Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Chống hạn cần được nghiên cứu bài bản

Mỹ Phụng: Thứ năm 21/03/2024, 09:19 (GMT+7)

Những năm gần đây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn không còn là câu chuyện xa lạ ở các tỉnh, thành Tây Nam bộ. Tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra trên vùng đất nhiều sông rạch đã trở nên thường xuyên vào mùa hạn, người dân phải chắt chiu từng lít nước ngọt cho sinh hoạt hàng ngày.

Hiện nay, tình hình xâm nhập mặn tại ĐBSCL đang ngày càng diễn biến phức tạp. Bến Tre là tỉnh được hình thành từ 3 dãy cù lao, bao quanh là nước, giáp biển khá nhiều. Vì vậy chịu tác động không nhỏ trước tình hình xâm nhập mặn hàng năm.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Bùi Văn Thắm, độ mặn 4 phần nghìn (bình thường ở mức 0,25 phần nghìn) hiện đã xâm nhập cách các cửa sông chính 52 - 64km, xấp xỉ mùa khô 2016, đặc biệt trên sông Cổ Chiên còn ở mức cao hơn.

Mặn xâm nhập hệ thống sông rạch tại Bến Tre ảnh hưởng cuộc sống hàng chục nghìn hộ dân. Do nguồn nước trên sông rạch bị nhiễm mặn, độ mặn tại một số nhà máy hiện ở mức 0,1 - 5,1 phần nghìn, khiến hơn 10.000 hộ dân phải dùng nước máy có độ mặn vượt ngưỡng cho phép 0,5 phần nghìn.

Nói về về công tác ứng phó với hạn mặn trong mùa khô năm nay, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết: 6 tháng đầu năm 2023 đã chủ động việc này rồi, là tuyên truyền vận động trong dân để trữ nước ngọt, đẩy nhanh các tiến độ công trình để làm sao có thể phục vụ nước ngọt cho sản xuất, người dân là tốt nhất.

Các nhà máy nước thì phải ngăn những dòng sông để chứa nước ngọt. Bơm nước ngọt vào những nhà máy nước để phục vụ cho thành phố và các huyện lân cận. Đặc biệt là các khu cụm công nghiệp. Nói chung cũng cơ bản đảm bảo được nước phụ vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.  

ảnh minh hoạ (vov.vn)

ảnh minh hoạ (vov.vn)

Để giải quyết bài toán nước ngọt cho người dân, mới đây, tại buổi khảo sát các công trình chống hạn mặn tại địa phương, ông Trần Ngọc Tam - chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã đưa ra đề xuất nghiên cứu dẫn nước từ sông Đồng Nai về để sử dụng vào mùa hạn mặn.

Chia sẻ về nguyên nhân nảy ra ý tưởng táo bạo này, chủ tịch Trần Ngọc Tam cho biết: Cái ý tưởng này nó cũng ngẫu nhiên thôi. Từ bữa anh đi công tác ở Củ Chi. Ngồi ăn với anh em ở nhà hàng cặp sông thì thấy nước trên đó rất tốt và tràn đầy, từ đó anh mới nảy sinh ý tưởng là trong điều kiện nước trên này nó vậy mà nước ở ĐBSCL lại bị hạn mặn rất gay gắt thiếu nước ngọt thì tại sao mình lại không đưa nước ngọt từ sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, Hồ Dầu Tiếng về ĐBSCL.

Chủ tịch Trần Ngọc Tam cũng cho biết, đó là xuất phát từ thực tế ngẫu nhiên. ông Tam cho biết, đề xuất ý tưởng này là do thực tế hiện nay nguồn nước sông Mekong ngày càng cạn kiệt và phụ thuộc vào các nước phía thượng nguồn. Trong khi đó tình trạng biến đổi khí hậu trên cả nước ngày càng gay gắt, đặc biệt là các tỉnh miền Tây, trong đó có tỉnh Bến Tre phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng. Và trong tương lai còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là thách thức thiếu nguồn nước ngọt. Vì vậy cần phải có nguồn nước thay thế.

Ông Trần Ngọc Tam chia sẻ: Dòng sông Mekong bây giờ mình lệ thuộc rồi, nên mình đưa nước ngọt từ Đông nam bộ về thì mình hoàn toàn chủ động điều tiết cho nước ngọt cả vùng. Mình thấy ĐBSCL là trọng điểm cho sản xuất lương thực, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc qua và một phần thế giới nên việc đưa nước ngọt, có nước ngọt cho ĐBSCL nhất là trong mùa hạn mặn là việc rất cần thiết.        

Chủ tịch tỉnh Bến Tre cũng cho biết thêm, trước đây cũng từng có dự án nghiên cứu lấy nguồn nước thô từ tỉnh Tiền Giang dẫn qua Bến Tre để cung cấp cho các nhà máy nước. Tuy nhiên, về lâu dài nước mặn có thể còn lấn sâu thêm nên giải pháp lấy nước từ những vị trí trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long không bền vững.

Hơn nữa, theo ông Trần Ngọc Tam, nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai rất dồi dào, cao độ của hệ thống sông này cao hơn rất nhiều so với tỉnh Bến Tre và nhiều khu vực tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên việc khơi dòng hoặc lắp đặt hệ thống ống dẫn nước về khu vực miền Tây rất thuận lợi. Nước có thể chảy về một cách tự nhiên.

Một vấn đề quan trọng khác là nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai chủ yếu nằm trong lãnh thổ Việt Nam và mình hoàn toàn có thể chủ động điều tiết nên không còn lo ngại bị chi phối bởi các quốc gia khác như sông Mekong. Việc dẫn nước từ vùng này qua vùng khác đã có nhiều quốc gia thực hiện. Tuy nhiên, đối với ĐBSCL đây là một dự án lớn, đi qua nhiều tỉnh thành và chắc chắn sẽ tác động đến môi trường xung quanh.

Vì vậy, theo chủ tịch Trần Ngọc Tam, để ý tưởng có thể thực hiện được cần có sự vào cuộc và đồng thuận của các ngành, các cấp và các nhà khoa học: Đây chỉ là ý tưởng thôi còn việc thực hiện được nó thì đây là tầm vĩ mô. Thấy ý tưởng này có thể thực hiện được thì các nhà khoa học, các ngành chức năng phải vào cuộc.

Cái này phải tầm của Bộ, của Chính phủ mới quyết được. Chứ riêng Bến Tre thì không thể đứng ra để làm việc này được. Nói chung muốn làm được việc này trước tiên cần phải có sự nghiên cứu cho chính xác. Thứ hai là cần phải tạo được sự đồng thuận chung thì mới triển khai thực hiện được. Nếu không sẽ rất khó trong quá trình thực hiện ý tưởng này.

Đó là ý tưởng cho giải pháp lâu dài để giải quyết bài toán hạn, mặn cho Bến Tre nói riêng và một số tỉnh, thành ở ĐBSCL nói chung.

Dự báo, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Tuy nhiên, trước nhiều nguy cơ về biến đổi khí hậu đang có xu hướng ngày càng phức tạp, khó lường và tác động đến vùng đất Tây nam bộ thì cần lắm những giải pháp căn cơ, bền vững, trong đó ý tưởng dẫn nước từ miền Đông về miền Tây để chống hạn, mặn của Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cũng là một sáng kiến cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, sâu sát hơn.

 

Mỹ Phụng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Kiểm soát khí thải xe máy,  Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Kiểm soát khí thải xe máy, Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Từ 01/01/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực, quy định mô tô, xe gắn máy phải thực hiện kiểm định khí thải. Trước khi quy định chính thức được áp dụng còn có rất nhiều băn khoăn từ dư luận.

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

TP.HCM hiện có 22.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, giai đoạn 2021 – 2025 thành phố đặt mục tiêu di dời 6.500 căn nhà để làm 17 dự án chỉnh trang đô thị. Song, đến nay mới di dời được 5.000 căn, ước tính chỉ đạt khoảng 77 % kế hoạch.

Ông Hai Ri và đội chữa cháy tình nguyện

Ông Hai Ri và đội chữa cháy tình nguyện

Việc phát hiện, chữa cháy có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào lực lượng cơ sở tại chỗ. Nhận ra vai trò của nhân dân cho công tác chữa cháy của địa phương mà lão nông Hai Ri đã mạnh dạn lập ra Đội chữa cháy lưu động tình nguyện tại phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.

Hơn 100 doanh nghiệp chậm trả nợ trái phiếu từ đầu năm

Hơn 100 doanh nghiệp chậm trả nợ trái phiếu từ đầu năm

Trong tháng 7/2024, đã ghi nhận thêm 3 doanh nghiệp công bố chậm thanh toán gốc khiến cho tổng số chậm trả lên tới 116 doanh nghiệp.

Đồng Nai: Hơn 3.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Đồng Nai: Hơn 3.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Xã lộ 25 thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có hơn 3.000 hộ dân. Từ nhiều năm nay, các hộ dân này vẫn sử dụng nguồn nước từ giếng, cả giếng đào và giếng khoan.

Singapore thử nghiệm hệ thống ưu tiên xe cấp cứu

Singapore thử nghiệm hệ thống ưu tiên xe cấp cứu

Xe cấp cứu có quyền ưu tiên khi đang trên đường làm nhiệm vụ. Tuy vậy, con đường tới chỗ bệnh nhân và đưa họ tới bệnh viện không phải lúc nào cũng dễ dàng. Do đó, mới đây đảo quốc Singapore thử nghiệm hệ thống ưu tiên giao thông cho xe cấp cứu nhằm giảm thời gian di chuyển của phương tiện này.