Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Doạ bị bắt vì liên quan tới vụ án và bị theo dõi
Ngày 29/8, 6 ngày sau khi lực lượng Công an phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ngăn chặn thành công vụ việc lừa đảo đối với vợ chồng cụ bà P.T.S, sinh năm 1958, trú tại phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với bà P.T.S.
Kể lại sự việc xảy ra hôm 23/8, bà P.T.S cho biết, hôm đó bà thấy chồng là ông K.V.T. liên tục nghe điện thoại, có biểu hiện lạ như lo lắng nên có hỏi chồng, nhưng ông T. kiên quyết không nói gì.
“Họ bắt ông ấy đi mua một cái điện thoại mới và yêu cầu không được nói với người thứ hai, nếu mà nói đến người thứ hai là lộ vụ án này thì ông ấy sẽ bị bắt ngay lập tức. Thế là ông ấy khai thành thật hết tài sản đang có. Tôi cứ tiến lại gần thì tôi lại nghe trong điện thoại hỏi có ai tiến lại gần không?
Ông nhà tôi lúc đó lại sợ nếu người thứ hai biết sẽ làm nguy hại đến ông ấy. Sau đó, bọn chúng yêu cầu ông ý đi rút tiền”, bà P.T.S nói.
Chiều 23/8, bà P.T.S biết chắc chắn chồng mình bị những kẻ lừa đảo công nghệ cao thao túng về tâm lý. Nhưng bà không thể làm gì vì nhắc tới chuyện đang xảy ra ông K.V.T lại bảo “em không được nói với ai, hắn dọa là, chúng tôi vây quanh, ông đi đến đâu bị theo dõi đến đấy, ông không được phép nói với người thứ hai”.
Sau đó ông T dắt xe ra khỏi nhà, bà S không đuổi kịp.
Khi đang trên đường tìm ông K.V.T bà S nhìn thấy trụ sở Công an phường Cửa Nam đã vào kêu cứu.
Ngay sau đó, Đại úy Nguyễn Văn Đô đã báo cáo Ban Chỉ huy và cùng bà S. đi tìm ông K.V.T.
Đại úy Nguyễn Văn Đô đã kiểm tra trên mạng internet, xác định tất cả các chi nhánh của ngân hàng này rồi cùng bà S. đi tìm.
Khi tới chi nhánh ngân hàng Bảo Việt tại địa chỉ 94 Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, bà S. đã nhận ra xe máy của chồng đỗ trên vỉa hè. Ngay lập tức, Đại úy Nguyễn Văn Đô đã cùng bà S tức thông báo với ngân hàng tạm dừng giao dịch của ông K.V.T.
“Tôi phải thông báo luôn việc ông T. đang có nguy cơ bị đối tượng giả danh Công an lừa đảo qua điện thoại để chuyển tiền. Qua kiểm tra, ngân hàng xác nhận ông T. đã hoàn thành thủ tục rút 4 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 2,2 tỷ đồng”, Đại úy Nguyễn Văn Đô kể lại.
Tại ngân hàng, qua làm việc với ông T, Đại úy Nguyễn Văn Đô xác định, nạn nhân bị đối tượng lừa đảo mạo danh cán bộ Công an thành phố Hà Nội đe dọa có liên quan đến một đường dây ma túy, nếu không chuyển tiền để chứng minh sự trong sạch thì sẽ bị bắt.
Nhờ sự can thiệp kịp thời, toàn bộ số tiền 2,2 tỷ đồng của gia đình ông T. đã được bảo toàn, không bị chiếm đoạt.
Sự cảnh giác của nhân viên ngân hàng
Khoảng 15h00’ ngày 26/08/2024 bà N.T.P, sinh năm 1942, trú tại P. Cửa Đông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội nhận được cuộc gọi từ số máy lạ vào máy bàn của gia đình và tự xưng là Công an nói bà liên quan đến đường dây mua bán trái phép chất ma túy và rửa tiền.
Các đối tượng gọi điện thoại liên tục và yêu cầu bà phải chuyển toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm để xác minh nguồn tiền, sau khi xác minh rõ sẽ hoàn trả. Các đối tượng còn yêu cầu bà tuyệt đối giữ bí mật, không được nói với ai về sự việc trên.
Kể lại với PV VOV Giao thông sau khi vụ việc đã đi qua bà P cho biết: “Chúng liên tục đe dọa là nếu báo với công an phường, hay là nói với con bà, thì bà sẽ bị theo dõi. Còn nếu đi điều tra thì bà sẽ bị bắt cóc hoặc là con cháu bà, các cháu của bà bị bắt cóc.”
Sau khi nghe những lời đe dọa từ các đối tượng, do hoang mang, lo sợ nên khoảng 10h00’ ngày 27/08/2024 bà P đã đi ra ngân hàng Viettinbank tại 46 Đường Thành, P.Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội để rút toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm là 307.500.000 đồng.
Sau đó các đối tượng yêu cầu bà ra ngân hàng khác để chuyển tiền vào số tài khoản 0399080725 mang tên Nguyễn Cẩm Nhung, ngân hàng thụ hưởng VP bank, chi nhánh Cần Thơ.
Đến khoảng 10h50’ cùng ngày bà P ra ngân hàng BIDV tại 37 Đường Thành, P.Cửa Đông, Hoàn Kiếm (Hà Nội) để chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng. Trong quá trình thực hiện giao dịch bà P có biểu hiện lo lắng, sợ hãi và thường xuyên có người gọi điện thoại.
Lúc này, chị Nguyễn Thị Hằng là nhân viên ngân hàng nghi ngờ bà P đang bị các đối tượng lừa đảo đe dọa nên đã gọi điện báo cho Đại úy Lê Đức Thọ, Cảnh sát khu vực, Công an phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm.
Ngay lập tức, lực lượng Công an phường Cửa Đông đã có mặt tại ngân hàng và trực tiếp giải thích, tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng thì bà P mới nhận ra mình bị các đối tượng giả danh Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản và dừng việc chuyển tiền cho các đối tượng.
“Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo hết sức tinh vi và biến đổi liên tục, qua các vụ việc, khuyến cáo người dân cần hết sức cảnh giác để mình không phải là nạn nhân của bẫy lừa đảo. Khi có cuộc gọi tự xưng là Công an, Viện kiểm sát, Tòa án,…tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của các đối tượng; không cung cấp số tài khoản, mã OTP, thẻ tín dụng, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai. Khi có nghi vấn phải báo cho người nhà biết và thông báo cho cơ quan Công an gần nhất để xử lý”, Đại úy Lê Đức Thọ cho biết.
Các nạn nhân trong hai vụ việc may mắn đã thoát khỏi bẫy lừa đảo của các đối tượng và bảo toàn được tài sản. Bà N.T.P trong vụ việc xảy vào ngày 23/8 và bà N.T.P trong vụ việc xảy ra ngày 26/8 đã viết thư cảm ơn lực lượng công an phường./.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Như VOV Giao thông đã đề cập, ùn tắc giao thông đang lấy đi khoảng 3% tổng thu nhập của các đô thị hàng đầu nước ta, gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm, gây tổn thất và lãng phí xã hội khổng lồ.