Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Chiếc bánh in ngày cũ

Như Nguyễn: Thứ bảy 13/01/2024, 09:16 (GMT+7)

Trong thức quà Tết của người dân Nam Bộ xưa, bên cạnh mâm ngũ quả “cầu, dừa, đủ, xài” thì không thể thiếu chiếc bánh in trắng tinh, thơm phức.

Chiếc bánh in không chỉ là thức quà nhấm nháp với ly trà nóng bữa sáng trong năm ba ngày Tết mà đó còn là vật phẩm để con cháu thành kính ơn trên, vọng bái tổ tiên, cầu mong một năm đủ đầy, tròn trịa.

Chiếc bánh in vì thế cũng đi vào tâm thức của người dân miệt vườn, để rồi cứ mỗi độ Tết đến xuân về, trong cái lành lạnh buổi sớm mai, bên bình trà nóng mà thiếu đi miếng bánh in ngọt vị, thơm mùi nếp mới thì mùa xuân cũng thấy nhạt phần nào. 

Bánh in Cổ Cò Sóc Trăng là một trong những đặc sản nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ - Ảnh mia.vn

Bánh in Cổ Cò Sóc Trăng là một trong những đặc sản nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ - Ảnh mia.vn

Nhắc đến bánh in, nhiều tài liệu ghi chép lại giai thoại rằng: Khởi thủy của bánh in là ở Huế. Lúc bấy giờ, gần Tết Nguyên đán, bên chén trà nhạt, vua cảm thấy cần có thêm một món để nhắm với trà, bèn sai các bô lão ở vùng Kim Long làm thứ gì đó vừa rẻ lại vừa ngon để nhấm nháp.

Các bô lão bàn bạc, sau vài tuần chế biến, chiếc bánh đậu xanh có in hình chữ “Thọ” với ý nghĩa chúc vua trường thọ đã ra đời. Vua ăn vào thấy hài lòng, bèn ban thưởng cả làng và ra chiếu chỉ phải lưu giữ nghề cho đến muôn đời sau.

Trên hành trình khai phá phương Nam, chiếc bánh in và những khuôn bánh ngày cũ đã theo chân dòng người lưu dân đến vùng đất mới Cửu Long Giang. Họ lập ấp, lập làng, dạy nghề, truyền nghề. Và chiếc bánh in vẫn ngọt ngào, dung dị trong nếp văn hóa ẩm thực của miền đất miệt vườn tự bao thế hệ nay.

"Bánh in thì mình rang bột cho chín, lá dứa héo thì đổ bột ra, nước cốt dừa thì vắt nước cốt rồi cho vô bột mình nhồi, nhồi cho vừa dẻo, chứ ướt rượt thì gõ bánh in không được. Cái bánh in mình bỏ bột trong cái khuôn, mình ép xuống phân nửa, sao đó thì mình bỏ đậu xanh vào, mình ép một lớp nữa rồi mình gõ ra".

"Bánh in ăn lúc nào cũng được, nhưng thường tết nhứt người ta hay làm, cúng kiếng, cầu mong y như năm rồi vậy đó, hoặc cúng rằm".

Nhắc đến nghề làm bánh in, không thể không kể đến vùng đất Cổ Cò. Cổ Cò là một địa danh nổi tiếng ở xã Hòa Tú trước đây, nay thuộc xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Dân gian kể lại rằng, nơi đây là một dải đất ven sông Mỹ Thanh, có hình cong, dài giống như cổ con cò. Từ diện mạo địa hình này mà người dân nơi đây đặt tên là Cổ Cò.

Mảnh đất với thổ nhưỡng ôn hòa, cùng người nông dân cần cù, hào sảng, chất phác đã tạo nên những giá trị riêng có cho vùng đất này, trong đó, có chiếc bánh truyền thống thơm lừng hương nếp mang tên bánh in Cổ Cò.

Nếu như bánh in miền Trung mang đặc điểm như bánh khô, cứng, màu hơi ngà, thì bánh in được sản xuất tại vùng Tây Nam Bộ lại mang đặc điểm sản phẩm khác hẳn. Điển hình là những chiếc bánh in Cổ Cò mang màu trắng sáng của gạo nếp, dẻo xếp, không dính và để lâu được.

Với người dân Cổ Cò, Ngọc Tú nói riêng và Sóc Trăng nói chung, bánh in là thứ quá đỗi quen thuộc, không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nhất là những dịp giỗ chạp, lễ tết.

Ảnh mia.vn

Ảnh mia.vn

Các cố cựu trong làng kể, ngày trước, khi mưa mùa đã già, nông dân ra đồng gieo mạ cấy lúa, thế nào người ta cũng dành nửa công đất gieo nếp để có thứ ăn tết. Nếp gặt về phải lựa cho sạch những bông lúa lộn. Nếp rặt làm bánh in mới ngon. Bằng kinh nghiệm dân gian và đôi tay thuần thục, đôi mắt nhìn từng hột nếp, người ta biết lúc nào thì nếp chín tới.

Anh Đỗ Anh Thư - Một thợ làng nghề kể, gia đình anh bắt đầu làm nghề bánh in thủ công từ năm 1996. Tay nghề làm bánh của anh được ông ngoại truyền lại, tính đến nay cũng được 3 đời theo nghề: "Cái đặc trưng của bánh in Cổ Cò nói chung là có hương vị rất khác biệt với các nơi khác, nó dẻo xốp thơm, nói chung là khó tả lắm".

Nghề làm bánh in, theo vòng xoáy thị trường dần cũng có nhiều cái mới mẻ hơn, máy móc hiện đại được đưa vào các khâu, nhân bánh cũng đa dạng theo thị hiếu người dùng. Nói về chiếc bánh in Cổ Cò, anh Trường Khánh – một thợ làm bánh nhiều năm tại cơ sở Thanh Tâm cho biết: "Anh em phân chia công việc in bánh là in bánh, làm nhân là riêng, khâu bao bì là riêng nữa. Có từng khâu hết. Nói chung là khâu nào cũng quan trọng hết, tại vì liên quan tới nhau hết. Cái bánh in này nhân cũng đơn giản, nó không khó. Nhưng mà bột phải biết cách cán, cân lượng bột với đường, cái độ nó mềm cỡ nào".

Không chỉ nổi tiếng có bánh in Cổ Cò, bánh in Long Hựu (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) cũng nổi danh không kém. Bà Nguyễn Thị Bạch, xã Long Hựu Đông cho biết, theo ông bà kể lại, nghề làm bánh in ở xứ này ra đời khoảng đầu thế kỷ XIX. Tết về, nhà giàu thì làm bánh để dành ăn đến ra giêng, nhà nghèo thì làm cúng ba bữa tết. Bà Bạch chia sẻ: "Bánh in làm khó nhất là làm gừng, làm nhân. Nghề ông bà làm lâu rồi, sau này, tui mới làm, làm biếng biếu, làm quà tết luôn. Tui làm tới giờ này đã 20 năm".

Ngày nay, đời sống vật chất đủ đầy hơn xưa. Những ngày trong năm vẫn dư dả bánh kẹo đủ mùa, không phải đợi đến ngày xuân mới được thưởng thức những thứ quà Tết như thèo lèo, mứt bí, khoai lang. Và hiển nhiên, chiếc in ngày cũ cũng dần trôi vào thời quá vãng của Tết xưa, của hoài niệm. Cái chộn rộn của những ngày giáp tết, cái không khí mà nhà nhà rang nếp, gõ bánh in cũng không còn nữa, còn chăng, chỉ là những phong bánh in được bày bán lác đác tại các chợ quê mà cả năm đợi đến Tết mới bán được vài ba phong bánh. Những khuôn bánh in ngày cũ cũng được các bà, các mẹ xếp gọn lại nơi một góc nhà, như xếp gọn một thời nghèo khó, thiếu thốn.

Như Nguyễn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Sau loạt bài về câu chuyện “Quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” của VOV Giao thông cách đây nửa tháng, nhiều phụ huynh bày tỏ tán thành với những phản ánh là đúng sự thật, và bữa cơm bán trú của các em có chút chút cải thiện.

Chuyện về chiếc máy bay huấn luyện và tuần tra lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam

Chuyện về chiếc máy bay huấn luyện và tuần tra lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam

Ở tuổi 50, ông Trần Hải Đăng đã có một quyết định táo bạo: cùng các đồng sáng lập khởi nghiệp bằng việc sản xuất chiếc máy bay huấn luyện tuần tra TP-150.

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Tuy nhiên, quyết tâm này không dễ thực hiện khi công tác chuẩn bị chưa sẵn sàng.

Nhớ thời cà phê vợt

Nhớ thời cà phê vợt

Với những ai thích cà phê thì cà phê vợt luôn có sức hấp dẫn riêng. Không chỉ đơn thuần là một loại thức uống, mỗi ly cà phê vợt còn chứa đựng những câu chuyện và kỷ niệm khó quên của một thời đã qua.

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Với tất cả tâm huyết và lòng nhân ái, suốt 2 năm qua, vợ chồng ông Mạch Phú Cường và bà Nguyễn Thị Kim Lan ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ cần mẫn chuẩn bị những phần cơm chay ấm nóng, mang đến cho những bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh tại các bệnh viện ở TP. Cần Thơ...

Xe điện trẻ em vẫn 'tung hoành' ở phố đi bộ Hồ Gươm

Xe điện trẻ em vẫn "tung hoành" ở phố đi bộ Hồ Gươm

Dù đã có lệnh cấm, nhưng dịch vụ cho thuê ô tô điện, xe cân bằng và đặc biệt là xe drift, dòng xe biến tướng từ xe điện vẫn ngang nhiên hoạt động ở phố đi bộ Hồ Gươm.

Hàng me thì thầm

Hàng me thì thầm

Không chỉ mang trong mình những ký ức lãng mạn với lá me bay, mà những cây me trăm tuổi còn tồn tại ở Hà Nội, còn mang trong mình nhiều câu chuyện lịch sử - xã hội đáng nhớ, đáng ngẫm.