Giá xăng, dầu đồng loạt tăng
Từ 15 giờ hôm nay (5/6), giá xăng, dầu trong nước đồng loạt tăng nhẹ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đâu là điểm nghẽn mà logistics Việt Nam cần tích cực tháo gỡ để có thể nhanh chóng kéo giảm chi phí cũng như đưa lĩnh vực logistics nước nhà phát triển bền vững như chỉ đạo của Chính phủ?
Là thương hiệu quốc gia với quãng đường 25 năm hình thành và phát triển, ITL Logistics là một trong những đơn vị dẫn đầu ngành Vận Tải Hàng Hóa và Logistics của Việt Nam. Được biết, tập đoàn ITL đang sở hữu 5 cảng và ICD từ Bắc tới Nam, hơn 700 xe tải và xe Containers, 34 sà lan và khoảng 500.000 m2 diện tích kho bãi cũng như là đại diện của hơn 22 hãng hàng không và hiện đang khai thác hàng hóa cho hơn 300 chuyến bay mỗi tuần.
Ông Lê Đức Khôi, CEO ITL Logistics cho rằng việc tích cực áp dụng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là chìa khoá giúp cho doanh nghiệp duy trì được sự ổn định và bức phá: "Đối với các hoạt động kho bãi chúng tôi đã lắp điện mặt trời trên mái, vận hành đoàn xe đều đạt tiêu chuẩn Euro5, nỗ lực đưa các đoàn xe vận tải điện vào vận hành, còn tối ưu hoá thì chúng tôi sử dụng phần mềm Velar mới để kết hợp các bộ phận nội bộ và tất cả các nguồn tài nguyên với nhau trên 1 điện toán đám mây chung.
Cách vận hành từng modul như vậy đã giúp chúng tôi tạo ra các mô hình kinh doanh mới và các sản phẩm mới xanh hơn ví dụ như xe tải kết hợp với sà lan, xe tải kết hợp với tàu hoả xuyên biên giới nhằm làm giảm phát thải và tạo ra giá trị tốt hơn cho khách hàng lẫn thị trường".
Dù gia nhập thị trường logistics chưa lâu song với dự án Cảng quốc tế Long An với quy mô gần 2000 hecta với vốn đầu tư gần 500 triệu USD, Đồng Tâm group đang cho thấy mục tiêu tạo lợi thế cho ĐBSCL trong thu hút đầu tư, tối ưu chi phí logistics, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của khu vực.
Không chỉ vậy, doanh nghiệp này còn cho thấy mong muốn đóng góp vào sự phát triển năng động của ngành logistics Việt Nam, bà Nguyễn Hà Phương Thảo - Trưởng phòng dự án Cảng quốc tế Long An cho biết thêm: "Trong suốt quá trình phát triển đặc biệt là trong thời gian gần đây , chúng tôi dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu thực hành ESG cùng với các đơn vị trong hệ sinh thái hướng đến xây dựng môi trường hoạt động phát triển xanh và bền vững"
Với sự chủ động của mình, nhiều doanh nghiệp logistics như ITL group hay Cảng Long An đã và đang góp phần tích cực vào mức tăng trưởng trung bình từ 14-16%/năm của toàn ngành logistics cũng như đóng góp khoảng 4-5% GDP cả nước. Tuy vậy, có một thực tế không thể phủ nhận rằng chi phí dịch vụ logistics của Việt Nam những năm qua luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Cụ thể, chi phí dịch vụ logistics Việt Nam duy trì ở mức khoảng 16-17% GDP cả nước, trong khi Nhật Bản chi phí logistics chỉ chiếm 11%/GDP, Singapore 8%, Malaysia 13%, Indonesia 13%.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Minh – Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, thành viên Ban tổ chức Triển lãm quốc tế Logistics Việt Nam 2025 (Vilog 2025) cho rằng: "Việc chi phí ligistics chưa hiệu quả nằm ở nhiều mắt xích, trong đó đến từ giao thông vận tải như hạ tầng, thủ tục hải quan hay quản lý xuất nhập khẩu và từ chính các doanh nghiệp dịch vụ logistics. Các chi phí thủ tục hải quan hiện nay đang tăng vọt một cách đáng lo ngại, thứ hai là công tác kiểm tra xuất nhập khẩu chuyên ngành hiện nay đang bị lạm dụng rất nhiều cả tiền kiểm lẫn hậu kiểm gây ra chi phí lớn cho cách doanh nghiệp.
Chính vì vậy, trong khuôn khổ Triển lãm logistics Việt Nam, chúng tôi đã tạo ra một flatform, một diễn đàn để các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam có thể kết nối với nhau thông qua các giải pháp mới để cắt giảm chi phí logistics, từ đó tìm kiếm cơ hội với nhau thông qua các diễn đàn, hội thảo, gặp gỡ các cơ quan quản lý nhà nước để tháo gỡ các vấn đề về chính sách".
Ông Nguyễn Duy Minh cũng nêu ra 1 điểm yếu khác của logistics Việt Nam chính là hệ thống công nghệ thông tin còn nhiều bất cập, cụ thể là mạng một cửa quốc gia Việt Nam trong đó có hải quan. Việc nộp thuế 24/7 hiện nay đang rất chập chờn khiến các doanh nghiệp luôn bị chậm trễ và đây chính là rủi ro rất lớn và hết sức nguy hiểm không chỉ đối với doanh nghiệp:
"Đây là một rủi ro rất nguy hiểm có thể nổ ra bất kỳ khi nào nếu bị sập mạng, khi đó toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ bị dừng và các chi phí phát sinh như thế này không thể đo đếm được. Đặc biệt là theo chỉ đạo 63 của Thủ Tướng, hiện nay các công chức của hải quan, doanh nghiệp chưa được quan tâm nhiều nên chưa có nhiều chuyển biến. Khi nào có chuyển biến trong quá trình thực hiện thì mới hi vọng việc cắt giảm chi phí hiệu quả"
Như nhận định của ông Trần Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương thì sự vận động của hàng hoá là không thể dừng lại, cũng như vai trò đặc biệt quan trọng của ligistics trong cơ cấu nền kinh tế đất nước. Đại diện Bộ Công thương cũng cho rằng các tồn đọng như công tác quản lý và nhân lực logictics còn thiếu và yếu; doanh nghiệp logictics chưa nhiều, quy mô chưa lớn, kho bãi nhất là kho bãi, cảng cạn còn thiếu; hạ tầng logictics còn lạc hậu đã khiến chi phí logistics còn ở mức cao…
Tuy vậy, với những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các vấn đề nêu trên đang từng bước được tháo gỡ, ông Trần Thanh Hải cho biết thêm: "Hiện nay Đảng và Nhà nước đang đẩy nhanh quá trình đổi mới, cải cách thể chế, tinh gọn bộ máy cũng như sáp nhập các địa phương tỉnh thành. Việc này sẽ mở ra cơ hội phát triển rất lớn cho các ngành trong đó có logistics, đặc biệt là khi các tỉnh thành sáp nhập sẽ tạo ra không gian kinh tế để giúp cho các ngành sản xuất, thu hút đầu tư thuận lợi hơn, từ đó ngành dịch vụ logistics sẽ có cơ hội để hưởng lợi"
Khó mấy cũng phải làm
Năm 2025 là 1 năm khó đoán định vì nhiều vấn đề địa chính trị khác nhau, song xu hướng đứt gãy chuỗi cung ứng giữa các nền kinh tế lớn là hết sức rõ ràng. Trong dòng chảy ấy, Việt Nam có cơ hội không nhỏ để tham gia rộng hơn, sâu hơn vào mạng lưới kinh tế toàn cầu.
Song để có thể tận dụng tốt thời cơ ấy, nước ta cần phải quyết liệt hơn trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn để tạo bệ phóng thuận lợi cho logistics vươn lên.
Câu chuyện chi phí logistics nước ta còn cao so với các quốc gia trong khu vực không phải là chuyện mới nếu không muốn nói là đã quá cũ. Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của logistics Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thị trường ngày càng mở như hiện nay.
Các khó khăn đã được nhận diện, trong đó cộng đồng doanh nghiệp logistics đã cho thấy tư duy tích cực khi dám nhìn thẳng những tồn đọng nội tại, chủ động tái cơ cấu và nhanh chóng thích ứng, bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhằm tiết giảm chi phí vận hành, gia tăng doanh số, mở rộng thị trường…Ở mức độ vĩ mô, cơ sở hạ tầng giao thông đã từng bước được khép kín, các quy hoạch vùng logistics đã bài bản hơn, các hành lang pháp lý dần được hoàn thiện và nhất là chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giảm các khâu trung gian đang được triển khai đồng loạt. Song vẫn còn đó những nút thắt, đáng tiếc thay lại nằm ở chính các cán bộ, nhân viên thực thi công vụ trong các đơn vị hành chính liên quan.
Cuối tháng 5 vừa qua, sau khi chúng tôi đề cập về các nguy cơ có thể xảy đến với toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu cả nước vì các vấn đề của hệ thống một cửa quốc gia trong đó có 1 lĩnh vực quan trọng thì được biết cơ quan chuyên môn đã có buổi làm việc với đại diện các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo hướng “sẽ xử lý nội bộ”. Rõ ràng vẫn còn tồn tại tư duy “quyền anh quyền tôi” hay “cơ chế xin cho” trong việc xử lý các thủ tục bất chấp những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ rằng phải nhanh chóng tháo gỡ khó khăn để kéo giảm chi phí logistics.
Logistics là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể của nền kinh tế, là mắc xích hết sức quan trọng để hỗ trợ kết nối thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của vùng và của cả nước. Tích cực khơi thông các điểm nghẽn và tạo bàn đạp vững chắc để logistics tăng tốc không chỉ là một khẩu hiệu mà đó còn là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị.
Biết rằng không đơn giản để dứt điểm trong một sáng một chiều nhưng khó mấy cũng phải làm, bởi chỉ cần chần chừ thì hàng tỷ tấn hàng hoá nước nhà sẽ bị ách tắc, hàng triệu cơ hội kinh doanh, hợp tác đầu tư sẽ trôi qua. Quan trọng hơn là niềm tin của doanh nghiệp, của đối tác vì thế mà suy giảm, uy tín quốc gia vì thế mà mai một.
Từ 15 giờ hôm nay (5/6), giá xăng, dầu trong nước đồng loạt tăng nhẹ.
Hà Nội, cứ mưa là ngập. Ngập đường, ngập ngõ, ngập sân. Thậm chí, vỉa hè cũng ngập, đường trên cao, cầu vượt sông... cũng ngập!
Những hàng quán từ chối nhận tiền mặt, trường hợp người tiêu dùng muốn chuyển khoản, sẽ phải chi thêm một tỉ lệ % thuế mà người bán hàng phải chịu, nếu vẫn muốn chuyển khoản, cần chuyển sang nhiều tài khoản khác nhau…
Đề xuất nghiên cứu tách làn xe cơ giới và thô sơ trên quốc lộ của UB ATGTQG nhằm cải thiện ATGT đang nhận được sự chú ý. Nhiều ý kiến cho rằng khi áp dụng phân làn xe trên các tuyến quốc lộ sẽ giúp giảm TNGT.
Thời gian qua, liên tục xuất hiện tình trạng nhiều xe ô tô chạy ngược chiều trên đường song hành Võ Nguyên Giáp và song hành xa lộ Hà Nội đoạn qua địa bàn TP. Thủ Đức (TP.HCM) gây bức xúc và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Ngày 4/6/2025, Đội Quản lý thị trường số 18 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) tiến hành kiểm tra Hộ kinh doanh Lục Hồng tại thôn Thuận An, xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Mạng xã hội thời gian gần đây xôn xao với bài đăng của một số thầy cô giáo ở Hà Nội về việc học sinh dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để giải toán, làm văn với những phương pháp không phù hợp chương trình, bài “tốt bất thường” hoặc có cách diễn đạt quá hoa mỹ.