Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Đề xuất gỡ khó cho người bệnh phải mua thuốc, vật tư y tế bên ngoài bệnh viện

Chu Đức: Thứ hai 18/12/2023, 11:23 (GMT+7)

Theo dự thảo Thông tư Bộ Y tế đang xây dựng, người bệnh phải đi mua thuốc, vật tư y tế bên ngoài khi bệnh viện không có sẵn, sẽ được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán, thay vì phải bỏ tiền túi như hiện nay. Tuy nhiên, việc này chỉ được thực hiện khi đảm bảo một số điều kiện cụ thể.

Thứ nhất, thuốc, vật tư y tế mà người bệnh được kê đơn thuộc phạm vi quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế. Thứ hai, người dân cần mua thuốc đúng nơi quy định (tại nhà thuốc bệnh viện hoặc đơn vị cung ứng đã trúng thầu tại các cơ sở khám chữa bệnh, hợp đồng trúng thầu còn hiệu lực).

Sau đó, người mua cần xuất trình với cơ quan BHXH đơn thuốc, vật tư y tế được bác sĩ chỉ định, hóa đơn mua hợp lệ để làm căn cứ thanh toán. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, thanh toán trực tiếp cho người bệnh bằng với chi phí họ đã mua trong vòng 40 ngày.

Xung quanh nội dung được cho là đột phá, sẽ gỡ khó cho nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vẫn phải tự đi mua từng kim tiêm, từng viên thuốc, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với chuyên gia chính sách Ngô Vĩnh Bạch Dương.

 

Ảnh minh họa: Báo dangcongsan

Ảnh minh họa: Báo dangcongsan

PV: Thưa ông, ông có đánh giá thế nào trước thông tin Bộ Y tế đang xây dựng Dự thảo Thông tư quy định thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế trực tiếp cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế. trong đó có nội dung thanh toán cho người dân khi mua thuốc ngoài viện trong trường hợp bệnh viện không có sẵn thuốc?

Ông Ngô Vĩnh Bạch Dương: Tôi cho rằng, thông tư này sẽ được ủng hộ rộng rãi thôi. Nó mang lại sự thuận lợi rất nhiều cho người dân. Tuy nhiên, tiện lợi đến đâu thì vẫn cần theo dõi. Vì việc người ta mua trong bối cảnh giá thuốc đang khá căng thẳng. Bệnh nhân nằm một chỗ, còn người nhà đi mua thay thì không phải lúc nào cũng có đơn cầm tay theo. Chính vì vậy, đây là một thách thức.

Một số ý kiến còn băn khoăn về điều kiện để thanh toán thuốc mua ngoài thuộc danh mục BHYT chi trả. Đặc biệt là điều kiện “cần mua thuốc đúng nơi quy định (tại nhà thuốc bệnh viện hoặc đơn vị cung ứng đã trúng thầu tại các cơ sở khám chữa bệnh, hợp đồng trúng thầu còn hiệu lực)”?

Ông Ngô Vĩnh Bạch Dương: Làm thế nào để việc thanh toán nó liền mạch, nó dễ dàng thì là một câu chuyện quan trọng. Có một số đơn vị được phân phối loại thuốc đấy, có những loại thuốc tương tự bác sĩ kê đơn nhưng không nằm trong danh mục đấy, thì người ta mua đàng hoàng, hợp pháp có được thanh toán không?

Tôi nghĩ cần có giải pháp công nghệ. Nó không nên loại trừ việc mua bán và cầm chứng từ hợp pháp của người dân khi mua thuốc, vật tư y tế mà bệnh viện thiếu. Bản thân Thông tư cần tính đến nhiều tình huống. Thậm chí người dân không cần cầm hóa đơn, họ quét mã đơn của bác sĩ rồi sau đó, nhà thuốc bán, giao dịch đấy được chuyển ngay cho bên bảo hiểm, không cần bệnh nhân, người nhà cầm hóa đơn giao dịch về.

Đó là trường hợp lý tưởng. Tôi nghĩ nên cho phép thanh toán, không nhất thiết phải là trong danh mục các nhà thuốc chỉ định. Tôi chỉ cần biết nhà thuốc có đủ tiêu chuẩn cấp phép bán thuốc không, thay vì chỉ định ông này mới đủ điều kiện, ông kia không đủ điều kiện về cung cấp thuốc thanh toán BHYT. Cái đấy có thể tạo ra tiêu cực, mạng lưới liên kế hẹp với nhau và thủ tiêu cạnh tranh.

PV: Ông có kỳ vọng gì với việc tạo thuận lợi cho người dân được BHYT thanh toán tiền họ tạm ứng mua thuốc ngoài viện?

Ông Ngô Vĩnh Bạch Dương: Chúng ta chỉ nên quy định nguyên tắc chung, điều kiện tối thiểu về một giao dịch mua bán thuốc được chấp nhận. Nó tốt hơn thay vì chỉ định những đơn vị nào được cung cấp cho bệnh viện mới được thanh toán. Họ hết thuốc nhưng đơn vị khác có thuốc thì sao? Người bệnh không được mua à? Đấy là câu chuyện đấu thầu, mua bán thuốc. Xin không bàn thêm.

Theo tôi, đặt ra trường hợp nào được thanh toán, hóa đơn cần điều kiện tối thiểu nào. Đó không phải sơ sài, mà tạo điều kiện cho người mua thuốc. Nếu chi tiết quá phải mua ở đâu, mà chỗ đó hết thì lại mất quyền lợi.

Tất nhiên, việc thanh toán bảo hiểm, nếu công nghệ thông tin cao, chỉ cần giơ thẻ ra là biết bị trừ bao nhiêu, sau đó phần còn lại người dân phải đóng thêm bao nhiêu. Nhưng điều này chỉ áp dụng ở một số đơn vị hiện đại, không cần hóa đơn. Cái đấy chúng ta cũng cần nâng cấp dần, liên thông trong khâu thanh toán. Cái này thì cần đầu tư rồi.

PV: Xin cảm ơn ông!

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.