Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Năm nay, đã bước sang năm thứ 26, anh Toàn vẫn vui tươi, lạc quan bên cạnh các vận động viên khuyết tật. Hành trình 26 năm làm thiện nguyện vì một chữ “Ráng” thật đặc biệt....
PV: Quay ngược thời gian 26 năm về trước, lúc bắt đầu làm thiện nguyện, anh có nghĩ rằng, mình sẽ gặp nhiều chông gai?
Anh Châu Thành Toàn: Lúc đầu mình làm thiện nguyện đâu nghĩ tới những việc khó khăn. Mình làm-làm-làm. Thương và thương. Nên cứ làm riết.
Thật ra không có gì chông gai đâu, nhưng có một chút tủi thân. Vì cha mẹ sinh con ra ai cũng mong muốn con mình thành đạt ở một địa vị xã hội nào đó. Nhưng cơ duyên đã đưa tôi đến với con đường tình nguyện, cũng bởi vì chữ “Thương”.
Từ những ngày học Đại học, tôi đã có mặt tại các vùng bão ở miền Trung, chứng kiến nhiều hoàn cảnh đáng thương. Sau đó, tôi vào bệnh viện chăm bệnh nhân ung thư nữa. Vô bệnh viện, thấy mọi người ai cũng buồn, mỗi người một số phận.
Đây là công việc mình chọn, chứ không phải ai chọn cho mình. Nhưng tủi thân ở đây là đôi lúc 12h đêm, mọi người có thể ngủ yên giấc, còn tôi vẫn phải lên xe, rồi 4-5h sáng di chuyển tới chỗ mình làm tình nguyện, rồi mình cũng không nghỉ ngơi gì cả. Xong giải đấu, về đến Sài Gòn là sáng thứ 2, chỉ kịp nghỉ ngơi 1 tiếng rồi tiếp tục công việc.
Cứ ráng hoài, ráng hoài, nay đã được 26 năm.
PV: Là điều dưỡng của Trung tâm y tế quận 1, làm sao anh có thể điều phối nhịp nhàng, để có thể vừa hy sinh cho cộng đồng, vừa làm tốt công việc của mình?
Anh Châu Thành Toàn: Muốn thì tìm cách, không muốn thì tìm cớ.
Tôi chia sẻ thật là tới bây giờ, 26 năm rồi, chưa bao giờ thấy mệt. Vì những việc làm của mình làm vui và hạnh phúc cho mọi người, bằng lời ca tiếng hát, bằng sự vận động, và bằng chính tình thương của mình.
Từ 7h sáng đến 4h30 chiều, chưa bao giờ tôi đi trễ, và cũng không đổ lỗi cho việc thiện nguyện mà mình đi trễ. Sau 4h30 đi vận động cho hoạt động thiện nguyện, rồi đi hát dạo nữa....
Mình có thể đem sức trẻ của mình đem lại nhiều hạnh phúc hơn cho người yếu thế.
Tôi làm nhiều lắm, bế ẵm vận động viên khuyết tật trong mỗi giải đấu, vận động xây những cây cầu, ngôi nhà tình thương mà họ ước mơ cả đời, rồi xe đạp cho trẻ em đến trường, chân giả cho trẻ em ung thư, ủng hộ cho nạn nhân chất độc da cam.....
PV: Nhóm SV07 hầu hết là các bạn trẻ. Anh tập hợp họ bằng cách nào, khi các bạn trẻ đều có những ước mơ riêng của mình?
Anh Châu Thành Toàn: Các bạn tình nguyện viên làm nhiều ngành nghề khác nhau. Lúc còn là sinh viên, các bạn đi chung với nhóm. Sau khi tốt nghiệp, các bạn chọn vào những cơ quan có mức thu nhập vừa phải, nhưng được nghỉ thứ 7, chủ nhật để đồng hành với nhóm.
Có bạn xa xôi lắm, từ Đà Lạt. Chúng tôi có chung một ngọn lửa tình nguyện, làm sao mang lại nhiều niềm vui. Sinh ra không ai muốn mình là người yếu thế, mình cảm nhận được người yếu thế họ thiệt thòi như thế nào, thì mình phải bù đắp cho họ. Họ cảm nhận được điểm tựa từ SV07 nên họ cố gắng nhiều hơn.
PV: Anh có nói về sự tủi thân, có phải có những lúc anh chưa trọn vẹn với gia đình vì đã hy sinh phần lớn thời gian cho làm thiện nguyện?
Anh Châu Thành Toàn: Thiện nguyện mà. Giỗ má mình, ông bà ngoại mình, mình cũng không về được. Vì những ngày đó là những ngày tôi dẫn dắt mọi người tham gia các hoạt động.
Tôi là người có khiếu hài hước, vui vẻ, và lạc quan. Nên nỗi buồn phải giấu trong lòng, để mọi người được vui.
Nhiều khi, công việc thiện nguyện là những công việc phải sắp xếp, bỏ thời gian, bỏ tiền bạc. Nhưng cũng không nhiều người hiểu đâu. Riết rồi cũng quen. Mình là thủ lĩnh, thì phải động viên và luôn bên cạnh các bạn.
PV: Có nỗi ám ảnh nào đó trong suốt 26 năm qua mà anh vẫn không thể quên?
Anh Châu Thành Toàn: Những ngày đầu tiên, nhóm đi chăm bệnh nhi ung thư. Trên áo của các thành viên có câu slogan “On For Children” – Tất cả cho trẻ em.
Tôi và nhóm vận động để có chân giả cho các em bị ung thư xương.
Có những em nói với tôi Chú Toàn ơi, cháu muốn đi tình nguyện với chú Toàn. Nhưng đó là những lời sau cùng của các em, các em đã không thể thực hiện ước nguyện của mình.
Từ đó, tôi chọn ngày 9/1 hằng năm, là ngày kỷ niệm thành lập nhóm, cũng là ngày tưởng nhớ các em. Để ở thế giới bên kia, các em vẫn nhìn thấy anh Toàn làm việc thiện vì các bệnh nhi và vì cộng đồng.
Tôi còn nhớ rất rõ một kỷ niệm với em Huy bị ung thư xương. Tôi đã kết nối để em có thể chơi được cầu lông và em tham giải đấu được vài lần trước khi mất. Những tấm huy chương của Huy là kỷ niệm vô cùng đẹp giữa Toàn với Huy và giữa Huy với gia đình. Đó là động lực để tôi và SV07 phải cố gắng nhiều hơn.
PV: Anh có nghĩ rằng mình đã quá can đảm?
Anh Châu Thành Toàn: Tôi đã làm tất cả mọi việc mà mọi người có thể làm. Tôi làm MC đám cưới cho các cặp đôi vận động viên khuyết tật, vận động các nhà tài trợ để có một đám cưới thật sự ý nghĩa; hay giúp đỡ cặp đôi hoàn cảnh vợ chồng Lượng – Đào “tý hon” bán vé số, tôi đã can đảm đứng ra đường hát dạo để kiếm thêm vài đồng bạc lẻ.
Nhiều cô chú anh chị thợ hồ thương mình cho mình 5 ngàn, 10 ngàn, có người thương cho nhiều hơn. Nên tôi đã quên mất cái “quê” rồi, hết tủi thân rồi, mà làm sao để duy trì năng lượng tích cực để giúp cho tất cả mọi người.
PV: Sau mỗi lần giúp đỡ và hỗ trợ các vận động viên khuyết tật hay những hoàn cảnh nghèo khó, điều mà anh nhận được là gì?
Anh Châu Thành Toàn: Chính câu chuyện của các bạn lại truyền cảm hứng cho những bạn khác. Ví dụ như những bạn vừa bị mất hai tay do bị điện giật, mình lại đưa hình ảnh những người đi trước để gieo niềm tin vào tương lai cho các bạn, để các bạn vượt qua giai đoạn sang chấn tâm lý ban đầu.
Hoàn cảnh phía trước sẽ là câu chuyện điển hình, là những tấm gương cho những hoàn cảnh không may mắn phía sau. Chính họ mới là người giúp họ. Tôi chỉ là cầu nối để tiếp thêm động lực.
Tôi cũng nghị lực theo họ, cũng tự dùng chân để mở cánh cửa, hay làm nhiều việc khác.... Chính sự diễn tả của tôi khiến họ vui hơn.
PV: Trước, trong và sau mỗi giải đấu, anh và các bạn SV07 đều phải nỗ lực rất nhiều. Tôi đã chứng kiến các tình nguyện viên bế ẵm các vận động viên, có bạn rất nhỏ nhắn nhưng cõng các vận động viên nặng hơn 80 ký. Các anh cũng phải tập luyện như vận động viên phải không?
Anh Châu Thành Toàn: Nửa tháng trước giải đấu, ai cũng cầu nguyện, mong cho mọi chuyện được suôn sẻ. Lên được máy bay đi cùng cả đoàn là mừng lắm rồi. Cũng vì chữ “Vui” mà 5 anh em Toàn, Ngọc, Nhi, Hoa, Quân song song đồng hành gắn bó. Các bạn chưa bao giờ biết mệt từ 6 giờ sáng cho tới 10 giờ đêm. Ví dụ như giải điền kinh 2023 ở quận 8 vừa rồi, chúng tôi vừa làm nhiệm vụ đẩy xe lăn, nhặt tạ... rất nhiều việc. Nhưng thấy vận động viên vui, mình cũng vui. Chúng tôi 1 tuần lễ phơi nắng mà ai cũng vui vẻ. Sau khi vận động viên thi xong, chúng tôi cũng phải ở lại dọn dẹp các chai nước, rác sạch sẽ; rồi vận động hỗ trợ lì xì thêm cho vận động viên.
Khi bế ẵm các vận động viên lên nhận Huy chương, chúng tôi đều hát một ca khúc quen thuộc đó là “Niềm tin chiến thắng”.
Khó khăn vẫn còn, nhưng tất cả mọi người, từ tình nguyện viên, vận động viên ai cũng vui. Ai cũng mong rằng, đường đua đó chính là đường đời nghị lực của tất cả mọi người.
PV: Khoảnh khắc giao thừa, anh có muốn chia sẻ với chúng tôi điều gì không?
Anh Châu Thành Toàn: Trong cuộc sống, bạn đã từng biết ơn ai chưa? Hãy cảm ơn những người thân, cha mẹ... biết ơn những người xung quanh.
Cho tôi gửi lời biết ơn những người đã luôn đồng hành cùng SV07.
Nếu các bạn biết ơn, cuộc sống sẽ luôn hạnh phúc và “bà Tiên” sẽ luôn hiện ra....
“Cuộc sống có những lúc rất cần tình nhân ái
Hãy đón lấy những ấm áp của mọi người mang đến
Cho nhau niềm tin của sức mạnh tình yêu thương
Cái quý giá đó, là lòng biết ơn...
và Bà tiên hiện ra...”
365 ngày, ngày nào cũng là ngày Tết của tôi và SV07. Vì chúng tôi làm việc thiện, nên ngày nào cũng như mùa xuân.
PV: Xin trân trọng cảm ơn anh./.
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Giờ cao điểm chiều nay (10/9) VOV Giao thông tiếp tục ghi nhận nhiều thông tin về tình hình ngập úng trên nhiều tuyến phố, nhất là các khu vực ven sông Hồng.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.