cao trong khuôn viên trường. Sự việc xảy ra vào đầu buổi học, khi em học sinh này được cho là đứng trên ghế gần lan can và bị trượt ngã.

Tìm nhân chứng vụ TNGT tại hầm chui Kim Liên lúc nửa đêm

Tìm nhân chứng vụ TNGT tại hầm chui Kim Liên lúc nửa đêm

Phòng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố Hà Nội cho biết, vào khoảng 0h15 ngày 10/5/2025, tại khu vực hầm chui Kim Liên (địa phận phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), xảy ra vụ va chạm giao thông nghiêm trọng.

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Trong kỳ điều chỉnh ngày 15/5, giá xăng, dầu đều tăng trở lại

“Tôi là bác sĩ, nếu cần giúp đỡ, xin hãy dừng xe tôi lại”

“Tôi là bác sĩ, nếu cần giúp đỡ, xin hãy dừng xe tôi lại”

Bác sĩ Phạm Tiến Mạnh từng gây chú ý với chiếc xe hơi mang dòng chữ “Tôi là bác sĩ. Nếu cần giúp đỡ, xin hãy dừng xe tôi lại”. Anh cho biết, điều này xuất phát từ thực tế khiến anh trăn trở: Nhiều nạn nhân gặp tai nạn giao thông không được sơ cấp cứu kịp thời hoặc đúng cách...

Người dân xếp hàng xuyên đêm chờ chiêm bái xá lợi Phật

Người dân xếp hàng xuyên đêm chờ chiêm bái xá lợi Phật

Sau khi tiếp nhận thông báo chùa Quán Sứ mở cửa xuyên đêm để Phật tử có thể về lễ Phật, người dân từ khắp nơi đổ về, sẵn sàng chờ đợi nhiều giờ để được chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Cần lưu ý gì khi đến chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Cần lưu ý gì khi đến chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Để đảm bảo an ninh, an toàn và giao thông thông suốt, phục vụ Đại lễ Phật đản, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều phương án. Trong đó, công tác phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện được đặc biệt quan tâm.

Tai nạn do sự cố sụt lún đường dẫn lên cầu Hòa Bình: Trách nhiệm pháp lý và bồi thường ra sao?

Tai nạn do sự cố sụt lún đường dẫn lên cầu Hòa Bình: Trách nhiệm pháp lý và bồi thường ra sao?

Về vụ sụt lún đường dẫn lên cầu Hòa Bình, tỉnh Tây Ninh hôm 11/5 vừa qua, trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị nạn cần được xác định rõ ràng theo quy định của pháp luật.