Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Đi tìm câu hát Aday

Nhật Minh: Thứ năm 12/12/2024, 10:29 (GMT+7)

Hát Aday là một nét đẹp trong văn hóa người Khmer, thường biểu diễn trong các lễ hội và nghi lễ tôn giáo.

Không chỉ là những bài hát, nghệ thuật hát Aday còn chứa đựng những câu chuyện, tâm sự và lời cầu nguyện qua âm nhạc. Loại hình này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa của người Khmer. 

Theo các tài liệu ghi chép, nghệ thuật hát ADay ban đầu là loại hát Prop-kay (hát đối đáp) bên nam và bên nữ, cùng vỗ tay thành nhịp, rồi hát đối đáp qua lại. Sau đó, hát ADay còn sử dụng các bài hát kịch, hoặc cổ tích (khi lan tỏa đến vùng đất Nam Bộ thì không có loại này).

Ngoài ra, hát ADay còn được sử dụng trong trò chơi ném cầu vào dịp lễ Chôl Chnăm Thmây.

Hát Aday của người Khmer Nam Bộ là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo - Báo Nhân dân

Hát Aday của người Khmer Nam Bộ là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo - Báo Nhân dân

Trong quá trình phát triển, hình thức nghệ thuật này tiếp tục được sáng tạo qua 2 giai đoạn: Đầu tiên, một số các nghệ sỹ tiền bối rút gọn lối hát Prop-kay thành loại “hát đối đáp nam, nữ”. Đến cuối thế kỷ 19, hình thức biểu diễn được người diễn sáng tạo thêm, phát triển lối hát với lời luôn mới, ứng tác ở mọi tình huống và hoàn cảnh. Người dân yêu thích lối hát và sự thân thiện với người biểu diễn đã đặt tên cho lối hát sáng tạo từ lối hát Prop-kay là hát ADay.

Hát Aday là lối hát nói, không phức tạp, cầu kỳ. Để bắt đầu, dàn nhạc dạo nhạc, đôi trai gái múa chào mời. Người hát cất giọng, dứt câu và múa theo nhạc. Ngưng nhạc, người kia sẽ hát đáp lời và múa theo câu nhạc đệm xen kẽ.

Tùy mức độ nội dung bài hát dài hay ngắn, cặp nam nữ sẽ liên tục hát đối đáp cho tới khi kết thúc tiết mục. Dù là lối hát nói giản đơn, tự do nhưng phải tuân thủ, hát đúng âm điệu, cất giọng khi lên xuống, lúc nhỏ to. Thông thường, mỗi câu hát có độ dài từ 30 - 40 giây, mỗi bài hát từ 5 - 10 phút, tùy theo chủ đề đưa ra. Từ lời bài hát, dàn nhạc đệm diễn tấu, làm nền để cặp nam nữ vừa hát vừa múa vờn theo nhau, như trêu ghẹo, giao duyên khiến tiết mục trở nên sinh động, tạo không khí vui tươi, hấp dẫn người xem.

Chị Danh Thị Sên, ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết: "Mình múa xong cái mình nói, nói xong mình ca nữa. Đoạn vô cũng khó nữa, nếu mình không không phải thì không có đúng đờn người ta nhưng mà đam mê nên cũng ráng".

Âm nhạc là phần chủ lực trong hát Aday. Từ thời xưa, các bài nhạc đệm cho hát Aday được chọn từ bản nhạc đệm của lối hát đối đáp, tuồng tích hát dù kê hay nhạc múa truyền thống. Dàn nhạc đệm cho hát Aday, nếu đầy đủ có thể 5 - 6 nhạc cụ truyền thống, gồm: đàn cò, đàn gáo, tam thập lục, sáo trúc, …

Hát Aday được truyền vào tỉnh Hậu Giang cùng với công cuộc khai hoang mở đất, lập phum, sóc của bà con Khmer. Địa bàn huyện Long Mỹ xưa có hát Aday từ rất sớm, điển hình là ở chùa Pô Thi Vong Sa, tại xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, hầu như trai gái đều biết hát Aday. Tại vùng đất thuộc thành phố Vị Thanh thời xưa, cộng đồng bà con dân tộc Khmer cũng có Đội văn nghệ thường xuyên trình diễn hát ADay.

Buổi luyện tập của Câu lạc bộ hát Aday xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ - Ảnh TTXVN

Buổi luyện tập của Câu lạc bộ hát Aday xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ - Ảnh TTXVN

Nghệ sĩ múa Việt Nam Thạch Si Phol là một trong những người đang truyền dạy cho các thế hệ sau tại Hậu Giang chia sẻ: "Cái nghệ thuật Aday đòi hỏi người đó phải sáng tạo và có hiểu biết nhiều, bởi vì nó nói bằng văn phạm, nói bằng thơ cho nên nói cái này sẽ dính về cái nọ".

Trong hát ADay có thể múa nhưng không nhất thiết phải có múa khi hát ADay.  Múa cộng vào hát làm cho ADay trở thành một hình thức trình diễn dân gian hoàn chỉnh. Múa trong hát Aday là điệu múa tổng hợp, gồm cả điệu rom vong, lăm lêu… Động tác tay múa, tay “chip” còn gọi là bắt, thể hiện sự khéo léo, đẹp đẽ, dịu dàng, kín đáo… Tay “khuôn”, còn gọi là cuộn tròn, hay cuộn vào thể hiện tính mạnh mẽ, dứt khoát. Tay “rồn”, còn gọi là che, như một tư thế che nắng, làm duyên. Tay “chòn-ol”, còn gọi là động tác chỉ, mách bảo cho biết trạng thái tâm tư. Cùng với động tác tay, là động tác nhích vai, lắc mông và những bước đi vờn nhau, tình tứ, yêu đời, trêu ghẹo, châm chọc.

Nghệ nhân Danh Kỳ ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: "Bảo tồn lâu để gìn giữ phong tục cho con cháu mình biết Aday này. Dân tộc Khmer mình chỉ Aday hoặc ghe ngo, nhà nước bảo tồn tôi rất là mừng để bảo tồn di sản của dân tộc Khmer"

Hát Aday của người Khmer Hậu Giang đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo và đặc trưng trong các phum, sóc, gắn liền với ngôi chùa và gia đình. Đây không chỉ là hình thức giải trí mà còn thể hiện khả năng sáng tạo văn hóa của cộng đồng. Nhờ những giá trị tiêu biểu này, hát Aday của người Khmer đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2021.

Thực hành hát Aday không chỉ bảo tồn các giá trị âm nhạc và múa dân gian, mà còn là minh chứng sống động cho lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hậu Giang. 

Nhật Minh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Thoát nước ở nông thôn

Thoát nước ở nông thôn

Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.

Giá cafe trong nước và thế giới đều biến động mạnh

Giá cafe trong nước và thế giới đều biến động mạnh

Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.

Xin đừng lạm dụng phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xin đừng lạm dụng phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.

Lưu thông trên cao tốc: Tại sao đường càng đẹp, tai nạn lại càng nhiều?

Lưu thông trên cao tốc: Tại sao đường càng đẹp, tai nạn lại càng nhiều?

Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?

Xe buýt là phương tiện ưu tiên, không có nghĩa được bỏ qua vi phạm

Xe buýt là phương tiện ưu tiên, không có nghĩa được bỏ qua vi phạm

Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè

Chợ truyền thống 'mất điểm' vì ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh

Chợ truyền thống "mất điểm" vì ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh

Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.

Không hiểu tiếng Việt

Không hiểu tiếng Việt

Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.