Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Để nông dân tham gia làm du lịch trách nhiệm

Thanh Phê - Mộng Toàn: Thứ hai 31/07/2023, 10:11 (GMT+7)

Sở hữu lợi thế sông nước, miệt vườn trù phú, là điều kiện lý tưởng để nông dân miền Tây cùng tham gia làm du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, du lịch cộng đồng tại vùng đất này vẫn chưa thật sự bứt phá như kỳ vọng

Du lịch cộng đồng đang là hướng đi mà nhiều địa phương ở ĐBSCL thực hiện. Để tạo nét riêng và chỗ đứng cho mình, mỗi địa phương đã chọn cho mình một lối đi. Đơn cử như tại Đồng Tháp, “Cùng nhau làm du lịch” là hội quán đầu tiên trong tổng số 60 hội quán của tỉnh chuyên về du lịch. 34 thành viên là 34 sản phẩm du lịch để níu chân du khách, mỗi nơi có một dấu ấn và liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành 1 land tour để các đơn vị lữ hành dễ dàng lựa chọn.

Anh Trần Anh Điền, thành viên Hội quán, chia sẻ: Từ khi Hội quán ra đời thì tốc độ phát triển của các điểm du lịch tăng lên nhiều, bởi vì qua Hội quán người ta chia sẻ được với nhau về kinh nghiệm quản trị. Cái thứ hai, đó là chia sẻ về khách hàng. Thứ ba chia sẻ về những cái giá trị, tức là mỗi điểm như vậy cố gắng tạo cho mình một giá trị, một thế mạnh riêng.

Ông Trần Thanh Hùng, Chủ nhiệm Hội quán “Cùng nhau làm du lịch” và cũng là chủ homestay Ngôi nhà Hoa Ếch, cho biết, hội quán là tâm huyết của anh em làm du lịch địa phương. Đây không chỉ là một sản phẩm kinh tế mà xa hơn còn gửi gắm khát vọng khẳng định thương hiệu du lịch Đồng Tháp đất sen hồng: Xây dựng theo tiêu chí 3 cùng. Cùng xây dựng, cùng quản trị và cùng thụ hưởng.

Tất cả các khu, điểm sau khi họ hiểu được mục đích xây dựng mỗi nhà một sản phẩm tránh trùng lắp sản phẩm lẫn nhau và không tạo sự cạnh tranh thiếu lành mạnh với nhau, đây là cái điều kiện tiên quyết mang đến sự thành công cho từng khu, điểm bền vững và lâu dài. Trên cơ sở đó, qua các kỳ sinh hoạt thì anh em sẽ có một sự góp ý chân tình, thẳng thắn với nhau. Khi xảy ra vấn đề gì là chúng ta đã có sự chấn chỉnh, chỉnh chu ngay từ lúc còn nhỏ.

Độc đáo chợ chồm hổm ở Hậu Giang thu hút khách du lịch

Độc đáo chợ chồm hổm ở Hậu Giang thu hút khách du lịch

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, trong 6 tháng đầu năm 2023, du lịch Đồng Tháp đã thu hút 2,5 triệu lượt khách, tăng 8,99% so với cùng kỳ năm trước, với tổng thu du lịch khoảng 1.100 tỷ đồng, tăng 10,7%.

Nói về những sản phẩm du lịch mới, bà Huỳnh Thị Hoài Thu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thông tin: Chúng tôi có những sản phẩm du lịch mới đó là những tour tuyến trải nghiệm sông nước như tour du lịch dở chà trên sông tiền, rồi rủ bạn bè các nơi về thăm các hội quán của người nông dân Đồng Tháp đang chung tay xây dựng NTM và giúp tăng thu nhập cho người dân, làm sinh động thêm hình ảnh của Đồng Tháp trong đó có những hoạt động để hỗ trợ người dân tăng thu nhập phát triển du lịch và đặc biệt là quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương.

Không chỉ Đồng Tháp mà du lịch là một trong 4 trụ cột được tỉnh Hậu Giang đặc biệt quan tâm. Tỉnh xây dựng sản phẩm du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho các hộ dân được tiếp cận với kiến thức làm du lịch, tham quan, học tập những mô hình du lịch cộng đồng hiệu quả.

Với mô hình nuôi dê lấy sữa gắn với phát triển du lịch cộng đồng, anh Nguyễn Văn Đua ở xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đã chọn hướng đi riêng cho con đường khởi nghiệp của mình. Với diện tích trang trại rộng khoảng 2.000 mét vuông, hơn 400 con dê được anh Đua chăm sóc, không chỉ cung cấp sữa mà còn giúp anh kiếm ra tiền từ việc làm du lịch, bán các sản chế biến sâu từ sữa dê cho khách tham quan.

Đến đây, du khách có thể trải nghiệm các công đoạn chăm sóc, cho dê ăn, lấy sữa... và thưởng thức các sản phẩm làm từ sữa dê. Anh Nguyễn Văn Đua cho biết thêm: Mình kết hợp du lịch với chăn nuôi dê lấy sữa vì mình muốn đẩy mạnh quảng bán thương hiệu mình đi xa hơn thông qua khách du lịch đến trải nghiệm. Họ cảm nhận được sản phẩm của mình rồi họ có tiếng nói chân thực hơn so với mình quảng cáo. Cái thứ 2 thông qua hoạt động du lịch sẽ tạo điều kiện cho mình học hỏi với mọi người nhiều hơn, qua hoạt động du lịch rèn luyện cho mình nhiều kỹ năng cho việc quảng bá xây dựng hình ảnh sữa dê Ngọc Đào.

Đến với Hậu Giang, du khách không chỉ được trải nghiệm ngồi trên du thuyền ngắm con Kênh xáng Xà No, con đường lúa gạo của Tây Nam Bộ về đêm mà còn được thưởng thức các món ăn ngon. Ngoài ra, còn có chợ quê  đúng nghĩa ở Vị Thanh. Dân du lịch gọi chợ quê là chợ chồm hổm, chợ bệt vì kiểu ngồi của người bán lẫn người mua. Cùng với đó là tham quan rừng tràm và vườn trầu Vị Thủy, vườn quýt Long Trị, khóm Cầu Đúc và được thưởng thức các món ăn được chế biến từ khóm Cầu Đúc và cá thác lát.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, nhận định: Với định hướng phát triển du lịch của tỉnh cũng như định hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới thì 2 lĩnh vực nông nghiệp và du lịch có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Trong cái du lịch thì có du lịch sinh thái, du lịch làng nghề và du lịch nông nghiệp mà nông nghiệp ở đây là gắn với sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Đặc biệt là đối với các nông sản được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Chúng tôi luôn đồng hành với 2 lĩnh vực phải đi song hành với nhau để cùng nhau phát triển.

Ngoài Đồng Tháp, Hậu Giang, thì Cần Thơ được cho là phát triển mô hình du lịch cộng đồng khá rõ nét. Nổi bật là du lịch cộng đồng cồn Sơn, trên cơ sở phát huy thế mạnh vườn cây ăn trái và văn hóa bản địa. Ban đầu, người dân tự liên kết để làm du lịch theo hình thức mỗi nhà góp một sản phẩm hay dịch vụ; từ đó sản phẩm ở đây dần hình thành được chuỗi liên kết, đáp ứng nhu cầu của thị trường, du khách và các đơn vị lữ hành. Sản phẩm du lịch cộng đồng cồn Sơn đa dạng và có nhiều tính trải nghiệm, mang nét đặc trưng riêng không lẫn vào đâu, chính sự khác biệt này đã tạo cho Cồn Sơn một sắc thái mới, thu hút du khách mỗi dịp về với miền Tây.

Có thể thấy, các địa phương trong vùng ĐBSCL đã dành nguồn lực cũng như có những đề án, cách thức và sản phẩm riêng biệt để thu hút và phát triển du lịch cộng đồng dựa trên thế mạnh vốn có của mình. Điều quan trọng là cần xây dựng bài bản, phát triển bền vững để giữ chân du khách chứ không phải vận hành theo kiểu “sớm nở, tối tàn”.

Du khách tham gia du lịch khóm Cầu Đúc, Hậu Giang (Nguồn: Báo Hậu Giang)

Du khách tham gia du lịch khóm Cầu Đúc, Hậu Giang (Nguồn: Báo Hậu Giang)

Du lịch cộng đồng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế bền vững cho cư dân, mà còn thể hiện trách nhiệm với môi trường, phát huy bản sắc văn hóa bản địa. Dù có nhiều nỗ lực để tạo ra các sản phẩm độc đáo, hút khách thế nhưng, theo đánh giá của các chuyên gia, trên mặt bằng chung, tại ÐBSCL, lợi thế về du lịch cộng đồng dù rất rõ nét,

Nhưng tiềm năng còn đang bỏ ngỏ...

Có thể khẳng định các tỉnh trong vùng ĐBSCL đều có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái, sông nước, miệt vườn... Điều quan trọng cần định hình những sản phẩm du lịch thích ứng xu hướng mới. Chú trọng phát triển một số loại hình, sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch xanh, khám phá, trải nghiệm, du lịch thông minh, du lịch nông nghiệp công nghệ cao.  Nhất là chú ý đến bảo vệ môi trường sống, cảnh quan thiên nhiên vốn có.

Bởi theo các chuyên gia, đa số các mô hình du lịch cộng đồng tại ÐBSCL hiện nay do người dân tự chuyển đổi từ làm vườn, làm nông… sang hoạt động du lịch. Đây vừa là lợi thế vừa là điểm yếu, bởi một số nơi chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc có sản phẩm nhưng về các dịch vụ đi kèm vẫn còn nhiều điểm yếu. Người dân cũng gặp không ít khó khăn về chính sách, nguồn vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng chưa tương xứng.

Xu hướng du lịch hiện nay là du lịch xanh, du lịch trách nhiệm thân thiện và trách nhiệm với môi trường. Tuy nhiên, muốn phát triển du lịch cộng đồng phải có sự quan tâm và vào cuộc của các ngành, các cấp cùng cơ chế chính sách phù hợp thực tế.

Đặc biệt, phát triển du lịch cộng đồng ở các địa phương không nên rập khuôn mà tùy theo điều kiện tự nhiên, đặc trưng mỗi địa phương để xây dựng mô hình phù hợp. Trong đó, phải xác định rõ chủ thể hoạt động du lịch cộng đồng chính là người dân địa phương, bản sắc văn hóa bản địa là giá trị cốt lõi.

Sản phẩm du lịch cộng đồng đưa con người hòa mình với thiên nhiên nhưng không phải có gì thì lấy đó làm sản phẩm, làm trải nghiệm mà cần có nét riêng biệt, đặc trưng. Trong đó, trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo vùng, miền và dân tộc; Khai thác lợi thế, đặc trưng của từng địa phương về: nông nghiệp, văn hóa, điều kiện tự nhiên; Xây dựng và phát huy vai trò của cộng đồng trong tổ chức dịch vụ du lịch và điểm du lịch, đặc biệt là vai trò quản lý, điều phối hoạt động; đẩy mạnh chuyển đổi số, đặc biệt là hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ du lịch. Đây cũng là điều đã được nhiều địa phương áp dụng.

Với nỗ lực chung tay của các cấp, các ngành, các địa phương mà nồng cốt là người dân thì trong một tương lai không xa, ngành du lịch đồng bằng sẽ khai thác được thế mạnh và phát triển, là điểm đến nhiều lần của du khách trong và ngoài nước. 

Thanh Phê - Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Từ ngày 1/1/2025, theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông, lái xe chỉ được phép làm việc không quá 10 tiếng/ngày và tổng thời gian làm việc không quá 48 tiếng/tuần. Nếu không tuân thủ, cả lái xe và doanh nghiệp vận tải sẽ bị xử lý vi phạm theo Nghị định 168.

Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.

Chuyện cái biển tên

Chuyện cái biển tên

Không phải chỉ ở ngoài đường người ta mới hay hỏi nhau: “Có biết tôi là ai không?” mà trong nhiều công sở thay vì để hỏi câu đó, người ta làm những cải biển tên. Đó là một câu chuyện về sự chống lãng phí mà tác giả Phạm Quang Vinh chia sẻ.

Cục CSGT giải thích về ý kiến 'Nghị định 168 xây dựng sai thủ tục'

Cục CSGT giải thích về ý kiến "Nghị định 168 xây dựng sai thủ tục"

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho rằng đây là thông tin không chính xác.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguy cơ không thể xem nhẹ

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguy cơ không thể xem nhẹ

Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.

TP.HCM: Người dân nói gì về về việc tăng mức phạt vi phạm giao thông?

TP.HCM: Người dân nói gì về về việc tăng mức phạt vi phạm giao thông?

Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.