Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vợ mất sớm, con cái đã trưởng thành, ngẫm nghĩ cuộc sống còn nhiều gia đình khó khăn mà thiếu điều kiện đi đến bệnh viện chữa trị, nên ông Hoàng nảy ra ý định tự mua xe để chuyển bệnh.
Ông chuyển hàng trăm lượt bệnh, kể cả người dân qua đời trên đường phố về nơi an nghỉ. Ngót nghét gần 20 năm trời, người đàn ông này đã rong ruổi một mình cho những chuyến xe nghĩa tình thầm lặng…
Thưa chú Hoàng, điều gì thôi thúc chú quyết định mua xe để chuyển bệnh miễn phí suốt 20 năm vậy chú?
Chú thấy mình đã lớn tuổi, sức bươn chải kiếm tiền cũng không nhiều. Thấy đường nhà mình cấm xe lôi, mỗi lần có người bệnh lại thiếu phương tiện vận chuyển, nên chú tự bỏ tiền ra làm.
Hồi trước, chú mua xe bằng tiền nhà, rồi xe hư, bạn bè bỏ tiền ra mua xe cho chú chạy, chiếc xe mua sau này mua có 50 triệu, rồi sửa để chuyển bệnh được nó ra tới 80 triệu.
Chú nhận chuyển bệnh cho bà con trong huyện hay là bất kỳ ai cũng nhận?
Chú nhận chuyển khắp nơi, có lần chú chuyển bệnh đi bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ, mà giữa đường thấy người bị nạn mất giữa đường chú nhận chuyển về tận Vĩnh Tuy-Kiên Giang luôn..
Có tuần chạy trên 10 lượt, nhưng cũng có tuần chạy vài chuyến thôi. Bây giờ khu vực Thạnh Xuân, Cái Tắc… họ có số chú hết, gọi là có liền. Chú hoạt động độc lập, tự phát thôi.
Có một điều so sánh rằng, khi một xe cứu thương mà nhận chuyển bệnh hoặc đưa người đã mất về nhà thì chi phí cũng hơn 10 triệu. Nhưng riêng chú Hoàng thì chạy 0 đồng. Như vậy, chi phí đó có phải chú Hoàng vận động tài trợ bù đắp, hay cách vận chuyển của chú khác hơn so với dạng xe cứu thương của bệnh viện?
Trường hợp mà nhận chuyển viện lấy tiền công trên 10 triệu là khi người bệnh mất, người ta nhận tẩm liệm, chi phí hòm gương nên mới ra số tiền như vậy. Còn chú thì chỉ nhận chuyển người mất (xác không) về nhà thôi.
Nhiều trại hàn nói với chú, chú giới thiệu để họ bán được hàn thì họ bồi dưỡng cho chú bạc triệu. Nhưng chú không làm được, thà nhờ chú xin cho cái hàn miễn phí thì chú làm được. Tiền xăng thì mạnh thường quân hỗ trợ cho phần chuyển bệnh cấp cứu, còn dạng bệnh thường thì người nhà có phụ tiền xăng với chú
Cảm ơn chú đã chia sẻ việc làm ý nghĩa này. Chúc chú luôn mạnh khỏe để giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo khó.
Có dịp theo ông Đỗ Văn Hoàng trên chuyến xe chở một người bệnh nặng từ xã Long Thạnh (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ điều trị mới thấy được tấm lòng nhân hậu của “lão nông” tóc ngã màu muối này. Chiếc xe chở người bệnh được ông mua năm 2002 với giá 40 triệu đồng rồi sửa lại thành xe cứu thương. Chỉ với một băng ca, trang bị dụng cụ sơ cứu…mà ông đã chuyển hàng trăm bệnh nhân nguy cấp đến bệnh viện kịp thời.
Anh Nguyễn Hoàng Nam, giáo viên Trường THCS Long Thạnh (Hậu Giang), là người đồng hành trong các hoạt động thiện nguyện với ông Hoàng, cho biết, để nhiều người biết và liên hệ khi cần, ông Hoàng lặn lội đến các ấp, các xã cách xa đô thị giới thiệu mô hình và đưa số điện thoại đường dây nóng. Kinh phí hoạt động do ông Hoàng bỏ tiền túi cùng sự hỗ trợ từ người thân quen và nhà hảo tâm. Ông tuyệt đối không nhận một đồng nào từ người bệnh:
“Chiếc xe cứu thương của chú Hoàng có nhiều ý nghĩa, thứ nhất là chuyển bệnh, thứ hai là đi tái khám. Chở đồ từ thiện như: gạo, mì, nước, kể cả hàn chôn cất. Xe này đa năng mà đặc biệt là chú Hoàng không nhận kinh phí từ người bệnh. Nên mỗi khi bản thân tôi có nhận được khen thưởng từ công việc của mình là tôi phụ với chú tiền xăng để chú làm từ thiện”.
Ông Hoàng bộc bạch, trong hơn 20 năm chuyển bệnh miễn phí, ông chứng kiến nhiều câu chuyện nghĩa tình. Có người khó khăn lắm, nhưng bước xuống xe vẫn đưa tiền phụ xăng xe, dù trên xe đã ghi rất rõ không nhận tiền của người bệnh dưới bất kỳ hình thức nào. Hiển nhiên là ông không nhận. Rồi có những chuyến xe, dù ông đã cố gắng có mặt kịp thời đưa đến bệnh viện cấp cứu, nhưng do bệnh tình quá nặng không thể qua khỏi, ông đành đưa về.
“Gia đình khó khăn thì nhờ chú đi xin hàn về tự liệm và chôn cất. Chú dành hết tâm huyết cho công việc này, không lo làm kinh tế kiếm tiền. Ăn uống thì có người mang gạo tới nhà tặng cảm ơn công chú chở người nhà họ đi viện”.
Việc làm của ông Hoàng vô cùng thiết thực, giúp đỡ kịp thời cho nhiều người bệnh nghèo, đặc biệt là những người nghèo ở vùng nông thôn. Nhìn những bệnh nhân được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, qua khỏi cơn nguy kịch, ai cũng trân quý công việc của ông Hoàng và hy vọng được duy trì lâu nhất có thể để giúp đỡ được nhiều người.
Nói đến đây, ông Hoàng trầm ngâm: “Khi nào chú không còn sức, đôi mắt không còn ôm cái xe được, sức khỏe lái không nổi nữa mới nghỉ làm. Còn sức khỏe là còn làm. Mỗi lần giúp được ai là người mình thấy khỏe khoắn lắm”.
Cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng hơn 20 năm qua, ông Đỗ Văn Hoàng vẫn dành thời gian, công sức để chuyển bệnh miễn phí. Đó là việc nghĩa cần được lan tỏa trong cuộc sống này, để cùng sẻ chia khó khăn và cứu giúp những mảnh đời bất hạnh…
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.