Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

AI và giới hạn đạo đức

Quang Hùng: Thứ hai 09/06/2025, 08:22 (GMT+7)

AI đã khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Với lĩnh vực báo chí, nhiều tòa soạn đã bắt đầu có những áp dụng trí tuệ nhân tạo cho hoạt động của mình. Điều này cũng đặt ra một vấn đề: Liệu AI có ảnh hưởng tới tính trung thực của báo chí trong việc đưa tin, bài tới độc giả?

Hay liệu với sự phổ biến những ứng dụng trí tuệ nhân tạo như hiện nay, có sản sinh ra một thế hệ phóng viên “salon 2.0” sau sự phát triển của Google nữa hay không?

Thực ra, câu hỏi này phần nào đã có lời giải đáp. Sau khi Google xuất hiện và trở nên phổ biến, thực sự đã xuất hiện một lớp phóng viên hoạt động lệ thuộc vào nền tảng này. Từ việc tìm kiếm đề tài, “sao chép” nội dung bài viết tương tự, thậm chí là cóp nhặt hình ảnh có đầy rẫy trên mạng để về phục vụ cho bài viết của mình.

Mà đôi khi là cả những bài phóng sự điều tra đầy “tâm huyết”, nhưng hoàn toàn dựa trên tư liệu, hình ảnh tổng hợp trên mạng.

Lợi ích của Google không thể phủ nhận, khi nó cung cấp cho người dùng có nhu cầu hàng ngàn, hàng triệu kết quả có liên quan, để “tham khảo” phục vụ cho bài viết của mình. Thậm chí, để người viết tránh được những sai sót, sai lầm từ những bài viết đi trước, của cùng một đề tài.

Giờ đây, việc tìm kiếm tư liệu không còn cần phải vào thư viện, đi thực tế địa phương với rất nhiều thời gian phải tiêu tốn, mà chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính, hoặc thậm chí là chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet là người ta đã có thể có những góc nhìn rất nhiều chiều về một vấn đề.

Chính sự lười nhác ấy, đã khiến chúng ta có một thế hệ phóng viên salon, như cách mà dân gian thường gọi những người ngồi nhà viết phóng sự, viết báo là như vậy.

Phóng viên - sẽ còn lại giá trị gì khi quá lệ thuộc vào trí tuệ nhân tạo mà không chịu dấn thân ra hiện trường?

Phóng viên - sẽ còn lại giá trị gì khi quá lệ thuộc vào trí tuệ nhân tạo mà không chịu dấn thân ra hiện trường?

Nhưng dù sao, google vẫn có thể được coi là một công cụ chưa mấy “nguy hiểm” với nghề báo nói riêng, và nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Thậm chí còn có mặt nào đó lợi ích. Còn với AI – trí tuệ nhân tạo – môt phát minh mới của loài người đang phát triển và hoàn thiện theo từng ngày, từng giờ. Đó thực sự là một vấn đề đáng phải suy nghĩ với sự phát triển, tương lai của toàn nhân loại, chứ không riêng gì hoạt động báo chí.

Ngay lập tức, chúng ta đã thấy những trào lưu sử dụng AI cho nhiều mục đích trong cuộc sống. Việc sử dụng, làm chủ một phần mềm AI là quá đơn giản và dễ dàng, với nhiều người AI đã trở thành trợ thủ đắc lực cho họ trong việc sáng tạo trên nền tảng nội dung số. Từ bán hàng, quảng cáo, làm content, video clip, hình ảnh… tới những gợi ý về ý tưởng cho sáng tạo, làm nghệ thuật... và tất nhiên là cả trong hoạt động báo chí.

Với sức mạnh tổng hợp và “tư duy” của mình, AI gần như cho ra những đáp án hoàn hảo với nhu cầu của người dùng. Người ta đang thấy những bài viết cực kỳ “sâu sắc” xuất hiện trên mạng xã hội, và đâu đó, những người làm báo đã bắt đầu “thích thú” với công cụ này. Nó có thể giúp tìm đề tài, gợi ý đề tài, thậm chí là viết hẳn một bài viết về chủ đề nào đó, nếu anh nhà báo kia yêu cầu.

Và sau vài động tác cắt gọt, biên tập, để loại bỏ những câu chữ vẫn còn “ngô nghê” kiểu trí tuệ nhân tạo, ấy thế là một sản phẩm báo chí ra đời. Không mất công, tốn sức đi thực địa, tìm hiểu vấn đề, tiếp xúc nhân vật, tìm kiếm tư liệu…

Một bài báo như thế, thậm chí còn đầy ắp thông tin, hơn so với một người phóng viên tự đi tìm hiểu đề tài và viết bằng chính sự hiểu biết, trải nghiệm của mình.

Để có một bức hình đẹp cho bài báo, người phóng viên phải lao động rất vất vả, tuy nhiên gần như rất ít người đánh giá đúng công sức của họ. Và thậm chí cho đến ngày nay, việc sử dụng AI để tạo hình ảnh đã quá dễ dàng, càng khiến công việc của người làm báo bị coi nhẹ

Để có một bức hình đẹp cho bài báo, người phóng viên phải lao động rất vất vả, tuy nhiên gần như rất ít người đánh giá đúng công sức của họ. Và thậm chí cho đến ngày nay, việc sử dụng AI để tạo hình ảnh đã quá dễ dàng, càng khiến công việc của người làm báo bị coi nhẹ

Bây giờ, một bức hình minh họa cho một bài báo sẽ dễ dàng được AI “sản xuất” chỉ sau vài giây theo yêu cầu. Vậy là, người phóng viên salon 2.0 kia, ngoài việc viết bài nhờ gợi ý của AI, có thể thêm cả phần ảnh minh họa cho… sinh động bài viết. Chúng ta sẽ có một thế hệ phóng viên "lười nhác", thiếu tư duy, suy nghĩ, thiếu sức chiến đấu và sự sáng tạo...

Không ai phủ nhận sự tiến bộ và phát triển của công nghệ, nhưng chúng ta phải đặt ra giới hạn cho mình, đặc biệt là giới hạn về mặt đạo đức, để sử dụng công nghệ hiệu quả, như một công cụ hỗ trợ, chứ không phải là để chúng làm thay cho công việc của mình.

Nếu như thế, người phóng viên còn lại gì? Và độc giả liệu có mất niềm tin, đang rất lung lay vào những người viết báo hiện tại, và tương lai?...

 

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đề xuất bỏ tem thu phí sử dụng đường bộ dán trên kính ô tô

Đề xuất bỏ tem thu phí sử dụng đường bộ dán trên kính ô tô

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý sửa đổi Nghị định 90/2023/NĐ-CP về thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Metro Cát Linh - Hà Đông: Từ biểu tượng đến nỗi lo xuống cấp

Metro Cát Linh - Hà Đông: Từ biểu tượng đến nỗi lo xuống cấp

Hơn ba năm sau ngày chính thức vận hành, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, đã phần nào giúp thay đổi hình ảnh giao thông công cộng thủ đô. Thế nhưng, bên cạnh đó, những dấu hiệu xuống cấp đang dần lộ ra khiến nhiều người đi tàu cảm thấy lo lắng.

VOV Giao thông Duyên hải phát sóng thử nghiệm

VOV Giao thông Duyên hải phát sóng thử nghiệm

Ngày 10/6/2025, Ban VOV Giao thông Quốc gia chính thức phát sóng thử nghiệm phiên bản thứ tư – VOV Giao thông Duyên hải.

Mời doanh nhân, chuyên gia giỏi làm công chức lãnh đạo: Cần cơ chế tuyển chọn và giám sát minh bạch

Mời doanh nhân, chuyên gia giỏi làm công chức lãnh đạo: Cần cơ chế tuyển chọn và giám sát minh bạch

Bộ Nội vụ vừa có đề xuất: mời doanh nhân tiêu biểu, nhà quản lý doanh nghiệp, luật sư, luật gia, chuyên gia hoặc nhà khoa học đầu ngành để ký hợp đồng làm nhiệm vụ của công chức lãnh đạo.

Biệt thự cổ, di sản 'ngủ quên'

Biệt thự cổ, di sản "ngủ quên"

Rộng tới hàng trăm m2, sở hữu khối kiến trúc đồ sộ nguy nga ngay trên “đất vàng” Thủ đô, thế nhưng, nhiều ngôi biệt thự cổ tại Hà Nội vẫn phải chịu cảnh bị lãng quên, xuống cấp trầm trọng.

Hải Dương yêu cầu chính quyền xã mới phải sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho người dân

Hải Dương yêu cầu chính quyền xã mới phải sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho người dân

Chính quyền xã mới phải sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho người dân. Đây là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu tại buổi kiểm tra công tác chuẩn bị các điều kiện để chính quyền cấp xã mới vận hành thử nghiệm trên địa bàn tỉnh.

An toàn cho xe đạp và đi bộ: Thành công có thể đến từ những điều nhỏ nhặt

An toàn cho xe đạp và đi bộ: Thành công có thể đến từ những điều nhỏ nhặt

Nhiều quốc gia, thành phố đã thành công trong việc biến xe đạp và đi bộ trở thành phương tiện chính, thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân.