Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Chưa gỡ khó nguồn cát, giấc mơ cao tốc vẫn còn xa

Thanh Phê - Mộng Toàn: Thứ hai 27/03/2023, 09:17 (GMT+7)

Nhiều dự án giao thông đang đối mặt tình trạng khan hiếm đất đắp nền, cát và đá xây dựng. Nguồn vật liệu này lấy từ đâu, khai thác ra sao đang là vấn đề gây "đau đầu" cho nhiều địa phương.

ĐBSCL đang triển khai đầu tư 8 dự án cao tốc và 5 dự án nâng cấp mở rộng, xây mới các quốc lộ và cầu trên quốc lộ. Với tổng mức đầu tư các dự án khoảng 112.600 tỷ đồng. Từ nay đến năm 2025 các dự án cao tốc sẽ triển khai đồng loạt, nhu cầu vật liệu cát là rất lớn, khoảng 47,8 triệu m3 và chủ yếu tập trung trong năm 2023 (17,8 triệu m3), năm 2024 (28,4 triệu m3).

Chính phủ đã ban hành các nghị quyết triển khai với một số cơ chế đặc thù trong việc cấp phép, khai thác vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án. Tuy nhiên, các dự án do Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản đều thiếu cát đắp nền.

Các tỉnh trong vùng đã cấp phép 66 giấy phép khai thác với tổng trữ lượng khoảng 80 triệu m3, công suất khai thác khoảng 17 triệu m3/năm (trong đó cát san lấp là 14 triệu m3). Tuy nhiên, trữ lượng cát san lấp hiện tại chỉ còn khoảng 37 triệu m3. Trong năm 2022, tại các tỉnh đang khai thác tại 24 mỏ có chất lượng đáp ứng yêu cầu của dự án, nếu tăng công suất khai thác ở các mỏ đang hoạt động thêm 50% trong 2 năm và dành toàn bộ khối lượng tăng thêm (khoảng 6,17 triệu m3) cũng chưa đáp ứng nhu cầu các dự án.

Thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc xây dựng đang là nỗi đau đầu của các địa phương (ảnh: báo giao thông)

Thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc xây dựng đang là nỗi đau đầu của các địa phương (ảnh: báo giao thông)

An Giang là địa phương đầu nguồn nên có lượng cát rất lớn không chỉ phục vụ cho các công trình giao thông của địa phương mà đang chia sẻ khó khăn về nguồn cát với Cần Thơ và Hậu Giang ở tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Địa phương này khẳng định, vẫn ưu tiên cho các công trình giao thông trọng điểm.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết:“Công trình nào có nhu cầu cấp bách trong năm 2023 thì sẽ nâng công suất các mỏ đã cấp rồi. Còn nhu cầu từ năm 2024 trở đi mình sẽ huy động các mỏ mới, nhưng theo Luật Khoáng sản thì ta phải đấu giá. Nếu chúng ta huy động trữ lượng lớn trong thời gian ngắn thì có nguy cơ khả năng chịu tải của lòng sông bị ảnh hưởng, gây sói lở. Việc này kiến nghị Bộ TN&MT chỉ đạo cho bộ phận chuyên môn thực hiện công tác quan trắc đánh giá mức độ tới hạn. Không thể nâng công suất “thoải mái”, nếu gây sói lở thì Nhân dân rất bức xúc”.

Đến nay, chỉ có tỉnh Đồng Tháp, An Giang dự kiến cung cấp khoảng 3 triệu m3 cát cho 2 dự án thành phần đoạn từ TP. Cần Thơ đến Cà Mau, trên tổng nhu cầu 18,5 triệu m3. Theo báo cáo của Bộ TN&MT, tổng khối lượng cát đắp nền cho các tuyến cao tốc ĐBSCL khoảng 36 triệu m3, tương đương 70% nhu cầu. Đáng chú ý, tại tỉnh Long An có trữ lượng đất đắp nền khoảng 34 triệu m3 nhưng cần Bộ GTVT thẩm định về yêu cầu kỹ thuật.

Bộ GTVT, cho biết công tác giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc ở ĐBSCL cơ bản bảo đảm theo yêu cầu của Chính phủ và kế hoạch được giao. Bộ cam kết sẽ cùng Bộ TN-MT hỗ trợ các địa phương xử lý những vấn đề liên quan đến dự án trong thời gian nhanh nhất. Hiện nguồn cát ĐBSCL khan hiếm, một số địa phương không đáp ứng được nên cần hỗ trợ từ các địa phương lân cận.

Ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết: Bộ GTVT cũng đề xuất, kiến nghị Phó Thủ tướng, lãnh đạo các địa phương trong vùng, thứ nhất các tỉnh trong vùng, thành phố có mỏ cát hiện nay đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phục vụ cho đường cao tốc thì thực hiện các thủ tục, trước mắt nâng 50% công suất mỏ theo Nghị quyết Chính phủ. Báo cáo các đồng chí nhu cầu cát hiện nay rất cần rồi, đối với các mỏ mới phải có các thủ tục theo quy định thì sẽ mất thời gian, đề nghị các tỉnh trước mắt là ưu tiên làm thủ tục nâng 50% công suất các mỏ đang khai thác vầ dành cho dự án.

Tại buổi làm việc mới đây với các tỉnh vùng ĐBSCL, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương xây dựng kế hoạch về nhu cầu các loại vật liệu thi công, trong đó có cát đắp nền, theo tiến độ dự án từ nay đến năm 2024. Bộ TM&MT thực hiện phân bổ, điều tiết đối với từng mỏ, từng địa bàn, sát với tiến độ thi công. Bộ GTVT chỉ đạo các nhà thầu liên danh với các doanh nghiệp đang khai thác mỏ cung cấp vật liệu san lấp, đắp nền; thống nhất với địa phương để xác định mức giá vật liệu phù hợp, ổn định, không làm tăng vốn đầu tư.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Đây là công trình ưu tiên Quốc gia, của miền Tây, tôi đề nghị trước tiên là Bộ GTVT các đồng chí lên cho tôi biểu đồ cho 4 tuyến này, trong đó nói rõ nhu cầu cát, đất và đá. Tôi đề nghị các địa phương, các mỏ đang hoạt động mà chưa tăng 50% thì các đồng chí thì chủ động tăng max theo Nghị quyết Chính phủ tăng 50%, đấy là nói về cát chỉ được tăng 50%. Còn các mỏ đá, đất, thì các đồng chí có thể tăng 200% và hơn nữa.

Các địa phương, các đồng chí xem xét lại các mỏ mà các đồng chí đang dự phòng, các mỏ các đồng chí đang gọi là tạm thời đóng cửa tất cả các mỏ này kỹ thuật và cấp lại giấy phép trên cơ sở có khảo sát, đánh giá để làm sao công suất khai thác cho nó phù hợp, chúng ta chỉ cần lo chuyện thôi đó là giám sát, đánh giá tác động môi trường, tất cả mỏ đang hoạt động và tái khởi động lại đã cấp giấy phép chỉ có điều kiện là toàn bộ cát ở đây là phải cấp cho công trình trọng điểm đường cao tốc Bắc – Nam.

Qua ghi nhận vừa rồi có thể thấy, tiến độ của các dự án cao tốc đang chịu áp lực rất lớn vì tình trạng thiếu vật liệu xây dựng, đặc biệt là nguồn cát san lấp. Để tránh tình trạng không đủ cát thi công, các địa phương trong vùng tìm cách từng bước gỡ khó, quyết tâm đưa các dự án giao kịp tiến độ đề ra, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Chưa gỡ khó nguồn cát, giấc mơ cao tốc vẫn còn xa

"Miền Tây thừa gạo trắng nước trong, nhưng để giao thương lại thiếu đường, đặc biệt là cao tốc". Vì thế, trong giai đoạn này “Giao thông đi trước mở đường” là chiến lược vô cùng quan trọng được Chính phủ, và Bộ GTVT cùng các địa phương vùng ĐBSCL đặt quan tâm và quyết liệt triển khai xây dựng đường cao tốc. Tuy vậy, một trong những nút thắt hiện nay đó là nguồn vật liệu cát dùng để sang lắp.

Có thể thấy, chưa bao giờ nguồn cát phục vụ cho các tuyến cao tốc đang triển khai ở ĐBSCL khan hiếm như hiện nay. Điều này, cũng dễ hiểu bởi vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung đang triển khai nhiều công trình, trong khi lượng cát từ sông Mê Công đổ về ĐBSCL đang giảm nghiêm trọng. Dẫu vậy, để các công trình trọng điểm Quốc gia thi công sớm, hoàn thành đúng tiến độ thì không thể không có cát. Do đó, ngành chức năng đã tính đến phương án nâng công suất các mỏ cát đã cấp phép, mở mỏ cát mới để khai thác và thí điểm lấy cát biển làm cao tốc…

Trên thực tế, hàng trăm triệu tấn cát đã và đang được khai thác ở ĐBSCL, dù khai thác cát được xem là một trong những nguyên nhân gây sạt lở bờ sông, bờ biển của vùng. Vì thế, việc quản lý, khai thác bền vững tài nguyên cát cần phải có sự tính toán kỹ tránh sự thay đổi lớn về dòng chảy và phải giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng khai thác không đúng khu vực cấp phép, khai thác quá mức, sát bờ gây sạt lở bờ sông...

Xây dựng hơn 500 km đường cao tốc là thách thức nhưng cũng là yếu tố để "lửa thử vàng, gian nan thử sức". Thủ tướng Phạm Minh Chính từng khẳng định, việc phát triển giao thông, nhất là các tuyến đường bộ cao tốc tại khu vực ĐBSCL là yêu cầu khách quan và được Đảng, Nhà nước quyết định đúng đắn. Do đó, không chần chừ, do dự, mà phải bắt tay vào làm, với kết quả phải nhìn thấy, đo, đếm được...; cao tốc có sớm ngày nào, ĐBSCL hưởng lợi ngày đó.

Hy vọng với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, nút thắt về cát sẽ được giải tỏa, đưa các tuyến cao tốc quan trọng, hoàn thành đúng tiến độ, để cao tốc không còn là “ giấc mơ”.

Thanh Phê - Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.