Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Đẩy nhanh tiến độ GPMB Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Theo TTXVN: Thứ sáu 04/08/2023, 09:45 (GMT+7)

Chiều 3/8, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức cuộc họp với các sở, ngành và chính quyền các địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn cho Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Quang cảnh buổi họp

Quang cảnh buổi họp

Tại tỉnh Đắk Lắk, Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có hai dự án thành phần do UBND tỉnh Đắk Lắk làm chủ quản Dự án thành phần 3 đi qua các huyện Krông Pắc, Ea Kar, Cư Kuin và Ban Quản lý dự án 6 (Ban 6 - Bộ Giao thông Vận tải) làm đơn vị chủ quản Dự án thành phần 2 đi qua các huyện Ea Kar, M’Đrắk, Kông Bông. Dù dự án đã khởi công từ ngày 18/6, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo kế hoạch, ngày 30/6, tỉnh Đắk Lắk phải bàn giao 70% mặt bằng thi công, tuy nhiên hiện nay việc giải phóng mặt bằng toàn tuyến còn chậm so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, huyện Krông Pắc mới bàn giao được 54% mặt bằng; huyện Cư Kuin 63%; huyện Krông Bông là 1,8% và huyện M’Đrắk chưa bàn giao mặt bằng.

Bên cạnh đó, việc chấp thuận, cấp phép khai thác mỏ vật liệu xây dựng thông thường còn chậm; việc xác định nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất để triển khai phương án đền bù, giải phóng mặt bằng còn khó khăn; thủ tục đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng còn chậm…

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đỗ Quang Trà phát biểu tại cuộc họp

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đỗ Quang Trà phát biểu tại cuộc họp

Tại cuộc họp, đại diện Ban 6 cho biết, hiện giải phóng mặt bằng đang vướng các vấn đề liên quan đến thủ tục nên tiến độ giải phóng mặt bằng đang chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. Do đó, trong thời gian tới đơn vị sẽ tập trung giải phóng mặt bằng. Đồng thời, kiến nghị tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các địa phương phối hợp với đơn vị khẩn trương triển khai các thủ tục giải phóng mặt bằng, đảm bảo phục vụ thi công dự án.

Đại diện các huyện có tuyến cao tốc đi qua cũng đề nghị chủ đầu tư dự án thành phần thực hiện nhanh giải ngân nguồn vốn phục vụ giải phóng mặt bằng nhằm kịp thời chi trả cho người dân ngay sau khi phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng nhằm tạo sự đồng thuận, bàn giao mặt bằng của nhân dân.

Theo ông Phạm Văn Lập, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian qua các sở, ngành liên quan đã tăng cường khảo sát công suất các mỏ vật liệu, kiểm tra, kiểm soát giá cả vật liệu. Tuy nhiên, dự báo trong quá trình triển khai thi công dự án sẽ gặp khó khăn trong khai thác mỏ vật liệu. Do đó, cần sớm tính toán để có giải pháp phục vụ thi công dự án.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị yêu cầu các địa phương tập trung cao độ cho công tác giải phóng mặt bằng; trong đó, đề nghị chủ đầu tư dự án phải ưu tiên vốn phục vụ giải phóng mặt bằng; các sở, ngành phối hợp, tham mưu cho UBND tỉnh khẩn trương giải quyết các thủ tục hành chính liên quan tháo gỡ khó khăn giải phóng mặt bằng của dự án.

Đặc biệt, các huyện M’Đrắk, Krông Bông phối hợp chặt chẽ với Ban 6 đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đảm bảo quy định và tiến độ thi công, nhất là đối với diện tích liên quan đến đất rừng.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị phát biểu tại cuộc họp

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị phát biểu tại cuộc họp

Ngoài ra, trên cơ sở các quy định của pháp luật các đơn vị cần dự báo sớm những khó khăn liên quan đến mỏ vật liệu để chủ động giải quyết, nhất là chính quyền các địa phương và các sở, ngành phải vào cuộc quyết liệt cùng với doanh nghiệp tìm phương án tăng công suất các mỏ có sẵn và tìm kiếm các mỏ khai thác mới, tránh tình trạng cạn kiệt vật liệu trong quá trình thi công.

Ông Phạm Ngọc Nghị cũng đề nghị Ban 6 nỗ lực phối hợp với các địa phương và kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương thực thiện nhanh các bước chuyển mục đích sử dụng rừng để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án thành phần 2 nhằm phục vụ thi công đồng bộ các dự án thành phần.

Theo TTXVN/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Thoát nước ở nông thôn

Thoát nước ở nông thôn

Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.

Giá cafe trong nước và thế giới đều biến động mạnh

Giá cafe trong nước và thế giới đều biến động mạnh

Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.

Xin đừng lạm dụng phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xin đừng lạm dụng phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.

Lưu thông trên cao tốc: Tại sao đường càng đẹp, tai nạn lại càng nhiều?

Lưu thông trên cao tốc: Tại sao đường càng đẹp, tai nạn lại càng nhiều?

Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?

Xe buýt là phương tiện ưu tiên, không có nghĩa được bỏ qua vi phạm

Xe buýt là phương tiện ưu tiên, không có nghĩa được bỏ qua vi phạm

Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè

Không hiểu tiếng Việt

Không hiểu tiếng Việt

Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.

Chợ truyền thống 'mất điểm' vì ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh

Chợ truyền thống "mất điểm" vì ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh

Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.