Để phụ huynh không còn lý do
Giải thích về hành vi giao xe máy cho con sử dụng khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, hầu hết phụ huynh đều đưa ra lý do như nhà xa, con phải đi học thêm nhiều, đi xe máy để con chủ động hơn trong việc đi lại.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Hơn 1 thập kỷ qua, cô đã giúp cho nhiều học viên tự tay làm được những chiếc bánh thơm ngon dành tặng cho gia đình, bạn bè, hay gửi đi thiện nguyện… giúp kết nối tình thân và cộng đồng.
Nép mình trong một con hẻm sâu, ngoằn nghèo trên đường Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, TP.HCM là căn nhà nhỏ rộng chừng 30m2 của cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh (74 tuổi). Hơn 10 năm qua, đây vừa là nơi ở, vừa là lớp dạy làm bánh miễn phí của cô Hạnh.
Thời trẻ, cô Hạnh là kế toán trưởng của một công ty du lịch nước ngoài. Nhưng vốn có niềm đam mê nấu ăn từ thuở bé nên cả thời thanh xuân, bên cạnh công việc chính, cô Hạnh luôn tìm tòi, học các kỹ năng, kinh nghiệm nấu ăn (nhất là làm các món bánh) từ người thân, bạn bè, các lớp dạy nấu ăn.
Những năm 2000 – khoảng thời gian công tác trong lĩnh vực du lịch, cô được công ty mời làm “chủ nhà” (host) – người hướng dẫn, dạy cho khách nước ngoài trải nghiệm nấu các món ăn Việt tại nhà. Trong khoảng thời gian này, ngoài việc dạy miễn phí cho du khách nước ngoài; cô Hạnh đều tận tình chỉ dạy miễn phí cho những người hàng xóm, người thân hoặc bạn bè… có nhu cầu học nấu ăn, làm bánh.
Đến năm 2012, sau khi nghỉ hưu; cô Hạnh tiếp tục đến các nhà thờ, chùa… dạy nấu ăn, làm bánh miễn phí cho các tăng ni. Sau đó, vì tuổi đã cao và nhận thấy 1 số bạn bè, người quen có nhu cầu học nấu ăn, làm bánh; cô Hạnh tiếp tục mở lớp dạy miễn phí tại nhà và duy trì đến ngày nay.
Chia sẻ về cơ duyên đến với “nghề tay trái” cũng như mở lớp dạy làm bánh miễn phí cho tất cả mọi người, cô Hạnh chia sẻ: “Nghề chính của tôi là kế toán cho một công ty du lịch nước ngoài. Công ty du lịch có mở một tour gọi là (home cooking) – có nghĩa là khách đến Việt Nam thăm viếng và nấu ăn cùng với gia đình. Và công ty đã giao cho tôi đứng dạy lớp này sau khi khách nước ngoài họ đến tham quan.
Từ đó, tôi chuyên dạy nấu các món ăn Việt cho các du khách nước ngoài khi đến Việt Nam tham quan. Tôi có một cái nghề gọi là dạy nấu ăn – nghề tay trái. Thời gian sau, tôi nghỉ hưu một số bạn có tìm đến tôi để học và tôi cũng dạy miễn phí những món ăn mặn. Sau đó, tôi đổi sang làm bánh và hoàn toàn dạy miễn phí đến ngày hôm nay thì cũng gần 15 năm nay rồi”.
Kể từ ngày lớp học làm bánh “0 đồng” được mở ra, cô Hạnh đã giúp cho nhiều người tự tay làm được những chiếc bánh thơm ngon dành tặng cho gia đình, bạn bè, hay gửi đi thiện nguyện, chia sẻ với những mảnh đời khó khăn, giúp kết nối tình thân và cộng đồng. Thậm chí, có nhiều người nhờ theo học lớp học của cô đã “khởi nghiệp” thành công, kiếm thêm thu nhập từ việc làm bánh – bán bánh.
Thời gian đầu, lớp học của cô Hạnh chỉ vỏn vẹn dăm ba người, chủ yếu là người quen. Dần dà, người này giới thiệu người kia, hiện lớp học có đến 30 – 40 học viên, có cả những người ở xa từ các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre… cũng đến tham gia lớp học.
Không phân biệt “giàu nghèo”, tuổi tác, nghề nghiệp, từ học sinh, sinh viên, bà nội trợ đến bác sĩ, kỹ sư… những ai yêu thích nghề làm bánh đến tham gia lớp học; cô Hạnh đều tận tình hướng dẫn bằng tất cả kinh nghiệm, tấm lòng của mình.
Hiện, lớp học diễn ra từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút mỗi sáng chủ nhật hàng tuần. Dù là lớp học miễn phí nhưng mọi thứ từ phần lý thuyết đến thực hành đều được cô Hạnh chuẩn bị rất chu đáo. Trước mỗi buổi học, cô Hạnh đều cần thận chuẩn bị sẵn nguyên liệu, dụng cụ làm bánh cũng như in sẵn công thức làm món bánh phát cho mỗi học viên, giúp cho người học dễ dàng theo dõi; tiếp thu kiến thức.
Trong mỗi buổi học, các học viên sẽ được cô Hạnh hướng dẫn làm từ 1-2 món bánh như bánh giò, bánh mì Hàn Quốc, bánh ít trần… hay các món bánh “theo mùa”; các món bánh dành riêng trong những dịp lễ tết như bánh trung thu, bánh sinh nhật, bánh tét, bánh bông lan trứng muối…
Với cô giáo Hạnh, những nụ cười và lời cảm ơn, hay “thành quả” - sự thành công của từng học viên trong việc tạo những món bánh thơm ngon cho bản thân, gia đình và cộng đồng là “chi phí” để cô Hạnh duy trì lớp học này:
“Động lực để tôi duy trì cái lớp học này cho đến ngày hôm nay là sự đam mê yêu thích của các bạn. Mỗi ngày lớp học đông hơn, các bạn về làm bánh thành công, làm được việc của các bạn như là kinh doanh hay là đi từ thiện. Đó là tôi vui rồi. Cái chi phí của các bạn trả cho tôi là tôi không lấy học phí nhưng ngược lại các bạn đóng học phí cho tôi rất cao, đó là thành quả của các bạn, là thành công của các bạn. “Cô ơi, hôm nay con làm bánh đẹp lắm cô ơi! Cô ơi, hôm nay con làm bánh cho gia đình, bánh con quá cô ơi! Cô ơi, con bán được hàng, lợi nhuận nhiều lắm. Cám ơn cô” Đó là cái hạnh phúc lớn nhất của tôi và đó cũng là cái chi phí mà các bạn trả cho tôi”.
Suốt hơn 1 thập kỷ gắn bó với lớp dạy làm bánh miễn phí ở Sài Gòn, chi phí cô Hạnh tự bỏ ra để duy trì lớp học tuy không ít, đến nay thì tuổi cũng đã cao nhưng cô chưa bao giờ có ý định gác lại công việc dạy làm bánh miễn phí cho mọi người.
Với cô Hạnh, lớp học không chỉ giúp cô thỏa mãn niềm đam mê “tuổi xế chiều”; là nơi kết nối những người có chung sở thích, niềm đam mê nấu ăn, làm bánh mà còn cơ hội để cô có thêm những người bạn mới, chia sẻ những vui – buồn trong cuộc sống. Song hơn hết, cô Hạnh luôn xem việc duy trì lớp học miễn phí này như cách để cảm ơn cuộc đời:
“Khi mà tôi mở lớp này, thứ nhất là tôi yêu nghề làm bếp, yêu nghề nấu ăn, làm bánh. Thứ hai, hàng tuần các bạn đến nhà tôi tụ tập rất là đông vui, nói chuyện và xem như gia đình thứ hai của mình. Trong nhà, có những niềm vui rộn ràng, mình tạo niềm vui cho bản thân mình và niềm vui của mình mang lại cho mọi người, mọi người hạnh phúc và mình hạnh phúc.
Từ xưa tới giờ tôi luôn nói là tôi mở lớp học này để cảm ơn cuộc đời. Chỉ biết là cảm ơn cuộc đời đã cho tôi cả một thời thanh xuân tươi đẹp. Chỉ biết rằng cảm ơn cuộc đời đã cho mình sức khỏe đến ngày hôm nay vẫn còn có thể đứng lớp”.
Và trên dòng xe cộ tấp nập ở Sài Gòn, có một góc nhỏ bình lặng trên con đường Hoàng Hoa Thám, Quận Bình Thạnh, vào mỗi buổi sáng cuối tuần, người ta lại thấy hình ảnh một “cô giáo” U80 hăng say với những “bài giảng” hướng dẫn mọi người cách tạo ra những chiếc bánh ngon trong hơn 10 năm qua và còn nhiều nhiều năm về sau nữa.... Một tấm gương thầm lặng mà cao cả giữa đời thường giúp cho biết bao người có thêm nghề nghiệp, tạo thêm thu nhập.
SỐNG Ở SÀI GÒN: Người dân háo hức đi metro đầu tiên!
Gần 20 năm chật vật để hoàn thiện dự án đô thị đường sắt đầu tiên của thành phố là khoảng thời gian khá dài. Sau nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn, dự kiến tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) sẽ được vận hành chính thức vào ngày 22/12/2024 và miễn phí vé tàu trong 1 tháng. Người dân TP kỳ vọng rất nhiều về công trình giao thông công cộng mang tính lịch sử này.
Trên thế giới, hệ thống tàu điện ngầm (Metro) có lịch sử hình thành và phát triển từ thế kỷ 19. Theo đó, metro đầu tiên được khai trương vào năm 1863 tại London (Anh) - trở thành cột mốc "khai sinh" loại phương tiện vận chuyển hành khách tiện dụng mới. Còn tại khu vực Đông Nam Á, metro được xây dựng từ thập niên 1980 và đến nay, một số nước đã phát triển các mạng lưới metro hiện đại. Trải qua ba thế kỷ, ngày nay metro đã trở thành xương sống cho mạng lưới giao thông công cộng hiện đại của gần 200 thành phố trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, metro đầu tiên Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) được đưa vào vận hành năm 2021. Còn ở TP. HCM, tuyến metro đầu tiên Bến Thành - Suối Tiên sẽ chính thức vận hành vào ngày 22/12/2024 tới sau 16 năm thi công và hoàn thiện. Điều này có thể thấy nước ta đang xây dựng khá chậm loại hình giao thông metro hiện đại này, cách xa với nước bạn trong khu vực gần nửa thế kỷ.
Tuy nhiên, trước ngày metro chính thức hoạt động, người dân TP vẫn bày tỏ niềm hân hoan, háo hức trên các nền tảng mạng xã hội vì thành phố sắp có tuyến metro đầu tiên. Bởi ai đã từng ra nước ngoài trải nghiệm tàu điện ngầm cũng đều mong muốn đất nước mình sớm xây dựng mạng lưới metro này để phát triển. Hay ai chưa từng có dịp đi metro thì càng nôn nao được trải nghiệm.
Với hệ thống giao thông công cộng hiện đại, giao thông metro được xây dựng ở Việt Nam như một làn gió mới, giúp giải quyết phần nào căn bệnh kẹt xe trầm kha tại một số khu vực. Gần 10 triệu dân đang sống và làm việc tại TP.HCM dường như đã quá quen thuộc với hình ảnh hằng ngày phải cố gắng di chuyển qua những tuyến phố chật chội với lưu lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn. Phương tiện giao thông công cộng như xe bus không đáp ứng được hết nhu cầu của người dân nên thói quen sử dụng xe cá nhân vẫn phổ biến. Tình trạng ùn tắc giao thông liên tục không những gây lãng phí thời gian mà còn dẫn đến nhiều nguy cơ về an toàn sức khỏe, kinh tế, xã hội…
Do đó, giải pháp phương tiện công cộng đảm bảo tiện lợi, an toàn, vận chuyển được nhiều người, lưu thông xuyên suốt thì metro là một lựa chọn mang tính sống còn cho giao thông nội đô có mật độ dân cư cao.
Cùng với sự háo hức, mong chờ của người dân, các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông đô thị còn cho rằng sự xuất hiện của metro trên nền tảng đô thị cũ giúp TP. HCM có cơ hội tái cấu trúc không gian đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Bởi một khi tuyến đường sắt đô thị vận hành, hệ thống này sẽ tác động mạnh đến không gian đô thị xung quanh, các ga, đến dọc tuyến đường sắt và trở thành trọng tâm để phát triển thành phố.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng sau tuyến metro đầu tiên Bến Thành -Suối Tiên với nhiều khó khăn trong thủ tục, quy trình xây dựng thì có lẽ đã hoàn thiện đồng bộ các thể chế liên quan, tạo nền tảng cho các tuyến metro về sau được thực hiện nhanh chóng, chất lượng hơn.
Trăm nghe không bằng mắt thấy, với nhiều người dân đã được trải nghiệm thử đi metro thời gian vừa qua đã thắp lên hy vọng những thế hệ trẻ dần quen thuộc với tuyến đường sắt dô thị này, đồng hành cùng metro đến trường, làm việc, giải trí...
Rồi mai đây, những tuyến metro ngược xuôi mang theo nhiều kỳ vọng mới cho thành phố văn minh - hiện đại - nghĩa tình. Các khu trung tâm thương mại, những điểm dừng chân thú vị, những tiện ích, thói quen mới dần hình thành trên nền tảng đô thị hiện có... Giấc mơ metro của thành phố đã không còn xa!
TIN YÊU
# UBND TP.HCM vừa có văn bản chấp thuận đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường, cho phép toàn ngành vệ sinh làm việc cả ngày lẫn đêm và các xe chuyên dụng lưu thông trong thời gian cao điểm từ ngày 26/1 đến hết 2/2/2025 (từ ngày 27 tháng chạp đến hết mùng 5 Tết). Các đơn vị trong ngành vệ sinh được nghỉ các ngày 29, 30/1/2025 (mùng 1, 2 Tết).
Tuy nhiên các địa phương phải chủ trì, phối hợp các đơn vị cung ứng dịch vụ bố trí đủ nhân sự, phương tiện chuyên dụng để duy trì công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển rác tại các tuyến đường chính trên địa bàn không để rác tồn đọng, nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh, mỹ quan đô thị.
# Hội Chữ thập đỏ TP.HCM vừa tổ chức lễ phát động chương trình “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025”. Theo đó, toàn hệ thống Hội phấn đấu chăm lo, hỗ trợ 80.000 người dân nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương với tổng giá trị hoạt động từ 50 - 60 tỷ đồng. Thời gian triển khai các hoạt động từ ngày 7 đến ngày 26/1/2025 (tức ngày 8 - 27/12 Âm lịch); trong đó, cao điểm từ ngày 14 đến ngày 23/1/2025 (tức ngày 15 - 24/12 Âm lịch).
Nhóm người thụ hưởng là hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ có người nhiễm chất độc da cam, người khuyết tật, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn; những nhóm dễ bị tổn thương khác; người không có điều kiện vui Xuân, đón Tết cùng gia đình do hoàn cảnh neo đơn…
Tại lễ phát động, các cấp hội đã hưởng ứng và đăng ký thực hiện với giá trị trên 45 tỷ đồng để chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho 80.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn.
# UBND quận 8, TP.HCM vừa công bố kế hoạch tổ chức chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" Tết Ất Tỵ 2025. Theo đó, chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" 2025 diễn ra từ ngày 14/1/2025 - đến 28/1/2025 (nhằm ngày 15 đến 29 tháng Chạp), tại tuyến đường Nguyễn Văn Của và Bến Bình Đông.
Điểm nổi bật của chợ hoa xuân năm nay tại quận 8 là mang đến một không gian đầy sắc màu và hương vị tết đặc trưng trên tuyến đường Tạ Quang Bửu (phường 5) và khu vực kênh Tàu Hủ (phường 13, 14). Quy mô của chợ hoa, gồm 689 điểm kinh doanh, trong đó có 634 gian hàng hoa kiểng, 55 gian hàng trái cây, rau củ… được tái hiện dưới hình ảnh những chiếc ghe thuyền chở đầy hoa mai, cúc vàng, vạn thọ... không chỉ gợi lên không khí xuân tràn ngập mà còn là biểu tượng của sự sôi động, nhộn nhịp trong đời sống chợ tết xưa.
Bên cạnh đó, hội chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" từ đêm khai mạc 24-27/1 sẽ có chương trình đờn ca tài tử trên những chuyến ghe bầu, dọc kênh Tàu Hủ.
Giải thích về hành vi giao xe máy cho con sử dụng khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, hầu hết phụ huynh đều đưa ra lý do như nhà xa, con phải đi học thêm nhiều, đi xe máy để con chủ động hơn trong việc đi lại.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là đối với các công trình, dự án trọng điểm, UBND TP.HCM vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành liên quan cùng UBND các quận, huyện, yêu cầu đẩy mạnh thực hiện đợt cao điểm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Giấy xác nhận về hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe hai bánh, hay cách gọi khác là “thẻ hành nghề” dành cho xe ôm, shipper – Đây là nội dung đề xuất được UBND TP. Hà Nội đang xây dựng nhằm quản lý hoạt động này. Những tài xế xe ôm, shipper phản ứng thế nào về đề xuất này?
Theo thống kê của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn Hà Nội xảy ra 28 vụ tai nạn đường sắt, làm 10 người chết, 17 người bị thương. Dù số vụ giảm, nhưng số người chết tăng 25% so với cùng kỳ.
Tình trạng vượt đèn đỏ vẫn còn phổ biến tại nhiều nút giao của thủ đô, CSGT nhận định hành vi trên thuộc về lỗi ý thức người tham gia giao thông, việc vi phạm chủ yếu diễn ra vào các khung giờ cao điểm.
Trong bộ quân phục, Trung tá Vũ Trường Tính luôn là hình ảnh của một người lính dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Nhưng ít ai biết rằng, sau những giờ phút căng thẳng trên tuyến biên giới, anh lại trở về với một vai trò hoàn toàn khác: một người thầy tận tụy, mang tri thức đến cho trẻ em nghèo.
Hiện nay có quá nhiều chất gây ô nhiễm nhưng bụi mịn PM 2.5 là chất nguy hiểm nhất vì gây tác hại đến sức khỏe, hệ hô hấp, tuần hoàn và nó được ghi nhận là tác nhân gây ung thư.