Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Người Hà Nội thích ăn món giả cầy. Tức là cái món móng giò của con lợn, nấu tương tự như kiểu nấu thịt chó mà lại làm bằng thịt lợn nên người ta gọi là giả cầy.
Ngày xưa, muốn nấu món này, các bà các mẹ thường hay ra chợ, chọn những miếng móng giò ngon, lấy cao lên cả phần thịt đùi một chút, rồi mang về thui rơm cho da vàng ươm, cháy xém. Sau đó rửa sạch, chặt khúc, nêm mắm tôm, mẻ, giềng, xả,… Ngâm cho ngấm gia vị, rồi bắc nồi đun lửa liu riu cho mềm. Thế là có một món ngon cho chồng con ngồi hít hà bữa tối.
Những ông chồng thì chết mê chết mệt với món này, kiểu gì cũng phải làm thêm chén rượu đưa mồi. Vừa ăn vừa suýt soa khen tài nấu nướng tuyệt đỉnh của vợ.
Bây giờ, Hà Nội bê tông hoá hết cả, đồng ruộng bị đẩy lùi ra xa tít ngoại thành, kiếm đâu ra rơm mà nướng móng giò làm món giả cầy? Nhưng, cũng chẳng cần phải kỳ công thế. Thời này, cứ ra chợ, cái gì cũng có.
Các bà bán hàng đã thui sẵn, chặt khúc, ướp đầy đủ gia vị cho các bà nội trợ chỉ việc mang về cho vào nồi nấu là xong. Thậm chí, nếu chị nào lười nấu, người ta cũng có món giả cầy nấu sẵn, nóng hổi, mua về chỉ việc bày ra bát là ăn.
Nhất là nhà trong phố cổ, lấy đâu ra diện tích mà ngồi chế biến, đến đun nấu còn phải hạn chế. Vậy là cứ ra chợ mà mua sẵn. Khắp các chợ Mơ, chợ Hôm, chợ Hàng Da, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Bè… hay những khu chợ cóc góc phố, rất dễ dàng để tìm thấy món ăn này.
Đi qua những phố chợ này, mùi giả cầy nấu sẵn lúc nào cũng bốc mùi thơm lừng, nức mũi. Mà cũng lạ, không hiểu bây giờ, người ta thui móng giò bằng gì mà miếng nào miếng nấy vàng ươm? Nhớ có lần tôi thấy mấy anh hàng thịt dùng đèn khò gas để nướng thay rơm.
Cũng hay. Thành phố thì làm gì sẵn rơm mà đốt? Nếu có giờ cũng chả ai đốt, khói bay mù mịt, khéo còn bị phạt. Vậy là dùng gas.
Nhưng rồi gas chắc có lẽ là đắt. Gần đây, đi qua mấy khu chợ trên phố cổ, thấy người ta dùng bếp than tổ ong để nướng thịt?!
Bạn nghe không nhầm đâu. Chính là cái bếp than tổ ong ngày xưa nhà nào cũng có, mỗi lần nhóm bếp khói bốc mù mịt, nghẹn cả thở vì hít phải mùi carbon dioxide, methan…
Chắc cũng chẳng có mấy người bán hàng nghĩ rằng làm như thế là độc hại, không tốt cho sức khoẻ. Có lẽ, chỉ đơn giản là họ nghĩ, than rẻ và đốt được lâu nên dùng vào việc này. Nướng xong, chặt ra, ướp gia vị, đun lên, bày bán. Và người mua cứ thế mua mang về ăn. Cũng không ai thắc mắc là quy trình chế biến ra sao. Mà có khi người ta nhìn thấy cũng không biết là có hại cho sức khoẻ.
Còn nhớ có dạo khu vực phố Tạ Quang Bửu, quận Đống Đa, nơi nổi tiếng bán chân gà nướng, khách hàng chủ yếu là sinh viên, học sinh gần như phải đóng cửa vì thông tin người ta bắt được rất nhiều xe chở chân gà, cánh gà bị hỏng, ôi thiu.
Nhưng rồi qua vài tuần, các thực khách lại quên béng mất việc ấy. Khuất mắt trông coi! Lại rủ nhau mò ra quán ngồi nhấm nháp. Mọi chuyện lại trở lại bình thường, và các quán hàng lại đông như trảy hội.
Rồi cứ thỉnh thoảng lại thấy báo đăng quản lý thị trường thành phố công bố bắt được lô hàng chân gà, nội tạng, không rõ nguồn gốc, bốc mùi, biến màu xanh đỏ. Dân thành phố lại nhao nhác, nhăn mặt nhăn mũi…
Nhưng có anh thì bảo, ăn uống thì khuất mắt trông coi, cứ vậy mà ăn, chứ bây giờ nếu biết người ta chế biến món ăn thế nào, ai dám ăn?
Cái món giả cầy, bây giờ, có lẽ mới đúng với tên gọi của nó!
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP.HCM, trong 4 tuần qua, ghi nhận có 18/36 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất. Cùng xu hướng điều chỉnh tăng, song các ngân hàng khác hầu hết tăng nhẹ lãi suất với chỉ từ 0,1-0,3%/năm, đối với cả hình thức gửi tại quầy và gửi trực tuyến.