Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Câu lạc bộ cầm ca

Hồng Nhung: Thứ năm 29/09/2022, 10:47 (GMT+7)

Hiện tại, Cầm Ca đang là CLB Nghệ thuật đầu tiên và duy nhất tại THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cũng như trên địa bàn các trường THPT thành phố Hà Nội về bảo vệ, gìn giữ, phát triển văn hóa dân tộc nói chung và nhạc cụ truyền thống nói riêng.

"Khoảng thời gian mình vào cấp 3, khi mà mình muốn mang tiếng đàn đến nhiều các bạn trẻ hơn. Mình muốn được cống hiến thì lúc đó CLB của trường lại không đón nhận cây đàn của mình.

Đã có một thời gian mình rất là tự ti. Sau đấy mình đã quyết định thành lập câu lạc bộ mang tên Cầm Ca. Nơi mà các bạn chỉ cần yêu nhạc cụ truyền thống, đam mê âm nhạc thôi các bạn đều có thể tham gia. Đây sẽ là môi trường để các bạn có thể lên sân khấu, thỏa sức kết bạn, có những trải nghiệm mới".

Đây là tâm sự của bạn Lê Thu Hà -  học sinh trường Hà Nội Amsterdam với khát vọng bảo tồn nhạc cụ truyền thống từ CLB Cầm Ca.

Cầm Ca cái tên rất "Việt" chỉ đơn thuần được bóc tách thành hai tiếng mộc mạc "Cầm" - Đàn và "Ca" - Tiếng hát. Ngoài ra Cầm Ca cũng có thể hiểu theo nghĩa mong muốn lưu giữ lại những âm thanh, giai điệu còn mãi với thời gian.     

Hiện tại, Cầm Ca đang là CLB Nghệ thuật đầu tiên và duy nhất tại THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cũng như trên địa bàn các trường THPT thành phố Hà Nội về bảo vệ, gìn giữ, phát triển văn hóa dân tộc nói chung và nhạc cụ truyền thống nói riêng. Ngay từ khi Cầm Ca được sáng lập, rồi duy trì với gần 80 thành viên, sứ mệnh đặt ra luôn là góp phần đưa tinh thần, ý thức bảo vệ truyền thống dân tộc đến gần hơn với giới trẻ, tiếp nối những nỗ lực bảo tồn và phát triển di sản âm nhạc Việt Nam.     

Các thành viên CLB

Các thành viên CLB

Để chạm đến ước mơ này Hà Thu đã phải trải qua rất nhiều thử thách để tìm được định hướng âm nhạc cho mình cho đến khi quyết định thành lập CLB Cầm Ca. Hà Thu đã phải thuyết phục ban giám hiệu nhà trường rằng khi đã có 40 câu lạc bộ của trường đã hướng ra thế giới rồi thì cho những thanh niên trẻ như mình có một cơ hội để hướng về cội nguồn qua tình yêu với nhạc cụ âm nhạc truyền thống.

Sau khi thuyết phục được ban giám hiệu trường, câu lạc bộ Cầm Ca đã ra đời và có nhiều cơ hội biểu diễn những dịp chào mừng các ngày lễ lớn của trường cũng như phối hợp với một vài dự án biểu diễn cho trẻ em mồ côi ở làng trẻ em SOS.

Chắc nhiều người sẽ có suy nghĩ rằng học nhạc cụ dân tộc rất khó, không hề đơn giản và mất rất nhiều thời gian đúng không ạ. Chính vì điều này mà cô bạn Hà Thu cũng rất trăn trở để cho ra đời lớp “ Bình dân học nhạc” khóa học diễn ra trong gần hai tháng với mục tiêu phổ cập kiến thức âm nhạc cơ bản cho những người yêu thích và muốn tìm hiểu nhạc cụ dân tộc truyền thống.

Đây giống như một cánh cửa khai mở giúp mọi người vượt qua những khó khăn ban đầu của bộ môn nghệ thuật, để từ đó khi đã đam mê, mỗi học viên lại tìm tiếp hành trình phù hợp để theo đuổi, học tập chơi nhạc cụ dân tộc truyền thống mà mình lựa chọn.      

Sau những bước chân đầu tiên, Cầm Ca nhận được sự quan tâm và ủng hộ của rất nhiều các bạn trẻ, những người yêu thích, tìm hiểu về những nhạc cụ truyền thống. Và từ đó câu lạc bộ đã mở những lớp bình dân học nhạc để phổ cập nhạc lý và tình yêu âm nhạc truyền thống đến với nhiều người trong cộng đồng. Kể từ thành lập đến nay, câu lạc bộ đã mở 3 khóa học trực tiếp và trên mạng với số học viên tham gia gần 400 người.      

Để tham gia khóa học bình dân học nhạc của câu lạc bộ thì chỉ cần đơn giản là có tình yêu với âm nhạc, người học chỉ cần đăng ký lựa chọn loại đàn mà mình yêu thích để tham gia. Tuy nhiên để đảm bảo giáo viên có thể quan tâm được hết tất cả học viên để đạt chất lượng cao khóa học, câu lạc bộ chỉ nhận số lượng học viên vừa đủ. Khi học lý thuyết, câu lạc bộ sẽ sắp xếp cho 20-40 học viên cùng tham gia để mọi người dễ đồng thanh hơn, nhưng khi học thực hành trên đàn thì một lớp nhạc chỉ có từ 2-4 học viên. Và yên tâm hơn cả đó là các bạn giảng dạy tại lớp học này là những sinh viên được đào tạo bài bản về âm nhạc ở các nơi như Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam và Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội.

Các thành viên CLB

Các thành viên CLB

Chính bởi cái tâm và nhiệt huyết của các thành viên CLB mà qua ba năm duy trì hoạt động, Cầm Ca ngày càng thu hút đông đảo học viên, tạo điều kiện cho bất cứ ai, ở bất cứ đâu đều có thể học nhạc, thế nên ở “Bình dân học nhạc” độ tuổi tham gia đa dạng, từ các em học sinh tiểu học đến những người đang đi làm.       

Điều thú vị trong khóa học chính là vừa để những bạn trẻ yêu âm nhạc truyền thống thỏa sức với niềm đam mê của mình, vừa giúp nhiều người thay đổi về nhạc cụ truyền thống bằng việc không chỉ dạy chơi những bài dân ca cổ truyền mà trước giờ ai cũng thấy nhàm chán, mà câu lạc bộ còn giúp nhiều người thấy được sự mới mẻ và tươi vui khi có thể chơi những bản nhạc hiện đại trên chính những cụ truyền thống.

Không chỉ dừng lại ở chơi những bản nhạc quen thuộc như Bèo dạt mây trôi, Chú Cuội, Lới Lơ..., nhóm còn cover nhạc phim Mắt Biếc thu hút gần 4.000 lượt yêu thích hơn 1.000 bình luận và 550 lượt chia sẻ trên fanpage chính thức của bộ phim. Những sản phẩm âm nhạc mới của các nghệ sĩ trẻ như Có không giữ mất đừng tìm, Chạy về khóc với anh… được thể hiện bằng các nhạc cụ dân tộc truyền thống mang đến sự tươi mới, cuốn hút cho giai điệu, được cộng đồng quan tâm, đón nhận, cổ vũ.

Cầm Ca đang là CLB Nghệ thuật đầu tiên và duy nhất tại THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cũng như trên địa bàn các trường THPT thành phố Hà Nội về bảo vệ, gìn giữ, phát triển văn hóa dân tộc nói chung và nhạc cụ truyền thống nói riêng.

Cầm Ca đang là CLB Nghệ thuật đầu tiên và duy nhất tại THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cũng như trên địa bàn các trường THPT thành phố Hà Nội về bảo vệ, gìn giữ, phát triển văn hóa dân tộc nói chung và nhạc cụ truyền thống nói riêng.

Sau thời gian bền bỉ tâm huyết, đến nay, Câu lạc bộ Cầm Ca trở thành khách mời và tham gia biểu diễn nhiều tiết mục trong các dự án, sự kiện như triển lãm sách khoa học-công nghệ, biểu diễn tại phố đi bộ, giới thiệu nhạc cụ dân tộc cho các em thiếu nhi tại trại hè kỹ năng, hướng nghiệp.

Hình ảnh các thành viên của câu lạc bộ trong áo dài ngũ thân trở nên quen thuộc trong các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, giao lưu âm nhạc gây quỹ. Chặng đường không dài nhưng Câu lạc bộ Cầm Ca đã góp một phần nhỏ trong truyền tải ý thức và lan tỏa tình yêu, đam mê về âm nhạc dân tộc truyền thống Việt Nam.      

Không thu học phí – Chỉ mong nhận lại nụ cười đó chính là câu chuyện của Thiên lý hữu tình ngày hôm nay. Động lực nào để các bạn học sinh, sinh viên giữ lửa đam mê đến như vậy? Đó chính là nụ cười của ai đó khi họ hiểu về một loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc, là niềm vui của khán giả khi ngồi dưới nghe Cầm Ca chơi đàn, để tiếng đàn, tiếng sáo bay cùng với thời gian… 

---

Các bạn thân mến,

Nếu bạn có những câu chuyện hữu tình trên các cung đường của cuộc sống, hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected]. Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông.

Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast; Google Podcast với từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Hồng Nhung/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...