Hà Nội: Danh sách 467 ô tô bị phạt nguội trong tháng 4
Phòng Cảnh sát Giao thông Công an TP Hà Nội vừa công bố danh sách 467 ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông trong tháng 4, được ghi nhận qua hệ thống camera giám sát.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo phản ánh, đoạn đường thi công còn dang dở gần khu vực tiếp giáp đường Nguyễn Đức Cảnh đang gây ra hàng loạt bất cập: từ nguy cơ mất an toàn giao thông đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trong tiết trời oi nồng của những ngày giữa tháng 5, chúng tôi có mặt tại khu vực hồ Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai. Đây là điểm nối giữa đường vành đai 2.5 với đường Nguyễn Đức Cảnh – vị trí giao thông huyết mạch của khu vực phía Nam Hà Nội.
Dù phần lớn tuyến đường đã được thi công hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2024, thế nhưng chỉ còn khoảng 20 mét, đoạn giáp với đường Nguyễn Đức Cảnh lại bị bỏ dở, tạo ra nhiều ổ voi, ổ gà. Điều này không chỉ gây khó khăn trong việc đi lại mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao.
Clip: Đường nối vành đai 2.5 dang dở: Ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn tai nạn giao thông
Ông Chu Văn Hòa – một người dân sinh sống tại khu vực cho biết: “Từ trước Tết, sau khi họ khẩn trương làm và hoàn thiện đoạn đường này, không hiểu sao đến đoạn cuối chỉ còn một mẩu mà lại không làm tiếp. Chỗ này toàn ổ gà, ổ voi, phương tiện đi qua lao lên lao xuống, rất dễ bị tai nạn, cả xe máy lẫn xe đạp. Nắng thì bụi, mưa thì ngập. Rác với đủ thứ phế thải người dân đổ ra đầy”.
Tình trạng này cũng được ông Nguyễn Hữu Vinh – tiểu thương buôn bán ngay ngã ba giữa đường Nguyễn Đức Cảnh và đường ven hồ Đền Lừ xác nhận. Ông Vinh cho biết ông đã tận mắt chứng kiến nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại chính đoạn đường dở dang này.
Theo ông Vinh, điểm nguy hiểm nhất là phần chênh lệch độ cao giữa đoạn đường đã thi công và phần chưa hoàn thành – dao động từ 10 đến 15 cm. Người điều khiển phương tiện nếu không để ý hoặc đi với tốc độ cao rất dễ bị hẫng bánh, mất lái và ngã:
“Ở đây tôi đã chứng kiến nhiều vụ tai nạn lắm rồi, có vụ phụ nữ bị thương nặng, người già cũng ngã suốt. Đoạn đường đang đẹp mà đến đây bị hẫng phát là ngã ngay. Người dân quanh đây, kể cả học sinh, cũng phải đem trạc xây dựng ra đập nhỏ, lấp tạm ổ gà. Nhưng mưa xuống là lại trơ ra như cũ. Rác thải thì đổ bừa bãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và vệ sinh môi trường”.
Quả đúng như vậy, chỉ trong vòng vài phút đứng quan sát tại khu vực này, chúng tôi ghi nhận không ít phương tiện di chuyển với vẻ lưỡng lự, dè chừng; một số xe máy bị xóc mạnh khi qua những ổ gà lớn, một số phải đánh lái đột ngột sang làn khác gây mất an toàn cho các phương tiện đối diện.
Không chỉ mất an toàn, khu vực này còn trở thành điểm tập kết rác thải tự phát. Dù đã có đơn vị vệ sinh môi trường đến thu gom, nhưng chỉ vài ngày sau, rác lại chất đống như cũ. Việc đổ trộm rác thải xây dựng, rác sinh hoạt diễn ra công khai cả ngày lẫn đêm, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho cả khu dân cư xung quanh.
Bà Lê Thị Hoa – cư dân lâu năm tại khu vực này chia sẻ thêm: “Đường đã làm xong phía trên, tôn cao lên, nên nước mưa đổ hết về đoạn chưa làm, gây ngập cục bộ. Trời nắng thì bụi mù. Chỗ giao giữa Nhà máy điện cơ Thống Nhất và đường Nguyễn Đức Cảnh là bãi rác tự phát, toàn phế thải xây dựng, bẩn lắm. Không ai quản lý, cũng chẳng có biển cấm. Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng sớm giải phóng rác và làm nốt đoạn đường dang dở này”.
Chỉ cần dạo quanh khu vực này, người dân địa phương dễ dàng chỉ ra hàng loạt “điểm đen” về giao thông lẫn môi trường. Việc chậm trễ thi công đoạn đường này đang trở thành nút thắt, không chỉ ảnh hưởng đến lưu thông mà còn gây nguy hiểm cho người dân, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ – những đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi gặp chướng ngại giao thông.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao một đoạn đường chỉ dài vài chục mét lại bị bỏ dở trong khi phần lớn tuyến đường đã hoàn thành? Đâu là nút thắt của đoạn đường này? Những vấn đề này cần được các cơ quan chức năng liên quan làm rõ.
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên người dân Thủ đô phải chịu cảnh “thi công nửa vời” như thế này. Trên nhiều tuyến đường của Hà Nội, không ít đoạn bị bỏ ngỏ, trở thành “cái bẫy giao thông” gây bức xúc dư luận. Những ổ gà, vũng nước, đống rác – tưởng chừng nhỏ nhặt – nhưng lại là nguyên nhân gây tai nạn và tạo hình ảnh không đẹp cho bộ mặt đô thị.
Việc thi công còn dang dở tuyến đường nối vành đai 2.5 đến đường Nguyễn Đức Cảnh không chỉ là câu chuyện của vài mét đường, mà là vấn đề quản lý đô thị, trách nhiệm thực thi và sự lắng nghe tiếng nói từ người dân. Một đô thị văn minh không thể để những bất cập nhỏ nhặt tồn tại trong thời gian dài mà không có hướng xử lý rõ ràng.
Mong rằng, sau phản ánh này, các đơn vị liên quan sẽ sớm vào cuộc để trả lại sự an toàn và sạch đẹp cho khu vực hồ Đền Lừ nói riêng và cả cộng đồng dân cư quận Hoàng Mai nói chung. VOV Giao thông sẽ tiếp tục theo dõi và phản ánh đến quý vị trong các chương trình tiếp theo nếu có diễn biến mới./.
Phòng Cảnh sát Giao thông Công an TP Hà Nội vừa công bố danh sách 467 ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông trong tháng 4, được ghi nhận qua hệ thống camera giám sát.
Ghi nhận vào đầu giờ cao điểm chiều 13/5, người dân đã đổ về khu vực quanh chùa Quán Sứ trước khi cung nghinh Xá lợi Phật - Quốc bảo của Ấn Độ tối nay.
Những thông tin sai lệch trên mạng xã hội vừa qua về việc “cấm xe sản xuất trước năm 2017” cho thấy chủ trương nâng mức khí thải lên mức 4 đang gặp không ít thách thức về dư luận.
Để đảm bảo an ninh, an toàn và giao thông thông suốt, phục vụ Đại lễ Phật đản, Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện
Theo Báo cáo quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021-2024 công bố mới đây, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta ngày càng nghiêm trọng.
Từ sự cố dột mái nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, thi công cao tốc dưới trời mưa, đến sụt lún tại cầu Hòa Bình (Tây Ninh), những vấn đề này cho thấy yêu cầu cấp thiết phải tăng cường quản lý chất lượng công trình, đảm bảo an toàn thi công và an toàn giao thông.
Năm nào chúng ta cũng gặp cảnh phát động phong trào "giải cứu nông sản" ở khắp nơi. Vậy nguyên nhân là gì, và tại sao nhiều năm nay người nông dân luôn bị tồn đọng nông sản, không bán được và phải kêu gọi cộng đồng "giải cứu"?