Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Chuyện cũ chuyện mới ở chợ vải lớn nhất Sài Gòn

Ngọc Yến - Hiền Công: Thứ ba 04/02/2025, 15:44 (GMT+7)

Hơn 30 năm nay, khu tầng trệt của thương xá Đồng Khánh trở thành đầu mối bán vải lớn nhất Sài Gòn. Người dân thường gọi là chợ vải Soái Kình Lâm.

Đất nước hơn ba thập kỷ là một câu chuyện chuyển mình đáng tự hào, kèm với đó là những đắn đo về sự gìn giữ nét đặc trưng của những khu chợ truyền thống. Thời gian trôi, chợ truyền thống chuyên cung cấp vải vóc cũ nhất Sài Gòn đã thay đổi ra sao?

Sài Gòn – TP.HCM trăm vạn điều để kể, từ những tấc bật đời thường đến những chốn quen vài chục, vài trăm năm tuổi. Người Sài Gòn kì cựu chắc đã rõ những đường đi nước bước của phố thị trăm tuổi này, như kiểu đứa con quê nhớ rõ con đường làng năm cũ. Cạnh đó, người chọn Sài Gòn để tha hương nương trú, đôi khi lại lạ lẫm với vài chốn lâu năm nhiều giá trị.

Hôm nay, tôi chọn dừng chân tại chợ vải lớn nhất và cũ nhất Sài Gòn – TP.HCM để gửi gắm thêm chút quý giá của đất này vào dòng người ngày ngày ngược xuôi, quá bận rộn để có thêm thông tin về vùng đất mình đang sống.

Hơn 30 năm nay, khu tầng trệt của thương xá Đồng Khánh trở thành đầu mối bán vải lớn nhất Sài Gòn. Người dân thường gọi là chợ vải Soái Kình Lâm.

Hơn 30 năm nay, khu tầng trệt của thương xá Đồng Khánh trở thành đầu mối bán vải lớn nhất Sài Gòn. Người dân thường gọi là chợ vải Soái Kình Lâm.

Dọc tuyến Trần Hưng Đạo xuyên tâm từ trung tâm quận 1 đến giáp ranh quận 6, đi qua chỗ người ta quen gọi với cái tên thân thương là “Đèn Năm Ngọn”, liếc mắt nhìn trái, trọn trong tầm mắt tôi là chiếc bảng với lối thiết kế đơn giản, ghi dòng chữ lớn “Thương Xá Đồng Khánh”.

Nếu dùng phép nhân hóa, “Thương Xá Đồng Khánh” là tên gọi trong giấy khai sinh, chỉn chu, đầy đủ, còn tên thường gọi của chốn này là chợ vải Soái Kình Lâm. Nghe người dân nơi đây kháo nhau, cái tên Soái Kình Lâm xuất phát từ một nhà hàng Hoa gần đó, khoảng đâu hơn 30 năm trước.

Cô Nga, một tiểu thương đời đầu của chốn chợ vải chia sẻ: "Ngày xưa là có cái nhà hàng Soái Kình Lâm, nên người ta gọi là chợ Soái Kình Lâm luôn, mà hồi xưa thôi, chứ nhà hàng đó giờ nó dẹp lâu rồi".

Trước đây mỗi sạp vải kinh doanh một mặt hàng riêng, nhưng hiện tại các sạp đã đa dạng hóa sản phẩm để chiều lòng khách hàng gần xa.

Trước đây mỗi sạp vải kinh doanh một mặt hàng riêng, nhưng hiện tại các sạp đã đa dạng hóa sản phẩm để chiều lòng khách hàng gần xa.

Nhiều nguồn tin cho hay, chợ Soái Kình Lâm hình thành năm từ 1989 khi UBND quận 5, TP.HCM quy hoạch lại ngành hàng vải sợi và di dời tiểu thương ở các phường về thương xá Đồng Khánh.

Từ năm 1989 đến 1995, chợ phát triển khá mạnh với gần 1.000 sạp, chi phối nguồn hàng vải sợi đi khắp cả nước và có thời điểm xuất khẩu ra cả khu vực Đông Nam Á.

Theo thời gian, chợ bị thu hẹp vì nhiều lý do nên giảm một nửa số lượng sạp so với trước nhưng đến nay chợ vẫn chiếm vị trí số 1 về cung cấp vải vóc cho cả Sài Gòn. 

CHO SOAI KINH LAM 3

Một buổi chiều trong tuần, đâu đó khoảng 15, 16 giờ, với vai trò là một người khách vãng lai, chính xác là như vậy, tôi gửi xe ngay khu vực Đèn Năm Ngọn, rảo bước dọc đường Trần Hưng Đạo B, phường 14, quận 5, khoảnh khắc đó trong tầm mắt tôi là hàng hà những sắc màu của vải, với tôi đó là chốn tập hợp vải sợi lớn nhất mình từng thấy.

Nhắm mắt, tin vào duyên số, tôi chọn một ngõ hẻm bất kì để đi sâu vào chợ, quan sát và lần dò tìm người hữu duyên để nghe kể về thế giới đa sắc này. Bước tới và ngó nghiêng chừng 20 mét, tôi may mắn gặp được chị Luận, tuổi ngoài 40, gắn bó với nghề vải từ khoảng năm 1998.

Chị Luận giới thiệu đôi nét về chợ vải Soái Kình Lâm: "Ở đây gồm 3 trung tâm, đây là trung tâm 1, bên kia là trung tâm 2 người ta gọi là khu đồ gỗ, dưới nữa là khu tổng hợp, khoảng hơn 120 quầy. Thường chợ hoạt động từ 7h sáng đến 4h chiều, trước đây thì sớm lắm, hơn 6h đã ra rồi, chiều thì 5 6h mới đóng cửa, giờ thì chậm hơn. Mình làm ở đây theo lịch nhà nước hết, nhà nước nghỉ sao thì chợ nghỉ như vậy".

Thời gian trôi, điều kiện sống thay đổi, văn hóa mua sắm của người tiêu dùng cũng có những đổi khác để phù hợp. Trước đây mỗi sạp vải kinh doanh một mặt hàng riêng, nhưng hiện tại các sạp đã đa dạng hóa sản phẩm để chiều lòng khách hàng gần xa.

Mọi thứ của chợ vải Soái Kình Lâm đều chẳng nhiều đổi khác, điều đổi thay nổi bật nhất là lượng khách ngày một ít.

Mọi thứ của chợ vải Soái Kình Lâm đều chẳng nhiều đổi khác, điều đổi thay nổi bật nhất là lượng khách ngày một ít.

Chị Luận chia sẻ thêm: "Chị có thể kinh doanh về hàng may màn, may drap, đồng phục sơ mi, quần tây, khách hàng cần cái gì thì mình bán cái đó, nó sẽ đa dạng hơn hồi xưa. Khách hàng ở chợ này đa số là khách tỉnh, trong TP thì cũng có, phần nhiều là trường học, đồng phục công ty, đơn hàng đi nước ngoài, bán lẻ cũng có nhưng mà là số ít".

Theo lời chị Luận, mọi thứ của chợ vải Soái Kình Lâm đều chẳng nhiều đổi khác, điều đổi thay nổi bật nhất là lượng khách ngày một ít. Lượng hàng hóa bán ra đã không nhiều như ngày cũ, bởi các kênh bán hàng giờ đã rất đa dạng, giá cả, mẫu mã vô cùng cạnh tranh.

Chị Luận hồi tưởng về ngày cũ, kèm chút so sánh: "Thời chị vô, chị 18 tuổi, chợ đông đúc, buôn bán đã lắm, lượng hàng nhiều lắm, khách hàng trực tiếp đi xem hàng, giờ khách hàng làm việc online là đa phần, không vất vả như ngày xưa. Giờ người ta mua online cũng nhiều hơn nên là chợ truyền thống bị khựng lại".

---

---

Chợ vải Soái Kình Lâm thời này đang rất khó, phía sau giọng chia sẻ chẳng thoáng chút buồn của người phụ nữ ngoài 40, qua ánh mắt chị tôi nhận ra sự tiếc nuối, nhớ về thời sầm uất, náo nhiệt của chợ.

Gần 30 năm gắn bó với chợ vải Soái Kình Lâm, với chị Luận, đây không chỉ là chốn để xoay sở cơm gạo cho cả gia đình, mà còn là chỗ đi về với nhiều kỷ niệm đẹp: "Đầu năm giáng sinh, tất niên, ăn uống chụp hình các thứ, dù gì đây cũng như là ngôi nhà thứ 2 của mình. Hy vọng chợ hoạt động trở lại như xưa, tiểu thương đỡ nản lòng hơn. (Cười)".

Tạm biệt chị Luận kèm lời cảm ơn vì những chia sẻ chân tình, tôi lần dò sang một vị trí khác để mở rộng thêm thông tin, trong thời gian di chuyển, tôi có chút lưu tâm về nụ cười nặng vẻ ưu tư của chị. Tôi thoáng nghĩ “ừ thì, trong hoàn cảnh nào, người ta cũng nên tích cực và bước tiếp”.

---

---

Tiếp tục hành trình khám phá khu chợ cũ, tôi gặp cô Tám, tuổi ngoài 70, người gốc Huế, là tiểu thương bán vải từ những ngày chợ Soái Kình Lâm chưa thành hình, sau đôi lời chào hỏi xã giao, cô Tám mở lòng chia sẻ về chuyện buôn bán của mình:

"Hồi đó bán dưới chợ Xóm Vôi rồi người ta dời lên đây, bán cũng sống được, nhưng sau dịch tới giờ hoàn toàn lỗ, cô cũng tính dẹp nghề nghỉ, bán giờ chậm quá, giờ người ta mua hàng online là nhiều, nó rẻ, nửa ngày cô chưa bán mở hàng".

Giọng cô Tám đầy màu sắc của một tiểu thương lâu năm, trải qua đoạn dài thời gian nhiều vùng vẫy. Buổi mới này cô Tám chỉ mong được nhà nước chiếu cố hỗ trợ, bởi chợ ế, khách vắng tanh, chi phí mặt bằng, nhân công, khiến người tiểu thương già mấy năm nay phải oằn mình gồng gánh.

Tạm biệt cô Tám, tôi di chuyển sang khu đồ gỗ, một trong ba khu của chợ vải Soái Kình Lâm. Chốn này có vẻ điều hiu nhất chợ, từng sạp hàng ngăn nhau bằng tấm vải thun cũ sờn, không một vị khách tới lui.

Trong âm thanh tĩnh lặng của khu chợ “buồn” tôi vô tình nghe được cuộc điện thoại với nội dung mong hoàn vốn từ một tiểu thương già, và… tôi đủ nhạy cảm để hiểu về những gì tiểu thương nơi đây đang trải. Vừa nghĩ ngợi vừa kiếm tìm, mong góp nhặt thêm thông tin từ người bán, tôi gặp được cô Nga, tuổi độ 70, nhà quận 11, đang loay hoay dọn dẹp vài vật dụng còn sót lại của sạp hàng sắp đóng cửa.

Cô Nga trải lòng giọng chút tiếc nuối: "Cô bán mấy chục năm rồi, sau giải phóng cô bán. Hồi đó đông lắm, hơn 70 sạp, giờ còn chưa tới 20 sạp. Giờ ế lắm, giờ cô phải trải quầy, nghỉ bán. Trước Covid là đã ế rồi. Cô bán có mình, giờ mướn nữa là chết nữa. Giờ lớn tuổi rồi, nghỉ, ở nhà nhờ con nhờ cháu".

Trong câu chuyện của cô Nga, cô Tám hay chị Luận, đa phần là những nuối tiếc, thậm chí đến mức phải buông tay nơi mình đã chặng dài gắn bó. Nhưng tôi biết sâu thẳm bên trong họ, dù chẳng còn gắn bó vẫn rất mong có phép màu xảy đến với chợ Soái Kình Lâm, họ mong khách hàng khắp chốn vẫn dành cho khu chợ một thiện cảm nhất định, họ mong kinh tế đất nước nhanh chóng được cải thiện để bạn hàng khắp nơi không “đứt gánh giữa đường”.

Thực tế, chợ vải Soái Kình Lâm đã vượt ngoài phạm vi của một nơi chỉ mua và bán, nơi đây có vẻ cổ kính của một công trình nhuốm màu thời gian, đã trở thành nét đặc sắc của Sài Gòn, là địa điểm du lịch hấp dẫn trong mắt du khách trong nước và quốc tế.

Hy vọng, Sài Gòn – TPHCM của phần tương lai sau, cái tên chợ vải Soái Kình Lâm sẽ trở lại mang dáng vẻ ngạo nghễ như đã từng, mong rằng tiểu thương chốn chợ cũ sẽ nhanh thôi, bớt thấp thỏm chuyện bán mua.  

SỐNG Ở SÀI GÒN: Tất bật mưu sinh sau tết

Tuần đầu sau tết, những chậu hoa cúc vẫn vàng rực trước hiên nhà nhưng không chộn rộn với các lễ hội mà xem ra có lẽ khá dứt khoát với tết. Không khí ở phố phường lại trở nên nhộn nhịp, nhưng hối hả hơn bao giờ hết. Người dân từ khắp nơi trở về thành phố, mang theo những nỗi lo lắng và kế hoạch cho một năm mới.

Tiếng còi xe vang lên, hòa cùng những bước chân gấp gáp trên vỉa hè. Các tiệm tạp hóa, quán ăn mở cửa sớm, phục vụ cho những người lao động trở lại với guồng quay cuộc sống. Ai nấy đều bận rộn với công việc, từ những người buôn bán nhỏ lẻ đến các văn phòng công sở. Không khí tất bật ấy khiến cho mọi người vừa cảm nhận được sự khẩn trương của cuộc sống, vừa nuôi hy vọng cho một khởi đầu tươi mới, đầy hứa hẹn.

Ảnh minh họa: Quang Hùng/VOVGT

Ảnh minh họa: Quang Hùng/VOVGT

Sáng đầu năm, khi phố phường Sài Gòn - TP.HCM vẫn còn vương vết dấu của những ngày Tết đậm đà, những tiếng còi xe, những ánh đèn nhấp nháy và dòng người tấp nập lại bắt đầu tràn về. Chuyến tàu cuối cùng của kỳ nghỉ dài đã bắt đầu khởi hành, mang theo biết bao nhiêu câu chuyện của những người con xa xứ quay lại nơi đô thị phồn hoa để tiếp tục công việc mưu sinh.

Chúng ta không thể không nhắc đến cảm giác đặc biệt khi Tết về, khi mọi người cùng sum vầy bên gia đình, cùng nhau đón chào năm mới. Nhưng sau những ngày sum vầy ấy, không khí bận rộn của Sài Gòn lại trở lại như một sự thôi thúc không thể cưỡng lại, kéo theo dòng người vội vã trở lại thành phố.

Họ là những công nhân, nhân viên văn phòng, lái xe, tiểu thương... tất cả đều hối hả, chộn rộn với hành lý, những chiếc ba lô cũ kỹ, những tấm vé xe tàu, và đôi mắt vẫn còn ngái ngủ sau những ngày thức khuya ăn Tết. Tết năm nào cũng vậy, chỉ mong được về quê, nhưng rồi lại mong trở lại Sài Gòn. Vì Sài Gòn là công việc, là cuộc sống của những người xa xứ chọn mưu sinh nơi xứ người, phải quay lại thôi.

Trên những con đường lớn như Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Thường Kiệt, Đinh Bộ Lĩnh, Quốc lộ 13 hay ngay cả trên những tuyến đường về ngoại ô, có thể dễ dàng bắt gặp những cảnh tượng như vậy: nhiều người vừa xuống xe, vừa kéo hành lý, chờ đợi xe buýt hay taxi để tiếp tục hành trình quay lại với công việc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mùi hương của những cây mai, cây đào vẫn còn vương vấn trong không khí, nhưng phía trước họ là những cuộc gọi điện thoại từ công ty, là những deadline đang chờ. Bên cạnh sự mệt mỏi, cũng có những tia hy vọng ẩn sau những bước đi nhanh chóng của từng người. Đoàn người di chuyển qua các cây cầu, các con đường lớn, nối dài cả về phía Bắc và Nam. Dù bận rộn, những người lao động ấy vẫn nở nụ cười chào nhau, chúc nhau một năm mới an lành, may mắn. Họ giống như những mạch máu trong cơ thể Sài Gòn, tạo nên sự sống động và đầy nhộn nhịp cho thành phố này.

Cảm giác trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Tết không hề dễ dàng, nhưng cũng chính những người dân ấy đã làm nên sức sống và sự thịnh vượng của Sài Gòn. Những bước chân vội vã ấy không chỉ là để quay lại với công việc, mà còn là một phần của câu chuyện lớn hơn: câu chuyện của sự kiên cường, của những hy vọng mới, của những mơ ước chưa bao giờ tắt.

Với mỗi chiếc xe lăn bánh, mỗi chuyến tàu lại chở theo một phần tâm tư, một phần trách nhiệm, và một phần khát khao vươn lên. Sài Gòn vẫn sẽ tiếp tục sôi động, vẫn sẽ tiếp tục trở thành điểm đến của những ước mơ lớn lao. Và trong dòng chảy ấy, những người dân trở lại sau Tết sẽ luôn là những nhân tố quan trọng tạo nên một Sài Gòn không ngừng lớn mạnh.

Dù sống ở Sài Gòn, nhưng không phải là người gốc Sài Gòn, nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được sự bao dung và rộng mở của thành phố này. Dù đôi lúc có những khác biệt về phong tục hay thói quen, nhưng Sài Gòn không bao giờ khắt khe, luôn chấp nhận và chào đón mọi người với một tấm lòng rộng mở.

Những con người nơi đây, dù bận rộn với nhịp sống hối hả, nhưng vẫn sẵn sàng giúp đỡ khi cần. Sài Gòn không phân biệt nguồn gốc hay xuất xứ, chỉ cần bạn chân thành và cởi mở, nơi đây luôn có chỗ cho bạn. Sài Gòn là vậy, một thành phố không chỉ yêu thương mà còn biết cách bao dung những ai đến đây tìm kiếm cơ hội và niềm vui.

TIN YÊU

# Đại diện Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (Công ty HURC - đơn vị vận hành) cho biết kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) đã nhận được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo người dân thành phố. Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, lượng hành khách đi metro tăng cao, nhất là ngày 29 và 30.1 (nhằm mùng 1 và mùng 2 âm lịch).

a14-1002

Được sự thống nhất của Sở GTVT TP.HCM, để phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong những ngày đầu xuân năm mới, Công ty HURC đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động và tăng cường số chuyến tàu. 2025 là mùa tết đầu tiên người dân thành phố có thể đến thăm đường hoa Nguyễn Huệ bằng tàu metro.

# Ngày 2/2, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cho biết, đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa" mở cửa phục vụ người dân và du khách từ 28 tháng Chạp đến 21h ngày 2/2 (mùng 5 Tết).

Tuy nhiên, trước sự yêu thích và quan tâm đặc biệt của công chúng, UBND TPHCM đã quyết định kéo dài thời gian trưng bày linh vật rắn đến hết tháng 2/2025 để nhiều người có thêm thời gian thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật độc đáo của đường hoa Nguyễn Huệ dịp Tết Ất Tỵ 2025. Nổi bật trên đường hoa năm nay là sự xuất hiện của linh vật rắn, biểu tượng của năm Tỵ. Từ khi mở cửa tham quan, các cụm linh vật rắn đã thu hút sự chú ý lớn từ người dân và du khách bởi thiết kế độc đáo, màu sắc bắt mắt và quy mô hoành tráng.

# Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa ký quyết định số 340/QĐ-UBND duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (huyện Cần Giờ) với 4 phân khu A, B, C và D-E.

Theo đồ án, vị trí, phạm vi ranh giới Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là một dự án trọng điểm của TPHCM với tổng diện tích lên tới 2.870 ha và tổng vốn đầu tư khoảng 9,98 tỷ USD. Khu đô thị lấn biển Cần Giờ có công trình điểm nhấn chính là tháp biểu tượng cao 108 tầng nằm ở khu vực mũi Hải Đăng - công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn... có thể được quan sát từ mọi vị trí của khu đô thị.

Ngọc Yến - Hiền Công/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Theo quy định vào 30/3, các phòng trọ phải đạt chuẩn diện tích sàn tối thiểu 4m2/ người, không thì sẽ bị dừng hoạt động do không đảm bảo các yếu tố phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Mới đây, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cho biết, Hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) dự kiến sẽ chính thức chuyển đổi hệ thống bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 5/5 tới.

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Thính giả Tống Minh (Hà Nội) hỏi: "Tôi có người bạn thay đổi màu sơn ô tô nhưng không qua thủ tục đăng ký, kiểm tra. Vậy bạn tôi có thể bị xử phạt như thế nào?"

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

Qua rà soát, TP.HCM có hơn 60.400 cơ sở nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp kinh doanh, trong đó hơn 15.700 cơ sở còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, hơn 13.900 cơ sở là loại hình nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê và 930 cơ sở là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Biến cao tốc thành suối, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện điều kiện sống

Biến cao tốc thành suối, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện điều kiện sống

Từng bị chôn vùi dưới lớp bê tông và dòng xe cộ tấp nập, dòng suối Cheonggyecheon hồi sinh ngoạn mục, trở thành một không gian xanh mát ngay giữa lòng thủ đô Seoul, Hàn Quốc.