Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Cồn Thanh Long chờ được cứu...

Kim Loan: Thứ năm 28/07/2022, 09:10 (GMT+7)

Vùng thổ nhưỡng được phù sa bồi đắp hằng năm lý tưởng để trồng cây ăn trái và nuôi thủy sản. Thế nhưng bắt đầu từ năm 2016, nhiều hộ dân sống trên cồn lần lượt chạy lở, diện tích đất cứ mất dần và nhiều lần mất trắng mùa màng vì nước tràn đê gây ngập lụt.

Lời kêu cứu khẩn thiết nhất của người dân sống trên cồn là gia cố đê bao chắc chắn để đời sống sản xuất của các hộ gia đình bền vững.

Gia đình ông Nguyễn Chí Lập đã sinh sống, làm ăn ở cồn Thanh Long hơn 30 năm, thuộc ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm (tỉnh VĨnh Long). Nhưng 5 năm trở lại đây, đã nhiều lần gia đình ông Lập phải thắt ruột thắt gan bỏ nhà, chạy lên đê bao sống tạm “mười bữa nửa tháng” vì cồn bị sạt lở, nước tràn vô nhà cao tận cửa sổ.

Đợi khi nào nơi sạt lở được gia cố ổn định, nước rút, các thành viên mới lũ lượt vác đồ trở về, dọn dẹp nhà cửa mà ở tiếp. Đâu chỉ có vậy, nhà ngập lênh láng mà vườn cây ăn trái của ông cũng chết hàng loạt vì bị ngập nước quá lâu.

Ông Nguyễn Chí Lập - Ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm cho biết:

"Những hộ gia đình sống ở đây đều sống trong vùng rất thấp, nên nước ngập là chạy lên đê ở tạm. Đợi bao đê lại, nước rút ra mới trở về nhà ở được, chứ ngập tới cửa sổ sao mà ở được.

Hôm rồi ngập chết mấy cây bưởi, đê bao được bao lại, nước rút, một số cây phục hồi được. Ngay cả cái nhà mình ở nó cũng bị sạt lở tới sàn nước rồi. Bây giờ từ từ tính chứ biết sao giờ, tới đâu hay tới đó chứ sạt tới kê bên vách rồi', ông Lập chia sẻ.

Tình trạng sạt lở cồn Thanh Long đang ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Báo Giao thông

Tình trạng sạt lở cồn Thanh Long đang ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Báo Giao thông

Trước năm 2016, diện tích cồn Thanh Long khoảng 50 heta, trong đó đất của hộ gia đình, cá nhân chiếm khoảng 44% (khoảng 22 hecta) với 11 hộ dân sinh sống. Diện tích còn lại do Nhà nước quản lý. Cuộc sống của người dân có đất trên cồn chủ yếu trồng hoa màu, cây ăn quả: Bưởi, Xoài và nuôi cá tra…

Tình trạng sạt lở 5 năm gần đây diễn ra khá nhanh, diện tích đất nông nghiệp của cồn mất khoảng 11 hecta. Diện tích đất còn lại khoảng 39 heta và chỉ còn 8 hộ dân bám trụ sinh sống với 24 nhân khẩu, trong đó có 6 hộ thường trú và 2 hộ không thường trú.

Tính từ năm 2016 đến nay, đê bao cồn Thanh Long đã xảy ra hơn 3 lần sạt lở lớn, ước kinh phí gia cố khắc phục trên 1,2 tỷ đồng. Cụ thể vào năm 2016, sạt lở 3 đoạn gây tràn toàn tuyến đê bao với chiều dài 200m, gây ngập 17 hecta vườn cây ăn trái và ao nuôi cá, có 25 hộ bị ảnh hưởng (trong đó có 11 hộ có nhà tại cồn).

Năm 2019, sạt lở tuyến đê bao dài 80m. Năm 2020 sạt lở tuyến đê bao dài khoảng 150m gây ngập 7 căn nhà và toàn bộ diện tích vườn cây ăn trái.

Là điểm nóng về sạt lở, nhiều hộ dân mất đất, mất nhà nên phải bỏ vào đất liền tìm kế sinh nhai. Chỉ còn lại mấy hộ dân ngặt nghèo còn bám trụ giữ đất dù biết rằng tình trạng sạt lở rất nguy hiểm.

Thẳng thắn bàn về nguyên nhân sạt lở, ông Nguyễn Chí Lập - ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm cho rằng: 'Vĩnh Long bán mỏ cát quá trời, hiện giờ trên sông có hàng chục chiếc xáng cạp, cạp hoài sao mà không lở được. Phải bán mỏ không thì đâu có nói gì, bây giờ cho lấy đất sét luôn thì dòng sông nào mà chịu nỗi'.

Ngay từ những dấu hiệu sạt lở đầu tiên, UBND huyện Vũng Liêm đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp để phòng ngừa, khắc phục như việc thường xuyên kiểm tra, bố trí kinh phí gia cố các điểm sạt lở nhỏ cũng như có nguy cơ sạt lở, trồng cây chắn sóng, kiểm tra xử lý tình trạng khai thác cát trái phép… để bảo vệ đời sống và sản xuất của người dân nơi đây.

Người nông dân tranh thủ thu hoạch xoài sớm để giảm thiệt hại do sạt lở. Ảnh: TTXVN

Người nông dân tranh thủ thu hoạch xoài sớm để giảm thiệt hại do sạt lở. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, qua nhiều lần gia cố, khắc phục, UBND huyện Vũng Liêm cũng thừa nhận không thể giải quyết căn cơ tình trạng sạt lở của cồn này. UBND huyện đã kiến nghị tỉnh khảo sát, hội thảo khoa học nhằm xác định nguyên nhân cũng như có giải pháp xử lý điều chỉnh dòng chảy để ngăn sạt lở đầu cồn, đồng thời xem xét đầu tư kinh phí nâng cấp toàn tuyến đê bao để người dân an tâm sinh sống và phục hồi sản xuất.

Mới đây, ông Trương Thành Dãnh – GĐ Sở NN&PTNN tỉnh Vĩnh Long cho biết phương án sắp triển khai để khắc phục nguy cơ sạt lở diện rộng tại đây: 'Tỉnh đã ban hành tình trạng khẩn cấp bà có kế hoạch gia cố khắc phục mang tính cơ bản.

Do số vốn đầu tư tương đối lớn trên 100 tỉ nên Sở NN cũng đã gặp cơ quan phòng chống thiên tai của Bộ nên đã có vốn đối ứng của tỉnh. Hiện nay Bộ đã nhận hồ sơ rồi, Cục Phòng chống thiên tai sẽ có kế hoạch vào khảo sát. Chỗ nào mà bức xúc nhất đã gia cố tạm bằng cừ dừa, còn làm bê tông kiên cố thì chờ Bộ khảo sát và có ý kiến.

Ban Chỉ huy PCTT- TKCN tỉnh Vĩnh Long cho rằng hiện nay khu vực này vẫn có nguy cơ sạt lở cao, đồng thời nêu quan điểm về việc đầu tư công trình bảo vệ cồn Thanh Long trên cơ sở thực hiện chính sách di dân, tiếp đó là Nhà nước đầu tư gia cố đê bao an toàn, lúc đó mới thu hút được nhà đầu tư hiệu quả. Ban Chỉ huy PCTT- TKCN tỉnh Vĩnh Long cũng đề xuất phương án dùng rọ đá và kè mềm để phù sa bồi tụ từ từ giúp khôi phục lại và tạo sự ổn định cho cồn.

Nếu đầu tư theo hướng này thì kinh phí sẽ thấp hơn so với làm kè cứng bê tông. Nếu không can thiệp kịp thời thì nguy cơ sạt lở tiếp là rất cao, có thể 10- 15 năm nữa cồn Thanh Long sẽ không còn, trong khi cồn này cũng nằm trong dự án quy hoạch du lịch của huyện Vũng Liêm gồm 2 xã cù lao Quới Thiện và Thanh Bình.

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.