Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Bãi ngù tử địa Xẻo Quýt

Kim Loan: Thứ ba 29/04/2025, 20:37 (GMT+7)

ĐBSCL được ban tặng những khu rừng nguyên sinh thơ mộng và đầy bí ẩn. Những khu rừng nguyên sinh ấy đã trở thành lớp “áo giáp” an toàn cho cán bộ, chiến sĩ những năm kháng chiến.

Bên cạnh U Minh Thượng và U Minh Hạ thì Đồng Tháp Mười là nơi hỗ trợ đắc lực cho tỉnh ủy Kiến Phong (cũ) lập căn cứ địa. Ở đó, địa danh Xẻo Quýt  đã từng khiến quân địch hãi hùng gọi là “bãi ngù tử địa”. Năm mươi năm hòa bình, thống nhất, Xẻo Quýt vẫn khắc ghi nhiều hồi ức một thời về cơ quan kháng chiến phát lệnh tổng tiến công.

 Căn cứ địa huyền thoại giữa lòng Đồng Tháp Mười

Xẻo Quýt rộng 70 hecta nằm trên hai xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Nếu đi từ QL1, chúng ta có thể bắt đầu từ ngã ba An Hữu (Cái Bè - Tiền Giang) đến cầu Long Hiệp, rồi từ đó đón đò vô Xẻo Quýt. Xẻo Quýt là một nơi quanh năm mát rượi bởi mấy tán rừng tràm che phủ nối tiếp xanh rờn, mùa bông đua nở, hương thơm ngọt lịm phảng phất trong gió, đọng cả trong sương.

Nằm trong quần thể vùng trũng Đồng Tháp Mười, Xẻo Quýt có 20 hecta rừng nguyên sinh, ngoài tràm thì có gáo, trâm bầu và lau sậy.

Sau giải phóng, Tỉnh ủy Đồng Tháp chủ trương phục dựng lại các công sự, hội trường, nhà công vụ, sưu tầm hiện vật trưng bày, đưa căn cứ Xẻo Quýt giờ thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và đón khách du lịch đến tham quan.

Sau giải phóng, Tỉnh ủy Đồng Tháp chủ trương phục dựng lại các công sự, hội trường, nhà công vụ, sưu tầm hiện vật trưng bày, đưa căn cứ Xẻo Quýt giờ thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và đón khách du lịch đến tham quan.

Theo người dân địa phương, Xẻo là con rạch cùng và Quýt là tên gọi loài chim sống phổ biến tại vùng đất sình lầy (giống với chim Cuốc). Ngày ấy, bốn bề Xẻo Quýt đều là đồng bưng, loài trăn đất kéo nhau về đây làm ổ. Mỹ - Ngụy cho rằng Xẻo Quýt hoang hóa, con người không thể sống được nên chẳng cần quản lý gắt gao.

Nắm bắt lợi thế này, từ năm 1960 đến 1975, Tỉnh ủy Kiến Phong (tỉnh Đồng Tháp ngày nay) đến Xẻo Quýt lập căn cứ địa chiến lược để lãnh đạo quân, dân kháng chiến. Từ Xẻo Quýt, các chủ trương xây dựng căn cứ cách mạng trong đô thị, vùng tạm chiếm, vùng nông thôn đến hoạt động vũ trang… được cấp ủy Kiến Phong chỉ đạo.

Để có được những chiến công vang dội mà lệnh được phát đi từ cứ địa Kiến Phong, Xẻo Quýt đã phải gồng mình chống càn của địch với y đồ san bằng tất cả.

Trung tướng Võ Thái Hòa – Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Kiến Phong giai đoạn năm 1965 hồi tưởng: “Đồng Tháp Mười nổi tiếng nhất vùng là đĩa có bầy, nó bò tới thì cứ hốt quăng nó đi thôi. Còn không thì bắt rồi xỏ dây vô cho bớt, sống như vậy đó. Ở Đồng Tháp, các cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 thì đều xuất phát lệnh chỉ đạo từ căn cứ Xẻo Quýt này. Nếu mà không động viên nhau để vượt qua thử thách thì khó hoàn thành nhiệm vụ lắm”.

Hầm công sự, nơi một thời cán bộ Tỉnh ủy Kiến Phong nằm để làm việc

Hầm công sự, nơi một thời cán bộ Tỉnh ủy Kiến Phong nằm để làm việc

Khi đặt chân đến Xẻo Quýt lập cứ, Tỉnh ủy Kiến Phong tận dụng kênh rạch, vùng đất bãi để xây dựng mạng lưới giao thông, đắp công sự, dựng lán trại làm việc. Khi đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải trồng 3.000 cây các loại để ngụy trang và giữ nét nguyên sinh của khu căn cứ.

Mọi người chỉ hoạt động vào ban đêm đến 4 giờ sáng là chấm dứt. Tại đây, một khẩu hiệu quan trọng luôn được tuân thủ là “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.

Mỗi năm, chiến sĩ của khu căn cứ phải tự lực cánh sinh 3 tháng, tự tìm kiếm, trồng trọt, nuôi thủy sản, gia cầm để đảm bảo sức khỏe chiến đấu với quân thù. Sáng kiến tài tình nhất là việc cán bộ dùng chỉ may dính lớp da dưới cổ gà, con gà vẫn sống và lớn lên nhưng không phát ra được tiếng kêu nên chẳng ai biết nơi có người.

Ngoài ra, cán bộ còn tận dụng thu gom xác máy bay, ống pháo sáng, vỏ đạn na pan… để chế tạo ra các bếp nấu ăn, ấm nước, dao xếp, kẹp tóc.

Bốn bề Xẻo Quýt đều là đồng bưng.

Bốn bề Xẻo Quýt đều là đồng bưng.

Trung tướng Võ Thái Hòa kể tiếp: “Mười năm văn phòng Tỉnh ủy nằm ở Xẻo Quýt, rất là gian nan, thiếu thốn mọi thứ. Mỗi lần mua giấy, viết, mực… cho văn phòng đã là chuyện rất khổ, nhưng phải có để báo cáo về trên mỗi ngày. Cơ yếu làm việc ban đêm, khi máy bay nghỉ quần thảo thì ra giữa đồng giăng ăng-ten để phát tín hiệu. Mùa nước thì ra giữa đồng trốn, mùa khô thì ra giữa đồng đào công sự rồi nằm dưới đó trốn. Bề ngang 1,8, dài 3m thôi mà nằm ngay chỗ đó để đánh máy và làm việc. Chúng tôi nói vui: làm trâu mà không chết, nằm tối ngày dưới đó vậy đó”.

Được 10 năm thì Xẻo Quýt bắt đầu bị Mỹ - Ngụy nghi ngờ sự tồn tại cơ quan đầu não của tỉnh ở đây nên chúng cho đóng đồn bốt dày đặc khu vực bao quanh, liên tục càn quét, máy bay B52 ném bom trải thảm. Để giữ bí mật, Tỉnh ủy Kiến Phong cho dẹp bỏ hết các trại lá ở bãi đất trống, di dời vào khu vực có nhiều cây để ngụy trang.

Đặc điểm địa hình Xẻo Quýt ngày đó được bao quanh bởi những bãi ngù sình lầy (giống như hình chóp nón) nên cách mạng ta đã xây dựng nhiều hầm chông, cài lựu đạn dày đặc tại các bãi ngù này. Nhờ bố trí khoa học nên trong suốt thời gian dài địch chưa một lần nào lọt được vào khu trung tâm của căn địa, cũng từ đó có tên “bãi ngù tử địa” vang dội khắp nơi.

Xẻo Quýt là một nơi quanh năm mát rượi bởi mấy tán rừng tràm che phủ nối tiếp xanh rờn, mùa bông đua nở, hương thơm ngọt lịm phảng phất trong gió, đọng cả trong sương.

Xẻo Quýt là một nơi quanh năm mát rượi bởi mấy tán rừng tràm che phủ nối tiếp xanh rờn, mùa bông đua nở, hương thơm ngọt lịm phảng phất trong gió, đọng cả trong sương.

Ông Nguyễn Đắc Hiền - Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết: “Chỉ cần địch phát phát hiện được chỗ này thì 10. 000 trái pháo bắn vài tiếng đồng hồ hoặc báy bay sử dụng mấy chục trái bom trong 10 phi vụ thôi là chỗ này tan nát không còn gì hết. Nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày giải phóng”.

Lá phổi xanh giữa Đồng Tháp, điểm hẹn sinh thái và lịch sử

Sau giải phóng, Tỉnh ủy Đồng Tháp chủ trương phục dựng lại các công sự, hội trường, nhà công vụ, sưu tầm hiện vật trưng bày, đưa căn cứ Xẻo Quýt giờ thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và đón khách du lịch đến tham quan.

Từ cán bộ, người dân địa phương đều có ý thức giữ gìn, tôn tạo khu căn cứ địa cách mạng năm xưa nên Xẻo Quýt nay có nhiều cây cổ thụ vươn cao lên bầu trời trong xanh, dây bồng bông leo phủ phục, tạo thành một khu rừng già vừa u kín, vừa trong lành. Biến nơi đây trở thành một khu du lịch sinh thái lịch sử độc đáo, nên thơ, hấp dẫn nhiều người.

Ngày nay, Xẻo Quýt là một khu du lịch sinh thái lịch sử độc đáo, nên thơ, hấp dẫn nhiều người.

Ngày nay, Xẻo Quýt là một khu du lịch sinh thái lịch sử độc đáo, nên thơ, hấp dẫn nhiều người.

Xẻo Quýt hiện có trên 170 loài thực vật, trong đó có 158 loài hoang dại; 12 loài cây thích nghi với điều kiện ngập nước; 200 loài động vật hoang dã như: Ếch, nhái, cá, chim... Đặc biệt, ở đây có 13 loài động vật quý hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như: Trăn mốc, rắn hổ trâu, rùa hộp, chim sả mỏ rộng.

Đến đây, người ta được thưởng thức vô số các món ăn ngon từ cánh rừng, như: chuột đồng nướng, canh chua cá, cá lóc nướng, ếch nướng, cá rô đồng kho, lươn đồng nấu chua…

Ẩm thực Xẻo Quýt là những món dân dã đồng quê

Ẩm thực Xẻo Quýt là những món dân dã đồng quê

Đã 50 năm trôi qua, Xẻo Quýt cũng rũ bùn và thoát khỏi vẻ bí hiểm để hòa mình với thiên nhiên và con người. Cùng thời với Xẻo Quýt có U Minh Thượng, U Mịnh Hạ… tất cả cũng đang hòa nhập làm du lịch.

Ngày nay, diện tích rừng đều giao về cho địa phương quản lý nên việc bảo vệ rừng là một nhiệm vụ rất quan trọng. Vừa giữ lá phổi xanh cho đồng bằng, vừa thể hiện nghĩa vụ của lớp thế hệ hôm nay đối với nơi từng chở che cách mạng.

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chật vật tìm tài xế xe hạng nặng

Chật vật tìm tài xế xe hạng nặng

Trong bối cảnh hạ tầng chưa đồng bộ, ùn tắc thường xuyên xảy ra, nhiều tài xế, đặc biệt là lái xe khách, container, bị áp lực vì thời gian làm việc giới hạn và lo lắng bị xử phạt, dẫn đến nhiều đơn vị vận tải thiếu hụt lái xe, khó tuyển dụng mới.

Phân luồng để sửa chữa Vành đai 3 trên cao, được đi vào làn khẩn cấp

Phân luồng để sửa chữa Vành đai 3 trên cao, được đi vào làn khẩn cấp

Sở Xây dựng vừa thông báo tổ chức giao thông trên đường vành đai 3 trên cao đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Mai Dịch (giai đoạn 3) để thi công sửa chữa 16 khe co giãn. Thời gian thực hiện từ ngày 12/5/2025 đến ngày 01/7/2025.

Bảng thông tin tại nhà chờ xe buýt không có thông tin

Bảng thông tin tại nhà chờ xe buýt không có thông tin

Các bảng thông tin điện tử được lắp đặt tại các nhà chờ xe buýt ở TP.HCM từng mang lại nhiều tiện ích cho hành khách, giúp họ dễ dàng theo dõi lộ trình, thời gian đến của xe và thông tin tuyến đi, góp phần nâng cao trải nghiệm khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Phân luồng phục vụ thi công ga ngầm đường sắt trên đường Trần Hưng Đạo

Phân luồng phục vụ thi công ga ngầm đường sắt trên đường Trần Hưng Đạo

Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được rào chắn tổ chức phục vụ thi công ga ngầm trên đường Trần Hưng Đạo.

Từ 1/6, hộ kinh doanh phải dùng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6, hộ kinh doanh phải dùng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6 tới, hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Theo ngành thuế, việc đăng ký sử dụng rất đơn giản, 'chỉ 5 phút là xong'.

Dọn “mạng nhện” trên phố, làm sao để không còn cảnh “nay đào, mai lấp”?

Dọn “mạng nhện” trên phố, làm sao để không còn cảnh “nay đào, mai lấp”?

Tình trạng dây điện, cáp viễn thông chằng chịt như "mạng nhện" trên không từng là hình ảnh quen thuộc ở nhiều tuyến đường tại TP.HCM, gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn không ít nguy cơ về an toàn. Để từng bước giải quyết vấn đề này, thành phố đã triển khai nhiều dự án ngầm hóa hạ tầng.

Tăng giá điện: Áp lực tăng chi phí sinh hoạt và kinh doanh?

Tăng giá điện: Áp lực tăng chi phí sinh hoạt và kinh doanh?

Từ ngày 10/5/2025, mức giá bán lẻ điện bình quân sau khi điều chỉnh là 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Việc tăng giá bán lẻ điện có thể khiến hóa đơn tiền điện của người dân lập "hat-trick" tăng 3 tháng liên tục. Điện tăng giá liệu các mặt hàng khác có “tát nước theo mưa”?