Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Sài Gòn sống và yêu: Chợ Hồ Thị Kỷ - Hẻm chợ ngàn hoa

Khương An - Diễm Thúy: Thứ tư 13/11/2024, 21:14 (GMT+7)

Nhắc đến Sài Gòn, người ta thường nhớ đến một thành phố năng động và sầm uất với những tòa nhà chọc trời, những trung tâm thương mại lớn, xe cộ tấp nập.... Thế nhưng Sài thành cũng là nơi có nhiều khu chợ truyền thống vẫn giữ được cho mình nét sinh hoạt độc đáo xưa dù trải qua bao thăng trầm của thời cuộc.

Một trong số đó chính là chợ hoa Hồ Thị Kỷ nép mình giữa lòng phố xá nhộn nhịp với hương sắc rực rỡ. Chỉ cần bước vào hẻm chợ ngàn hoa này, ta sẽ tạm thời quên đi những bộn bề của cuộc sống để tâm hồn được chữa lành trong thế giới sắc màu muôn vàn hoa tươi…

Chợ hoa Hồ Thị Kỷ nép mình giữa lòng phố xá nhộn nhịp với hương sắc rực rỡ

Chợ hoa Hồ Thị Kỷ nép mình giữa lòng phố xá nhộn nhịp với hương sắc rực rỡ

Chợ Hồ Thị Kỷ nằm trong tuyến đường cùng tên trên địa bàn phường 1, quận 10, nối hai đầu là đường Lý Thái Tổ và Hùng Vương. Đường này nguyên là con hẻm có từ lâu, người dân quen gọi là đường Trần Bình Trọng nối dài, được nâng cấp cải tạo thành đường từ năm 1995 và đặt theo tên nữ liệt sĩ Hồ Thị Kỷ (1949-1970).

Chợ hoa Hồ Thị Kỷ nằm lọt trong con hẻm nhỏ xuyên qua khu dân cư và nối với các tuyến hẻm chằng chịt thông ra các con đường huyết mạch của quận 10 gồm Lý Thái Tổ, Lê Hồng Phong, Trần Bình Trọng, Hùng Vương…

Theo các tài liệu lịch sử, những năm 1970, trong khi trung tâm Sài Gòn được ví như "hòn ngọc Viễn Đông", khu vực chợ Hồ Thị Kỷ vẫn chưa thành hình đường sá. Như nhiều nơi khác lân cận Sài Gòn, nơi đây được mô tả là hoang vắng, đầy bùn lầy, nhà cửa lụp xụp, tạm bợ, … Năm 1980, khoảng 10 tiểu thương về bán hoa tại khu đất trống (hiện nay là trường Mầm non phường 1).

Năm 1982, khi trường Mầm non phường 1 được xây dựng, các tiểu thương dời bán sang khu đất đối diện (hiện nay là trường Tiểu học Hồ Thị Kỷ) để buôn bán, giao thương trao đổi hàng hóa, chủ yếu là hoa tươi. Năm 1987, dưới sự chấp thuận của chính quyền địa phương, 18 kiot đã được xây dựng tại khoảng sân trống khu chung cư Lê Hồng Phong.

Năm 2018, UBND Phường thực hiện kế hoạch chỉnh trang, sắp xếp nơi đây thành nơi buôn bán văn minh, kiểu mẫu chuyên kinh doanh hoa và ẩm thực với khoảng 110 hộ kinh doanh hoa tươi và phụ kiện ngành hoa, đa dạng về màu sắc, phong phú về chủng loại.

Cô Bảy Kìa, một tiểu thương kinh doanh hoa sỉ tại chợ Hồ Thị Kỷ gần 40 năm, cho hay: "Hồi đó mới đầu ít, giờ đông nghẹt rồi. Ở đây bán sỉ là nhiều, người ta ở đâu tới đây lấy. Thời điểm đông nhất là khoảng 1-2h đêm, rằm thì 11h-12h, ở quê lên chở về như Biên Hòa, Đồng Nai… rần rần. Dưới quê (miền Tây) cũng lên lấy hoa lan, hồng… khuya là lên lấy. Miền Tây đâu có gì ở đây đâu, chỉ có bông vạn thọ Tết người ta mới trồng. Giờ người ta mua bông Đà Lạt không à".

BDTG ANH 2

Điểm đặc biệt nhất ở hẻm chợ nổi tiếng này chính là hoạt động ngày đêm không ngơi nghỉ và mỗi thời điểm đều mang vẻ đẹp khác nhau.

Dưới ánh đèn mờ tỏ cùng với cái se lạnh của sương đêm, vẻ đẹp của muôn hoa ở khắp hẻm chợ, hoa xuất hiện trong mọi ngóc, ngách của chợ như salem tím, lily, cúc, hồng, hướng dương, mimosa, hải dương, hoa lan, sen, baby… tạo nên một khoảng không gian vừa nhộn nhịp lại vừa lãng mạn, thơ mộng khiến cho du khách có xúc cảm lãng đãng tựa như đang lạc giữa xứ hoa Đà Lạt.

Khi thành phố đã tràn đêm dần về rạng sáng, thì khu chợ lại càng thêm tấp nập bởi tiếng xe cộ ra vào, âm thanh xầm xịch của xe tải, tiếng cười nói náo nhiệt và tràn ngập sắc màu rực rỡ của những loài hoa đổ về rồi lại tỏa ra muôn nơi,… cùng đan xen, lẫn vào nhau tạo thành bức tranh nhộn nhịp, sống động giữa Sài Gòn bình yên đang đón chờ mặt trời ló dạng.

BDTG ANH 3

Ngoài các sạp bán sỉ, những cửa hàng bán lẻ bày biện từng bó hoa, giỏ hoa thành phẩm với đủ kiểu dáng, màu sắc được chăm chút bởi người bán như những nghệ nhân dành hết tâm huyết cho tác phẩm của mình.

Anh Hiền, một chủ cửa hàng bán hoa thành phẩm trong chợ hoa Hồ Thị Kỷ chia sẻ: "Mình cắm, bán hoa thành phẩm thôi. Bán sỉ thì nằm phía trong, tối hàng về thì sáng mình vô lấy hàng ra mình làm. Mình làm hoa vì cũng thích hoa thì mới làm, nói chung mình buôn bán ở đây thì chợ hoa phải bán hoa rồi chứ buôn bán gì khác được đâu".

BDTG ANH 4

Dạo quanh khu chợ, ta không chỉ được thưởng ngoạn trọn vẹn hương sắc của muôn hoa mà còn được hoà mình vào bầu không khí nhộn nhịp muôn kẻ bán, vạn người mua, những lẵng bó, bó hoa, được truyền tay nhau, theo tay kẻ bán người mua đi khắp nơi.

Cái không gian thơ mộng bởi muôn vàn loài hoa kết hợp với không khí sôi động chợ rất đỗi đời thường, làm ngôi chợ mang nét độc đáo “có một không hai” ở Sài Gòn.

BDTG ANH 5 (1)

Chị Hồng Mơ (sống tại TP. HCM) thường xuyên ghé chợ hoa Hồ Thị Kỷ chia sẻ, đi chợ hoa là cách chị giảm mệt mỏi, căng thẳng và áp lực công việc: "Mình thích hoa, mình thấy chợ hoa Hồ Thị Kỷ rất là nổi tiếng và đến đây thấy nhiều hoa đẹp. Việc ngắm hoa và chọn cho mình một bó hoa về cắm giúp cho đầu óc mình thư thai hơn, yên bình và có tác dụng chữa lành.”

SỐNG Ở SÀI GÒN: Những chuyến phà giữa lòng Sài Gòn

Sài Gòn – TPHCM là thành phố “dọc ngang” sông ngòi kênh rạch, nơi dày đặc các bến đò, bến phà. Những con đò, chiếc phà xuất hiện ở các con sông “nối tạm” đôi bờ từ những ngày xa xưa.

Theo dòng thời gian, với hơn 300 trăm năm hình thành và phát triển, những chuyến đò ngang - dọc đã trở thành một phần “hồn cốt” trong đời sống thị dân Sài Thành. Là biểu tượng cho sự tấp nập giao thương giữa đôi bờ sông rộng, đưa đón hàng ngàn lượt khách qua lại mỗi ngày.

Phà Bình Khánh nối Huyện Cần Giờ Và Nhà Bè

Phà Bình Khánh nối Huyện Cần Giờ Và Nhà Bè

Nhắc đến Sài Gòn  - TP.HCM, cư dân và du khách không thể nào quên hình ảnh những con đò, những chuyến phà chở khách sang sông. Phà Thủ Thiêm nối đôi bờ Đông – Tây sông Sài Gòn; phà Bình Khánh nằm trên sông Soài Rạp, kết nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ hay Phà Cát Lái nối TP.HCM với Đồng Nai….

Theo nhịp thời gian, Thành phố phát triển không ngừng, các đường hầm, nhịp cầu kết nối “đôi bờ vui” được khánh thành; nhiều bến phà hoàn thành “sứ mệnh” lịch sử trăm năm; lùi vào quá khứ, trở thành “miền thương miền nhớ” của biết bao thế hệ cư dân phố thị.

Song, hiện nay, thành phố vẫn còn lác đác vài ba chiếc phà lớn và hàng chục con đò nhỏ miệt mài đón đưa khách và chuyên chở biết bao chuyện đời, phận người ngược xuôi mưu sinh…

Phà Cát Lái

Phà Cát Lái

Mỗi một bến phà ở Sài Gòn – TP.HCM có thể ví như một “thị trấn” thu nhỏ hoạt động nhộn nhịp ngày đêm. Hai bên đường xuống phà, hàng quán san sát nhau, treo đầy những món quà vặt từ bánh tráng, bánh phồng, lạp xưởng đến đủ loại đặc sản ẩm thực như bánh bao, bánh giò, hủ tiếu, phở; những chai nước ngọt, nước suối… trái cây đủ loại cũng được bày bán khắp nơi để phục vụ hành khách.

Bến phà hình thành, những chuyến phà hoạt động; người dân có thêm công việc kinh doanh buôn bán hay lái phà; những chú xe ôm truyền thống, xe ôm công nghệ, những cô bán hàng rong, vé số cũng nương theo những chuyến phà tất bật mưu sinh...

Tiếng còi phà hú dài cập bến... những dòng xe cộ tấp nập chen chúc nhau trên phà. Tiếng xe cộ xen lẫn tiếng nói cười xôn xao; những câu thăm hỏi nhau chớp nhoáng; những cuộc chuyện trò râm ran của hành khách.

Tiếng sóng nước vỗ vào thân phà, không khí đặc quánh mùi xăng dầu, tiếng máy chạy xình xịch... lẫn âm thanh mời gọi của những người bán hàng rong:“Ai cóc ổi, mía ghim”, “Ai nem, bánh tráng bánh phồng”, “Ai vé số không, vé số chiều sổ” ...

Tất cả tạo nên một không gian ồn ào mà náo nhiệt, một âm thanh đặc trưng trên những chuyến phà nối đôi bờ sông ở Sài Gòn - TP.HCM… Cứ như thế, bao năm qua, những chuyến phà không đơn thuần là phương tiện đưa đón khách sang sông mà nó còn chuyên chở bao nỗi niềm của những người lao động nghèo.

Phương tiện xếp hàng ngăn nắp chờ xuống phà, hai bên đường xuống phà hàng quán tấp nập

Phương tiện xếp hàng ngăn nắp chờ xuống phà, hai bên đường xuống phà hàng quán tấp nập

Sống ở Sài Gòn - TP.HCM, mấy ai chưa từng đi qua những chuyến phà bến bắc. Đi phà giữa lòng Sài Gòn, cư dân và du khách có thể tận hưởng cảm giác thênh thang, mênh mông của bạt ngàn sông nước, bốn bề lộng gió. Những chuyến phà chầm chậm, gió sông thổi mát rượi làm dịu đi cái nắng gay gắt, xua tan những bộn bề lo toan trong cuộc sống hằng ngày.

Trên những chuyến phà, người dân có thể tranh thủ chợp mắt, nghỉ ngơi giữa những chuyến đi dài; có thời gian lắng lòng ngắm nhìn cảnh quan hai bên bờ sông hay chuyện trò cùng những người xa lạ… Cứ như thế, trên những chuyến phà giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp, biết bao người xa lạ đã quen biết nhau, trao cho nhau những nụ cười, những lời hỏi thăm, động viên hay cái bắt tay đầy tình nghĩa…

SOSG  hinh 5
SOSG hinh 6

Ngày nay, những chiếc cầu, hầm được xây dựng giúp cho giao thông thuận tiện hơn nhưng đâu đó giữa lòng thành phối sôi động, ta vẫn bắt gặp những chuyến phà với sức sống bền bỉ, tiếp tục sứ mệnh đưa khách sang sông. Những chuyến phà nối bao cuộc hành trình dài - ngắn, lặng lẽ đưa người đi – người về.

Những chuyến phà đưa những dòng sông, kênh rạch nơi phố thị Sài Gòn trở nên gần gũi hơn với đời sống đô thị, gắn kết con người với thiên nhiên sông nước, đưa bao du khách trở về với tuổi thơ gắn bó với miền Tây sông nước.

TIN YÊU

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành giá vé của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), dự kiến sẽ khai thác vận hành vào đầu năm 2025.

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành giá vé của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), dự kiến sẽ khai thác vận hành vào đầu năm 2025.

# Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành giá vé của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), dự kiến sẽ khai thác vận hành vào đầu năm 2025.

Cụ thể, đối với khách dùng tiền mặt, giá vé tàu cho mỗi lượt được đề xuất thấp nhất là 7.000 đồng, cao nhất là 20.000 đồng. Đối với khách mua vé ngày là 40.000 đồng (không giới hạn số lượt đi lại trong ngày); vé 3 ngày là 90.000 đồng (không giới hạn số lượt đi trong 3 ngày). Khách phổ thông mua vé tháng là 300.000 đồng (không giới hạn lượt đi trong tháng). Giá vé tháng cho học sinh, sinh viên là 150.000 đồng. Giá vé trên đã bao gồm bảo hiểm hành khách.

# Sở Du lịch TP.HCM vừa có báo cáo kết quả hoạt động tình hình du lịch trong 10 tháng năm 2024. Cụ thể, khách quốc tế đến TPHCM trong 10 tháng năm 2024 ước đạt 4,6 triệu lượt, tăng 12,9% so cùng kỳ. Khách du lịch nội địa đến TP. HCM trong 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 31 triệu lượt, tăng 1,3% so cùng kỳ.

Tổng thu du lịch 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 157 ngàn tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ.  Bên cạnh đó, Sở Du lịch TP đẩy mạnh các hoạt động triển khai chương trình liên kết phát triển du lịch giữa TPHCM và 13 tỉnh/thành ĐBSCL; liên kết du lịch với vùng Đông Nam bộ… kết nối tour tuyến, phát triển sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch quốc tế theo hướng xanh và bền vững.

# Dự kiến trong trong thời gian tới, tuần lễ Du lịch TP.HCM lần thứ 4 năm 2024 hướng đến thông điệp "Thành phố tôi yêu - Thành phố xanh" sẽ được diễn ra. Đồng thời, Sở Du lịch cũng sẽ phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Liên đoàn Điền kinh Thành phố và đơn vị liên quan hoàn thiện kế hoạch tổ chức Giải marathon quốc tế TP.HCM lần thứ 7 năm nay.

# Lễ hội chào đón năm mới – City Tết Fest Thủ Đức 2025 diễn ra từ ngày 28/12/2024 đến 1/1/2025 tại Công viên bờ sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức). City Tết Fest là lễ hội chào đón năm mới đa sắc, đa trải nghiệm lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM với sự kết hợp giữa văn hóa, cộng đồng, công nghệ và bền vững.

City Tết Fest được thiết kế theo quy mô và hình thức như các lễ hội lớn trên thế giới, hứa hẹn sẽ trở thành một điểm đến vui chơi trong dịp đầu năm mới 2025 của cư dân TP, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Khương An - Diễm Thúy/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.

Hội chứng thù ghét đồng loại

Hội chứng thù ghét đồng loại

Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.

Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh

Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh

Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.

Metro số 1: Cuộc hẹn sau 17 năm

Metro số 1: Cuộc hẹn sau 17 năm

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.

Gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 trong ngày đầu vận hành chính thức

Gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 trong ngày đầu vận hành chính thức

Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Hà Nội công bố bảng giá đất điều chỉnh, có hiệu lực đến hết năm 2025

Hà Nội công bố bảng giá đất điều chỉnh, có hiệu lực đến hết năm 2025

TP. Hà Nội vừa công bố bảng giá đất điều chỉnh, có hiệu lực ngay lập tức cho đến hết 31/12/2025. Theo bảng giá mới, loạt tuyến đường tại quận Hoàn Kiếm có giá đất ở cao nhất hơn 695 triệu đồng một m2.