Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Chuyến xe nghĩa tình của anh Xong

Kim Loan: Thứ sáu 04/10/2024, 14:39 (GMT+7)

Chín năm nay, ở bệnh viện đa khoa TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp lúc nào cũng có bữa cơm nóng hổi với thành phần nguyên liệu, rau củ tươi ngon để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân. Người đóng góp miệt mài cho bếp ăn từ thiện của bệnh viện là anh Nguyễn Thanh Xong

Anh Nguyễn Thanh Xong, 38 tuổi, thành viên thường trực của Ban điều hành Bếp ăn tình thương Bệnh viện đa khoa Sa Đéc. Không chỉ tiếp nhận, thu gom rau củ cho Bếp ăn của bệnh viện, anh Xong còn tình nguyện chở rau củ đến những nơi cần. Cứ như thế, chuyến xe 0 đồng của anh Xong tiếp tục nối dài hành trình nhân ái trong sự ngưỡng mộ và biết ơn của nhiều người.

Anh Xong vẫn tươi cười cho rằng, mình đâu đã làm được gì nhiều, chỉ là kết nối tấm lòng của bà con khắp nơi trao đến người cần.

Anh Xong vẫn tươi cười cho rằng, mình đâu đã làm được gì nhiều, chỉ là kết nối tấm lòng của bà con khắp nơi trao đến người cần.

Thưa anh Xong, một chuyến chạy xe của anh mỗi ngày bao nhiêu km và anh bắt đầu công viện thiện nguyện này từ “cơ duyên” nào?

Hồi đó tôi qua Sa Đéc nuôi bà Nội bệnh, thấy các chú già cả rồi nhưng vẫn đi vận động đồ rẫy nấu cơm từ thiện. Từ đó, tôi thấy mình rảnh rỗi thì đi làm tiếp các chú để có nguyên liệu nấu cơm cho bà con. Từ nhà tôi qua bệnh viện Sa Đéc là 20km, mỗi ngày tôi chạy lòng vòng 40km.

Sáng chạy qua tổ từ thiện thì có cơm, cháo thì mình ăn ké với tổ. Xăng tôi tự đổ. Nói chung mỗi tháng tôi tốn tiền túi không nhiều cho các chi phí đi lại.

Những ngày đầu anh bắt tay chạy xe chở rau củ 0 đồng, việc đi vận động người dân đóng góp nguyên liệu có khó khăn không?

Khởi điểm ban đầu mình là người trồng rẫy, hằng ngày chở đồ rẫy qua bán cho các thương lái ở chợ đầu mối. Từ chỗ này, mình quen biết các tiểu thương và nhận chở hàng 0 đồng cho chỗ từ thiện luôn.

Hiện nay, bất cứ thời gian nào, nếu tổ từ thiện thiếu nguyên liệu thì dù khó khăn cỡ nào tôi cũng vận động được ít nhất 100 kg rau củ để nấu. Những mối quen biết, vựa hàng sẵn sàng ủng hộ cho tôi khi tôi vận động. Thời điểm mà hàng tươi đắt đỏ thì loại vận động được nhiều nhất là bí hồ lô và dưa leo. Còn thời điểm này là bầu, mướp, bí đau, cà tím… nhiều lắm.

Anh Xong luôn mong muốn góp thêm chút ấm no cho những người khó, dù thức khuya dậy sớm, lái con xe ba gác mặc nắng mưa trên đường.

Anh Xong luôn mong muốn góp thêm chút ấm no cho những người khó, dù thức khuya dậy sớm, lái con xe ba gác mặc nắng mưa trên đường.

Việc anh làm có được gia đình đồng lòng ủng hộ không, rồi thời gian nào anh dành cho gia đình, ruộng nương?

Gia đình phải ủng hộ mình mới làm được, Cha mẹ tôi biết tôi làm việc tốt nên thương tôi lắm. Cứ sáng sớm đi làm đến 10h về nhà, từ đó đến chiều chăm sóc lúa, Từ đi chiếc xe honda mà giờ lên xe ba gác rồi, thì cứ thế mà làm thôi.

Cảm ơn anh Xong. Chúc anh luôn khỏe mạnh để tiếp tục cầm lái những chuyến xe rau củ 0 đồng đến bếp ăn từ thiện.

Nhiều người phụ phân loại và hỗ trợ các cô chú nấu nướng, phát cơm, cháo, nước cho người nhận tại BV đa khoa Sa Đéc.

Nhiều người phụ phân loại và hỗ trợ các cô chú nấu nướng, phát cơm, cháo, nước cho người nhận tại BV đa khoa Sa Đéc.

Mỗi ngày, cứ khoảng hơn 2h sáng, khi nhiều người còn say giấc thì tại Bếp ăn tình thương Bệnh viện đa khoa TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã đỏ lửa. Hàng chục tình nguyện viên đã có mặt để phụ giúp nấu cháo, nước, làm cơm để kịp giờ phát cho bà con, bệnh nhân vào sáng sớm. Hơn 30 năm chưa một ngày tắt lửa, bếp ăn là điểm đến của rất nhiều tấm lòng, trong đó có anh Nguyễn Thanh Xong.

Ông Huỳnh Văn Bé, Phó Trưởng Ban điều hành Bếp ăn tình thương BVĐK TP. Sa Đéc tâm tình, đã 9 năm nay, bếp ăn này không sợ thiếu hàng tươi, đồ rẫy bởi đã có anh Xong lo. Như một hành trình theo lịch kim đồng hồm 3h sáng anh Xong bắt đầu đi xin và chở rau củ từ thiện từ chợ về Bệnh viện, làm nguồn nguyên liệu nấu ăn. Chiếc xe chở từ vài trăm ký đến 1 tấn rau củ mỗi ngày. Sau đó phụ phân loại và hỗ trợ các cô chú nấu nướng, phát cơm, cháo, nước cho người nhận:

“Chú Nguyễn Thanh Xong là thành viên trong tổ hậu cần của bếp ăn nhiều năm qua, chú tham gia công việc này rất là tích cực nhiệm vụ chính của chú là chuyên chở rau củ cung cấp cho bếp ăn, cung cấp rau củ hàng ngày để đảm bảo cho bếp hoạt động thường xuyên để phục vụ cho thân nhân và bệnh nhân cả bệnh viện cả BVĐK TP. Sa Đéc”.

Với dáng người hơi nhỏ nhắn nhưng anh Xong luôn mong muốn góp thêm chút ấm no cho những người khó, dù thức khuya dậy sớm, lái con xe ba gác mặc nắng mưa trên đường. Anh Xong vẫn tươi cười cho rằng, mình đâu đã làm được gì nhiều, chỉ là kết nối tấm lòng của bà con khắp nơi trao đến người cần. Nhiều người quen biết anh Xong vẫn hay thường gọi anh với cái tên thân thuộc là anh Phong chở rau củ từ thiện:

“Mới đầu thì mình xin chút đỉnh về cho bà con cũng như vài chục hộ ở xóm thôi, bây giờ số lượng đem về nhiều quá, mình nhờ bà con lại vô bọc, ai thích ăn gì cứ lại lấy đó”.

7h sáng, sau khi hoàn tất việc phát cháo, nước cho bệnh nhân, thân nhân người bệnh, anh Xong tranh thủ tiếp tục hành trình thiện nguyện của mình. Sau khi đã dự phòng sẵn rau củ đủ dùng, đảm bảo vừa tươi cho 3 ngày sắp tới ở bếp ăn, số rau củ dư sẽ được anh Xong chuyển đến những nơi cần thiết.

Chuyến xe 0 đồng của anh Xong rời bệnh viện đa khoa Sa Đéc, di chuyển trên đường tránh Quốc lộ 80, hướng về thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung. Hành trình khoảng 15km mà biết bao điều ấm lòng ở đó. Trên đường đi, xe dừng ở một vựa rau củ quả, nơi mà anh Xong thường xuyên ghé để nhận rau củ tươi từ chủ vựa gửi cho.

Hàng chục tình nguyện viên đã có mặt để phụ giúp nấu cháo, nước, làm cơm để kịp giờ phát cho bà con, bệnh nhân vào sáng sớm.

Hàng chục tình nguyện viên đã có mặt để phụ giúp nấu cháo, nước, làm cơm để kịp giờ phát cho bà con, bệnh nhân vào sáng sớm.

Chia sẻ thêm về anh Xong, Ông Võ Văn Bánh cũng là thành viên Ban điều hành Bếp ăn tình thương BVĐK Sa Đéc, người thường xuyên đồng hành với anh bày tỏ: “Ít người làm được như chú Xong, luôn thức khuya dậy sớm, khoảng 3 giờ đã dậy rồi chở rau củ quả cho bếp ăn từ thiện và dọn vệ sinh sạch sẽ. Chú ấy mới mua thêm chiếc xe chở cho được nhiều”.

Cần bao nhiêu, gửi bấy nhiêu. Không chỉ là các bếp ăn tình thương Tổ từ thiện ở các bệnh viện, anh Xong còn gửi rau củ đến các “bếp ăn 0 đồng” thuộc các xã trên địa bàn huyện Lai Vung hay các chùa tổ chức nấu chay phục vụ bà con. Hễ nơi nào cần là anh gửi đến. Đặc biệt là gian hàng 0 đồng đặt trước nhà anh tại ấp Long Hội, xã Hòa Long, huyện Lai Vung. Nơi gửi hàng trăm phần rau củ miễn phí mỗi ngày cho bà con khó khăn của địa phương.

Ông Võ Phước Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Long nói về cách làm thiện nguyện của anh Xong: “Gian hàng 0 đồng của anh Xong tên thường gọi của địa phương là anh Phong, thời gian qua phát huy rất tốt, giúp cho bà con có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ để góp phần ổn định cuộc sống tốt hơn”.

Với tấm lòng cùng việc làm ý nghĩa của mình, anh Nguyễn Thanh Xong nhiều lần được Hội Chữ thập đỏ TP. Sa Đéc và tỉnh Đồng Tháp vinh danh, khen thưởng, vì đã có thành tích đóng góp cho hoạt động của Bếp ăn tình thương và lan tỏa tinh thần sống đẹp đến cộng đồng. Phía Đảng ủy, UBND xã Hòa Long cũng sẽ tôn vinh việc làm ý nghĩa của anh trong Hội nghị biểu dương học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Mỗi phần rau củ quả ở Gian hàng 0 đồng của anh Xong tuy giá trị vật chất không nhiều nhưng lại chứa đựng tấm lòng của một người nông dân chân chất, giàu lòng nhân ái. Hơn thế nữa đó còn là sự gắn kết của những tấm lòng yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc sống, góp phần mang đến niềm vui cho những mảnh đời còn khó. Và từ đó cũng lan tỏa tinh thần sống đẹp đầy nhân văn trong cuộc sống này.

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.

Khắc khoải Dù Kê

Khắc khoải Dù Kê

Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.

Ngõ Thọ Xương, cái tên mang dấu cũ một thời xa xưa

Ngõ Thọ Xương, cái tên mang dấu cũ một thời xa xưa

Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...