Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Có nên bỏ môn Ngoại ngữ tại kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Thu Thủy: Thứ hai 13/11/2023, 09:17 (GMT+7)

Mới đây, Bộ GD-ĐT đã công bố Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025, xin ý kiến dư luận xã hội

Cụ thể, 3 phương án bao gồm:

Phương án 1: 4+2: gồm 4 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn tự chọn.

Phương án 2: 3+2: gồm 3 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn tự chọn.

Phương án 3: 2+2:  gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn tự chọn. 

Trong đó, phương án đang nhận được sự ủng hộ của đa số học sinh và giáo viên là phương án "2+2", tức là Ngoại ngữ sẽ không còn là môn thi bắt buộc, với mong muốn sẽ giảm áp lực thi cử cho học sinh.

Tuy nhiên cũng lại có nhiều ý kiến cho rằng, tiếng Anh đang ngày càng trở nên quan trọng khi Việt Nam hội nhập toàn cầu, nên việc loại Ngoại ngữ khỏi môn thi bắt buộc có hại nhiều hơn lợi. Vậy để có cái nhìn rõ hơn về nội dung này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với Thầy giáo Đinh Đức Hiền, trưởng khối THPT, phổ thông liên cấp FPT.

Ảnh minh họa baochinhphu

Ảnh minh họa baochinhphu

PV: Thưa ông, trước việc số môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang là chủ đề được tranh luận sôi nổi, mà trong đó, phương án được nhiều người quan tâm nhất là phương án "2+2" - thí sinh thi hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và hai môn tự chọn, Ngoại ngữ sẽ không phải môn thi bắt buộc, ông có quan điểm như thế nào về vấn đề này?

Thầy giáo Đinh Đức Hiền: Với phương án 2+2 theo tôi hiện tại là phương án khá hợp lý. Bởi vì thực tế là chương trình giáo dục phổ thông mới, từ lớp 1 đến lớp 9, đấy là giai đoạn trang bị kiến thức căn bản, còn giai đoạn từ lớp 10 đến lớp 12 đó là giai đoạn định hướng nghề nghiệp.

Chính việc chúng ta cho môn Sử trở lại là môn bắt buộc, đã phá vỡ cấu trúc ban đầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, tức là mất đi cái tính định hướng nghề nghiệp.

Bây giờ chỉ cần chúng ta bỏ môn tiếng Anh ra khỏi môn bắt buộc, thì rõ ràng học sinh sẽ có nhiều lựa chọn hơn và chúng ta sẽ đưa cái thế cân bằng trở lại. Chúng ta sẽ đưa mục tiêu định hướng nghề nghiệp ở cấp THPT về lại mục tiêu ban đầu, thì tôi cho rằng nó rất hài hòa. Cái thứ hai là chúng ta vẫn phù hợp với luật Giáo dục, đồng thời chúng ta giảm tải được kỳ thi đi.

Bởi lẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện tại thì mang tính chất là tốt nghiệp là chủ yếu, và cũng phù hợp với luật Giáo dục, đó là các trường đại học phải tự chủ. Cho nên là việc mà tuyển sinh đại học thì chúng ta hãy trao quyền về cho các trường đại học nhiều hơn

PV: Nhưng cũng lại có ý kiến cho rằng, ngoại ngữ rất quan trọng trong thời đại ngày nay nên việc loại môn này ra khỏi các môn thi bắt buộc có thể khiến học sinh sao nhãng kiến thức. Ông nghĩ sao về quan điểm này?

Thầy giáo Đinh Đức Hiền: Môn học nào thực tế ra nó cũng quan trọng cả. Chúng ta nói tiếng Anh quan trọng, thì môn nào cũng sẽ quan trọng. Nhưng chúng ta hãy nhìn lại câu chuyện mà chúng ta đào tạo tiếng Anh mấy chục năm nay, chúng ta cũng nhận thấy một thực tế rằng là học sinh Việt Nam học tiếng Anh từ lớp 1 tới lớp 12 nhưng khả năng sử dụng tiếng Anh là rất thấp. Và cái việc mà các bạn ấy có thể sử dụng được tiếng Anh gần như là vì các gia đình phải đầu tư học bên ngoài rất là nhiều.

Tại sao mà trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam hiện nay nó yếu kém, là bởi vì chúng ta học thiếu đi đôi với hành.

Tất cả những việc học của chúng ta hiện nay là hướng tới thi cử, học ngữ pháp rất nhiều, học sinh không có môi trường để mà có thể phát triển cái ngôn ngữ tiếng Anh. Đấy là cái sự thật mà chúng ta phải nhìn vào.

Còn nếu như mà chúng ta mà lại cứ chăm chăm cái chuyện đó là, phải thi môn này thì các bạn ấy mới học, thì thực ra là chúng ta lại vẫn cứ quay lại cái tư duy cũ, tức là học để thi. Mà căn bản là chúng ta phải đổi mới toàn diện từ cái việc giáo trình, từ việc điều kiện cơ sở vật chất, đến cái môi trường thực hành dành cho các bạn học sinh.

Nên để mà nâng cao được trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam, chúng ta cần phải phối hợp giữa nhiều bên, là vấn đề của cả Chính phủ chứ không phải chỉ riêng Bộ GD-ĐT. Nó không phải là ở cái môn thi tốt nghiệp đó là môn thi tiếng Anh, thật sự là như vậy. 

PV: Xin cảm ông!

Ý kiến của bạn
Có nên bỏ kỳ thi “2 trong 1”, khôi phục thi đại học?

Có nên bỏ kỳ thi “2 trong 1”, khôi phục thi đại học?

Những cơn mưa điểm 10 của kỳ thi 3 chung khiến điểm chuẩn vào Đại học trở nên khó lường. Những đề thi trắc nghiệm gây nhiều tranh cãi? Tình trạng gian lận thi cử tại một số địa phương khó kiểm soát…

Xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre - Trà Vinh

Xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre - Trà Vinh

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bến Tre vừa cho biết cầu Cổ Chiên 2 kết nối hai tỉnh Bến Tre - Trà Vinh với tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng dự kiến sẽ khởi công vào năm 2025.

Làn buýt nhanh và sự thách thức tâm lý với tài xế

Làn buýt nhanh và sự thách thức tâm lý với tài xế

Vào mỗi khung giờ cao điểm, chỉ cần quan sát trục Giảng Võ – Láng Hạ - Lê Văn Lương – Tố Hữu không khó để bắt gặp hình ảnh xe máy tràn vào làn buýt nhanh (BRT) để đi. Góc nhìn của các bác tài khi thấy cảnh tượng trên như thế nào?

Văn hoá kinh doanh: Làm giàu và phụng sự xã hội không đối lập mà hỗ trợ lẫn nhau

Văn hoá kinh doanh: Làm giàu và phụng sự xã hội không đối lập mà hỗ trợ lẫn nhau

Ngày 25/11, tại TP.HCM diễn ra Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” lần thứ ba năm 2023 với chủ đề: “Văn hóa kinh doanh - Dòng chảy phát triển và hội nhập”.

Phương án nào thu phí phương tiện vào nội đô?

Phương án nào thu phí phương tiện vào nội đô?

Theo Đề án giao thông thông minh được Sở GTVT Hà Nội và Công ty TNHH tư vấn và xây dựng (Đại học GTVT), giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội sẽ triển khai hệ thống trạm thu phí nội đô. Vậy nhóm đối tượng nào bị thu phí và phương án thu phí ra sao?

Nỗi đau người ở lại

Nỗi đau người ở lại

Chủ nhật tuần thứ Ba của tháng 11 hàng năm được thế giới chọn là ngày tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông như một lời chia sẻ với nỗi đau những người ở lại, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người khi tham gia giao thông.

Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên

Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên

“Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên” – Đó là điều chúng ta dễ nhận ra khi nhìn những người đi bộ trên cầu Long Biên – cây cầu duy nhất ở Hà Nội hiện nay có phần đường riêng dành cho người đi bộ lên cầu.