Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Đánh thức tiềm năng kinh tế biển ĐBSCL

Kim Loan: Thứ ba 01/11/2022, 10:08 (GMT+7)

Với 750km bờ biển, chiếm 23% chiều dài bờ biển của cả nước, ĐBSCL đang sở hữu đến 360.000km2 vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế. Mặc dù được ban tặng tài nguyên “biển bạc” nhưng ĐBSCL vẫn chưa “đánh thức” được hết các tiềm năng này.

Đi dọc đồng bằng, Tây Nam Bộ có hệ thống bờ biển rất đẹp và giàu. Mỗi hòn đảo quý giá như một “thỏi bạc lớn”, một “cột mốc chủ quyền”, một “chiến hạm” không thể đánh chìm trên vùng biển của đất nước. Mỗi đảo đều quy tụ nguồn lợi hải sản, di tích lịch sử thuần Việt với văn hóa “làng chài” và văn minh “biển cả”.

Từ đây, hình thành cơ sở hậu cần nghề cá và khai thác du lịch, giúp kinh tế ĐBSCL tăng trưởng “đậm” qua nhiều thời kì. Thế nhưng, tiềm năng biển cả của ĐBSCL được cho là chỉ mới được khai thác một nửa. Phần lớn đang bị ngủ quên dưới đáy đại dương vì nhiều lí do.

Trong 7/13 tỉnh-thành ĐBSCL tiếp giáp với biển thì Kiên Giang được cho là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế biển dẫn đầu vùng. Diện tích rộng hơn 63.290 km², 1 thành phố đảo và 140 hòn đảo nhỏ, tỷ trọng GDP kinh tế biển luôn chiếm 80% GDP toàn tỉnh Kiên Giang.

Trước thách thức về nguồn lợi thủy sản tự nhiên suy kiệt, dẫn đến giảm sút sản lượng đánh bắt, Kiên Giang chuyển hướng sang mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển và “nuôi biển”. “Nuôi biển” hiện nay đang là xu hướng tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu thủy sản và trọng điểm trong phát triển nghề cá bền vững.

ảnh: phunuonline.com.vn

ảnh: phunuonline.com.vn

Thế nhưng đã 01 năm từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 11 về việc giao các khu vực biển nhất định cho các tổ chức, cá nhân sử dụng và khai thác tài nguyên thì Kiên Giang vẫn chưa giao được biển cho doanh nghiệp để “nuôi biển”.

Ông Quảng Trọng Thao – Phó Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Kiên Giang cho biết khó khăn: "Hiện nay chúng tôi còn tồn trên khoảng 200 bộ hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp xin đầu tư vào Kiên Giang mà chúng tôi vẫn chưa giải quyết được. Bởi vì quy định của Nghị định số 11 có căn cứ pháp lý cho “nuôi biển” bắt buộc phải có quy hoạch không gian biển hoặc là quy hoạch tích hợp của địa phương. Mà bây giờ về quy hoạch tích hợp thì địa phương còn đang xây dựng, quy hoạch không gian biển thì Bộ TN&MT cũng còn đang làm chưa xong. Chưa xong thì chưa có cơ sở".

Đến vùng biển Đông Hải – Bạc Liêu, nơi có ngư trường rộng lớn trên 16.500km2 nhưng cũng chỉ thu lợi từ nguồn hải sản đánh bắt tự nhiên. Đông Hải có gần 600 phương tiện hoạt động, hàng năm khai thác hơn 50.000 tấn thủy hải sản. Xác định thế mạnh của địa phương là dựa vào tiềm năng của biển để phát triển nhưng các lợi thế thì chưa được khai thác, nhất là các lĩnh vực đánh bắt xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch biển.

Có 2.000 hecta đất rừng phòng hộ thích hợp cho du lịch sinh thái nhưng chưa được đầu tư. Thương hiệu “Muối Bạc Liêu” đậm đà đặc trưng thì gần như chỉ được “truyền miệng” mà chưa tìm được phương thức hợp tác để tìm đầu ra giúp diêm dân.

Ông Hồ Thanh Tuấn – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cho biết: "Khi nghề làm Muối được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì huyện đã khuyến khích người dân giữ lại diện tích muối, phải bảo tồn diện tích này để sau này chúng ta phát huy các giá trị kinh tế khác, kết nối du lịch, xây dựng thương hiệu muối, giữ lại ngành nghề truyền thống. Đông Hải có trên 1.150 hecta làm muối thì trung bình một năm lại có vài chục hecta được chuyển đổi".

Một tiềm năng lớn nữa chưa được chạm tới đó là “thu tiền” từ dịch vụ vận tải biển. Đến nay, vùng biển của ĐBSCL vẫn chưa có một cảng biển nước sâu nào thuộc loại IA (1A). Trong năm 2021, tổng lượng hàng hoá qua cảng biển ĐBSCL là 20,84 triệu tấn, thì chỉ có 1,81 triệu tấn (tương đương 9%) đi trực tiếp qua cảng biển ĐBSCL, trong khi có 19,03 triệu tấn (tương đương 91%) phải qua các cảng biển ở khu vực TPHCM và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Việc chuyển tải một lượng lớn hàng hoá lên TPHCM và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu để xuất khẩu, trong khi dư địa dùng để khai thác vận tải biển của ĐBSCL thì vẫn còn ì ạch đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở ĐBSCL phải tiêu tốn nhiều chi phí vận chuyển.

Bà Trần Thanh Nga – Giám đốc nhà máy chế biến lương thực Thành Tín Sóc Trăng cho biết: "Khi đưa ra các cảng ở khu vực TP HCM thì chi phí rất cao, vô mùa xuất nhiều thì cảng ở TP HCM bị ách tắc. Đôi lúc chậm tiến độ giao hàng thì đối tác nước ngoài họ không hài lòng về mặt hàng gạo của mình".

Du lịch biển ở ĐBSCL đang có tiềm năng lớn nhưng phát triển chưa đồng đều, chủ yếu chỉ tập trung tại đảo Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang. Nhiều khu vực có nhiều tiềm năng du lịch biển lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác và phát triển tương xứng như: Biển Ba Động (Trà Vinh) Hòn Đá Bạc ( Cà Mau). Ngành du lịch của các địa phương có biển vẫn chưa xây dựng được những sản phẩm du lịch biển đa dạng, phong phú về chất lượng để thu hút du khách trong và ngoài nước, thiếu những dịch vụ biển đảo đặc sắc có tính cạnh tranh cao.

Ngoài ra, khai thác năng lượng gió, năng lượng sóng triều, năng lượng ánh sáng chỉ mới là thiểu số ở vùng biển ĐBSCL. Song, phải thừa nhận, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng hàng loạt những dự án điện gió đã và đang “đạp sóng” vươn lên tại bãi bồi ven biển đồng bằng Tây Nam Bộ.

Điều này cho thấy năng lượng gió bây giờ không còn đem đến đau thương, mất mát bằng những cơn bão thổi từ biển vào. Gió đã là nguồn thu hút đầu tư của các tỉnh, là tài nguyên thật sự cho ĐBSCL thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững.

Nói về vấn đề này, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: "Nếu hoàn thành trong năm 2022 này nữa thì sẽ được tổng số 850MW, tạo điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh cũng đề nghị quy hoạch thêm khoảng hơn 10.000MW, quy hoạch chung là trên 25.000MW trên địa bàn, nếu được thì đây sẽ là một nguồn thu rất lớn cho ngân sách tỉnh".

ảnh: giaoduc.net.vn

ảnh: giaoduc.net.vn

Công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế biển ở ĐBSCl còn nhỏ lẻ. Việc ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của kinh tế biển. Vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật vùng ven biển, hải đảo còn hạn chế. Biến đổi khí hậu, cùng với việc khai thác tài nguyên quá mức làm cho một số ngành kinh tế biển tăng trưởng chậm lại và có dấu hiệu sụt giảm thay vì lớn mạnh từ biển.

Các chuyên gia cho rằng, Biển luôn gắn với “tính đa dụng”, vì một hệ thống tự nhiên biển có thể làm cảng, làm du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, khai thai thác năng lượng điện gió, bảo tồn thiên nhiên… mà đã gọi là đầu tư thì phải sinh lời. Thế nên, để biển ĐBSCL thu hút được đầu tư, phát triển kinh tế biển thì trước tiên phải bảo đảm hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người dân.

Biển cũng cần “tính liên kết”, tạo ra mối liên kết đảo với bờ; bờ với biển; biển với biển để kết nối giao lưu kinh tế (hàng hóa, vật dụng, nhu yếu phẩm...). Nếu chúng ta xây dựng được các chuỗi: đô thị ven biển, đô thị đảo, đô thị biển trong tương lai thì chắc chắn sẽ tạo ra các “lợi ích kép” là tăng cường liên kết giao thương giữa các hệ thống đảo với nhau và hình thành các trung tâm tích tụ dân số, tạo ra nội lực và nhu cầu tiêu thụ nội vùng, kéo theo khả năng tăng cung cầu thì từ đó sẽ đánh thức tiềm năng vùng biển bạc ĐBSCL.

Mặc dù còn những tiềm năng chưa được chạm tới, nhưng thời gian qua, vùng biển ĐBSCL cũng đang được khai thác và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của địa phương, nhất là sau khi Chính phủ công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 – 2030 thì giữa các địa phương đang có những cuộc chạy đua trong phát triển kinh tế biển. Nội dung này sẽ được đề cập trong kỳ 2 của chương trình.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.