Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Cây gạo bờ Hồ

Vũ Loan: Thứ tư 06/11/2024, 15:59 (GMT+7)

Hình ảnh Cây gạo thân thuộc ở các làng quê như thế nào thì cây gạo ở Bờ Hồ cũng thân thuộc với người Hà Nội như thế ấy.

Bộ hành một vòng quanh Hồ Gươm, hễ hỏi chuyện những người được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội về cây gạo thì có lẽ, ai cũng có chuyện liên quan để kể.

Bộ hành qua phố với hành trình “Nghe phố kể chuyện cây” hôm nay sẽ góp nhặt những câu chuyện về cây gạo Bờ Hồ để gửi tới thính giả của VOV Giao thông.

"Hoa nó nhiều, đẹp, kín gốc luôn. Cây gạo ngày xưa chị còn bé chuyên đi nhặt cái bông gạo nó rơi xuống đẹp lắm, cứ nhặt thôi, nó to như cái chuông ấy…"

"Cứ ra nhặt hoa gạo,về chơi ở nhà, ở sân, hoa gạo nó đẹp như cái chuông ấy, chơi ở dưới đây, hoa gạo rụng thì nhặt về chơi đồ hàng. Nói chung chỗ nào có cây gạo cô cũng đều rất thích, rất thích nhìn, rất thích ngắm…."

"Ngày xưa cây gạo bọn tớ không chơi, ngày xưa bé, bọn tớ dát, cứ nhìn cái cây là sợ, các cụ cứ bảo là cây gạo có ma".

Biết bao cảm xúc ùa về trong từng kỷ niệm với cây gạo Bờ Hồ qua lời kể của mọi người. Thậm chí, rất nhiều người còn trân quý, gọi cây gạo ở Bờ Hồ là Cụ Gạo, bởi tuổi đời hơn trăm năm hiện diện tại nơi đây đã được vài thế hệ gia đình chứng kiến.

Anh Nguyễn Hoàng Hào nhớ được sự cao niên của cây Gạo từ chính những bức ảnh lịch sử còn lưu lại về Hồ Gươm, mà nếu ai đã từng được biết đến đều nhận ra chứng nhân đặc biệt hiện diện ở Hồ Gươm từ xưa đến nay đã thay đổi như thế nào:

"Cây gạo trước cửa vườn hoa Lý Thái tổ bây giờ, ngày xưa nó là thân đôi, có cái ảnh cũ ngày xưa, cách đây hơn 100 năm, Bờ Hồ vẫn còn cỏ là có 2 cây đấy người ta mới trồng, thì cái cây đấy rất đặc biệt, là điểm check in của nhiều người vì nó đúng cái tầm bên kia là Tháp Rùa". 

Ảnh: Phạm Lộc

Ảnh: Phạm Lộc

Quanh Bờ Hồ còn có một cây gạo nữa được trồng cùng thời điểm cách đây hơn một trăm năm, phía gần cầu Thê Húc nhưng từ lâu đã không còn. Cây gạo còn lại, gần đối diện Bưu Điện Hà Nội trên đường Đinh Tiên Hoàng luôn nhận được sự chú ý, quan tâm nhiều hơn bởi góc nhìn hướng rất gần với Tháp Rùa – biểu tượng của Hồ Gươm.

Chỉ cần đứng ở cây gạo, sẽ nhìn thấy hình ảnh Tháp Rùa, nên hình ảnh của cây gạo đặc biệt này luôn gắn với thời gian, với mọi đổi thay, trong mọi bức hình của nhiều người khi đến với Hồ Gươm. Việc chụp ảnh ở cây gạo Bờ Hồ, nhất là vào mùa cây gạo ra hoa tháng ba hàng năm, như trở thành một cái hẹn không thể thiếu của rất rất nhiều người, trong đó có chị Phương Thảo và những người trong gia đình:

"Đúng là có cây gạo cũng là 1 điểm check in của rất nhiều người, cây gạo này lúc nào cũng đông, nhất là mùa ra hoa, đông lắm, dù sao nó cũng gắn liền với Tháp rùa, các ông các bà check in nhiều lắm…"

Có lẽ cả trăm năm trước hay trăm năm sau, mỗi mùa hoa gạo tới, những bông hoa đỏ rực góc trời Hồ Gươm vẫn khiến bất cứ ai được chứng kiến đều rạo rực ấn tượng.  Như với anh Nguyễn Hoàng Hào, một người thích chụp ảnh ở Hồ Gươm, anh mãi nhớ và tiếc một khung hình đẹp ở Hồ Gươm từ 5-7 năm trước với cành hoa gạo đỏ rực rủ thấp xuống vừa tầm mái Tháp Rùa:

"Cách đây khoảng 5-7 năm có 1 cái cành ở dưới thấp nó sà xuống, thành 1 cái dáng rất đẹp, nó gần như vắt ngang qua tháp Rùa tạo cảnh cho mọi người chụp dễ hơn. Hôm đó mùa hoa bắt đầu rộ lên, mọi người tới chụp rất đông, đánh đùng cái hôm sau không thấy cái cành ấy nữa.

Hóa ra bởi vì có những ông chụp ảnh cái ống kính không tới được nên các ông ấy leo lên, néo nó xuống để bắt nó gác lên mái Tháp Rùa, thế là nó gãy, nó bị chặt đi mất, cuối cùng chả ai được chụp nữa, đến bây giờ nó cũng chả mọc lại nữa. Cũng có nhiều kỷ niệm vui, và cả kỷ niệm buồn như vậy.

Vì nếu để cành đó,  thì đến mùa nó ra hoa gạo nở thì các cô các bà đến chụp thì có hẳn một khung hình rất đẹp, có hoa gạo, bây giờ nó cụt mất rồi thì nó tít trên cao thì chịu, không làm sao lấy vào khuôn hình đấy được nữa…."

Ảnh: Phạm Lộc

Ảnh: Phạm Lộc

Dẫu vẫn có những kỷ niệm buồn và tiếc nuối, nhưng sự mất mát của một cành hoa gạo nhỏ ngay gần trước mắt cũng như một lời nhắc nhở chúng ta trân quý hơn món quà đẹp đẽ mà thiên nhiên đã mang lại cho chúng ta, cho Bờ Hồ…

Vẻ đẹp của cây gạo ở Bờ Hồ hiện lên từ cái gốc xù xì to lớn, từ dáng đứng cao vút, uy nghi, từ màu lá xanh biêng biếc đầu hè tới màu đỏ rực mùa hoa tháng 3, và từ cả những ký ức, những câu chuyện của Hồ gươm, Tháp Rùa luôn được gắn cùng với cây gạo ấy. Mỗi người được hỏi đều kể về cây gạo thân thuộc như kể chuyện về một người bạn, cũng đầy tôn kính như khi nói về một cao niên, đầy ngưỡng mộ như nói về một chứng nhân của lịch sử…

Cứ góp nhặt những câu chuyện về cây gạo ở Bờ Hồ như thế, hành trình Nghe phố kể chuyện cây hôm nay như không có điểm dừng…. 

Và mong rằng, câu chuyện về cây gạo Bờ Hồ vẫn sẽ được nối dài, được kể mãi cho nhiều thế hệ sau hơn nữa….

Vũ Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.