Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chủ Nhật, 6/4/2025
Thành phố tôi yêu

Giải pháp “hồi sinh” kênh nước đen

Kim Loan: Thứ sáu 21/03/2025, 21:24 (GMT+7)

Nhằm bảo vệ hệ thống sông rạch, tài sản vô giá của các đô thị ở ĐBSCL thì cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát, chế tài thật nặng đối với hành vi xả rác gây ô nhiễm dòng chảy.

Để hồi sinh những “dòng kênh nước đen” đô thị, rất cần các giải pháp trước mắt và lâu dài. Bàn về vấn đề này, VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Kỹ Quang Vinh – Nguyên Chánh văn phòng Biến đổi khí hậu TP.Cần Thơ. 

PV: Tình hình kênh rạch bị ô nhiễm tại đô thị ngày một nhiều và phức tạp. Điều này làm giảm chất lượng môi trường sống của người dân đô thị. Để “hồi sinh” những con kênh nước đen này, theo ông địa phương cần triển khai các giải pháp nào là hiệu quả?

Thạc sĩ Kỹ Quang Vinh:   Có nhiều cách và cần phải thực hiện đồng bộ. Quan trong nhất là tuyên truyền cho người dân thực hiện đúng Luật Môi Trường, đưa chất thải và nước thải vào nơi xử lý đúng quy định. Nền sản xuất của chúng ta phải hướng đến giảm đi lượng chất thải thô, ví dụ như các loại bao nì nilon, một gói bánh phải xé bọc ra mới ăn được.

Công nhân môi trường thu gom rác trên kênh Tham Tướng (TP.Cần Thơ), hiện những con kênh này vẫn còn dùng biện pháp thủ công gom rác chứ chưa ứng dụng bằng công nghệ tự động

Công nhân môi trường thu gom rác trên kênh Tham Tướng (TP.Cần Thơ), hiện những con kênh này vẫn còn dùng biện pháp thủ công gom rác chứ chưa ứng dụng bằng công nghệ tự động

Thay vào đó ta, dùng giấy gói bánh thì tờ giấy này sẽ dễ “tiêu” hơn. Thu gom và xây dựng các công trình tập trung để xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, không cho nguồn nước ô nhiễm xả trực tiếp ra môi trường, đây là cách làm tích cực nhất.

PV: Hiện nay, tại đô thị Cần Thơ đã ứng dụng thiết bị vớt rác tự động trên sông. Theo ông, chúng ta triển khai mô hình này trên kênh rạch liệu có khả thi?

Thạc sĩ Kỹ Quang Vinh: Thật ra vớt rác là giải pháp hiệu quả, ô nhiễm kênh rạch đến từ hai nguồn: rác và nước thải. Nếu vớt được thì coi như xử lý được một phần, giúp dòng chảy nhanh hơn. Nhưng hệ thống vớt rác này đang được vận hành theo demo của nước ngoài, nên chúng ta phải “Việt Nam hóa” các thiết bị này thì nó mới phù hợp với đặc điểm kênh, rạch của chúng ta.

Theo Thạc sĩ Kỹ Quang Vinh, với hệ thống vớt rác của TP.Cần Thơ đang thí điểm đang được vận hành theo demo của nước ngoài, do đó cần “Việt Nam hóa” các thiết bị này

Theo Thạc sĩ Kỹ Quang Vinh, với hệ thống vớt rác của TP.Cần Thơ đang thí điểm đang được vận hành theo demo của nước ngoài, do đó cần “Việt Nam hóa” các thiết bị này

PV: Đánh giá của ông về các công trình cải tạo hệ thống kênh rạch nói chung thời gian qua như thế nào, chúng ta có những bài học này cần lưu ý?

Thạc sĩ Kỹ Quang Vinh: Hiện nay TP.HCM có hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, nước trong lại rồi. Ở đây địa phương đã quy hoạch hệ thống dẫn nước và xử lý nước hiệu quả nên họ không còn nước thải dơ bẩn xả ra môi trường. Lưu ý, có một biện pháp mà các địa phương thường làm là nạo vét và chỉnh trị dòng chảy.

Tuy nhiên giải pháp này thật sự không hiệu quả, vì đặc điểm địa lý của chúng ta là chế độ bán nhật triều, tức nước chảy ra rồi lại chảy vô làm cho thời gian hòa loãng nước bẩn rất lâu, lớp này tồn lên lớp khác nên việc xử lý ô nhiễm chậm.

Một biện pháp mạnh tay để giữ kênh rạch sạch sẽ là xử phạt nghiêm khắc hành vi vứt rác bừa bãi xuống kênh, rạch

Một biện pháp mạnh tay để giữ kênh rạch sạch sẽ là xử phạt nghiêm khắc hành vi vứt rác bừa bãi xuống kênh, rạch

PV: Vâng xin được cảm ơn ông!

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn