Ngược dòng thế giới, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn cao chót vót
Giá vàng thế giới bất ngờ đảo chiều hạ nhiệt nhưng giá vàng miếng SJC vẫn rất cao, bán ra 86 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn là 85,8 triệu đồng/lượng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Gần 1 thập kỷ qua, anh đã “hồi sinh” biết bao đôi giày dép cũ, giúp cho chặng đường mưu sinh của những người lao động nghèo, người khuyết tật bớt nhọc nhằn vất vả; và giúp cho nhiều người lưu giữ được món đồ kỷ niệm.
Nép mình trong một con hẻm nhỏ, ngoằn nghoèo trên con đường Tam Châu, phường Tam Bình, TP Thủ Đức là xưởng sản xuất giày dép rộng khoảng chừng 60m2 của anh Nguyễn Ngô Dương (41 tuổi). Gần 10 năm qua, đây vừa là nơi ở, vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh và sửa chữa giày dép miễn phí của anh Nguyễn Ngô Dương.
Anh Dương sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông con ở Bình Dương. Gần 30 năm về trước, vì “cái nghèo”, vì “miếng cơm manh áo”, chín anh em của anh rời bỏ nơi “chôn nhau cắt rốn”, lang bạt khắp nơi để mưu sinh. Ngày đầu đến với mảnh đất Sài Thành hoa lệ, anh Dương chỉ là một cậu nhóc 12 – 13 tuổi. Anh xin vào làm công nhân với đồng lương ít ỏi. Nhưng vì thiếu vắng tình thương, thiếu đi mái ấm gia đình, anh Dương trở thành một cậu nhóc quậy phá, chuyện tụ tập, đi chơi cùng đám trẻ bụi đời.
Khoảng 2 năm sau, vào mùa hè 1998, anh Dương được một người chị họ gửi cho một gia đình chuyên làm nghề giày dép ở quận 4 để học nghề. Tại đây, anh được “gia đình thứ 2” yêu thương, nuôi dạy, cho đi học bổ túc văn hóa và truyền nghề sản xuất giày da.
Ngót nghét hơn chục năm trôi qua, cậu bé bụi đời ngày nào giờ có được “con chữ, cái nghề”. Trở thành một người thợ lành nghề, năm 2008, anh Dương gom hết số tiền dành dụm, mở tiệm sản xuất, kinh doanh giày ở quận Bình Tân, TP HCM. Tuy nhiên, lần khởi nghiệp đầu tiên thất bại, anh nợ đến hàng tỷ đồng, phải bán đi dàn máy may cuối cùng để trả nợ.
Không khuất phục trước những khó khăn, thử thách, năm 2016, anh Dương tiếp tục khởi nghiệp lần 2 với xưởng giày nhỏ ở phường Tam Bình, TP Thủ Đức. Kể từ ngày đó đến nay, anh vừa “điều hành” xưởng sản xuất, kinh doanh giày và nhận sửa giày, dép miễn phí cho tất cả mọi người.
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề cũng như treo bảng "Sửa giày miễn phí cho tất cả mọi người" trước khu xưởng, anh Dương tâm sự:
“Công việc làm giày dép này, mình làm từ hồi nhỏ tới bây giờ luôn. Mình bắt đầu làm từ năm mình 15 tuổi, mình học nghề rồi mình làm luôn tới bây giờ. Sau này, khi về Thủ Đức ở, mình mở 1 cửa hàng sản xuất, buôn bán giày dép. Lúc đó, thì cũng có mặt bằng để bán, rồi mình bắt đầu mình sửa bảo hành luôn cho khách. “Một công đôi việc”, mình vừa sửa cho khách, vừa sửa miễn phí cho mọi người luôn.
Thời điểm đó, chủ đích của mình là chỉ định sửa cho những cô chú nhặt ve chai hoặc bán vé số …. Xong, mình thấy người khó khăn hay người bình thường đều có nhu cầu. Những người bình thường có giày dép hư họ cũng muốn tìm chỗ sửa mà cũng hơi khó khăn. Mình mở rộng sửa cho tất cả mọi người luôn. Ai có giày hư mang đến mình đều nhận sửa hết, không có lấy phí gì….công việc này mình bắt đầu từ năm 2016 cho tới bây giờ”.
Kể từ ngày tấm biển “Sửa giày miễn phí cho tất cả mọi người" được dán trên chiếc tủ, đặt trước cửa xưởng, những người bán vé số, nhặt ve chai, người khuyết tật… thường xuyên tới lui, khi thì nhờ anh dán giúp đôi dép mòn đế, sứt quai; khi thì anh sửa giúp chiếc giày sờn cũ… Cứ như thế, người này giới thiệu người kia, không chỉ là những người khó khăn mà những vị khách có nhu cầu sửa chữa giày, dép cũng tìm đến anh như tìm đến một “vị cứu tinh” giúp họ lưu giữ lại món đồ kỷ miệm.
Không phân biệt “giàu nghèo”, người bình thường hay người khó khăn, anh Dương đều nhận sửa bằng tất cả kinh nghiệm, tấm lòng của mình. Qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ tài hoa, những đôi giày, dép bị hỏng hóc nặng, tưởng chừng không thể sử dụng được nữa đều trở nên tinh tươm đẹp đẽ như mới.
Trước đây, anh Dương sửa giày, dép miễn phí cho mọi người vào tất cả các ngày trong tuần. Tuy nhiên, những năm gần đây, anh Dương thu hẹp cơ sở sản xuất, kinh doanh, không còn nhiều thợ hỗ trợ như trước, hiện anh Dương chỉ dành 2 ngày cuối tuần để sửa giày, dép cho mọi người.
Dù rất bận rộn với công việc sản xuất, kinh doanh giày, dép nhưng đối với những trường hợp cần sửa chữa giày gấp anh sẽ tạm gác lại công việc, hỗ trợ trước. Những trường hợp còn lại, anh cố gắng hoàn thành trong những ngày cuối tuần. Với anh Dương, những nụ cười và lời cảm ơn, hay cái bắt tay – hay những món quà vặt - “tiền công” của những người sửa giày gửi tặng anh còn quý giá hơn rất nhiều so với số tiền thu lại từ việc làm nghề.
“Mình cảm thấy đây là một công việc giúp mình vui hơn mỗi ngày. Gặp mấy anh chị cô chú tới sửa giày, mình có thể sảng khoái mình nói chuyện này, chuyện kia, mình cười vui, mình không phải suy nghĩ nhiều tới gánh nặng hằng ngày trong cuộc sống.
Nhiều lúc thấy họ hài lòng và họ cười là mình vui. Chẳng hạn như có trường hợp những đôi giày mình hỗ trợ mình làm cho những người bị khuyết tật: hai chân họ không có đều nhau, mình sửa xong họ đem về cho cha mẹ, cô chú thì những người bị trường hợp đó họ mang họ nhắn tin là “vừa lắm anh, mang vô đi thấy nó thoải mái hơn”… mình cũng vui.
Hoặc là có những trường hợp, sáng mình dậy mình vừa mở cửa ra là có những cô chú, anh chị để sẵn cái túi trái cây dưới quê trên tủ. Hoặc là cũng có những anh chị chạy xe lại tặng mình mấy trái mít, trái bắp… Đó là những niềm vui cơ bản mỗi ngày, nhờ làm công việc này mà mình có được”.
Suốt gần 10 năm gắn bó với nghề sản xuất, kinh doanh, sửa chữa giày dép; công việc sản xuất kinh doanh trải qua biết bao thăng trầm – thịnh suy, đặc biệt là kể từ sau đại dịch Covid 19 đến nay, kinh tế suy thoái. Anh Dương buộc phải thu nhỏ mặt bằng, dời xưởng sản xuất từ mặt phố lùi vào hẻm sâu.
Song, dù trải qua biết bao khó khăn, vất vả nhưng anh Dương chưa bao giờ có ý định bỏ nghề sản xuất, kinh doanh giày cũng như gác lại công việc sửa giày miễn phí cho mọi người. Bởi tận sâu trong tâm khảm người đàn ông này, là ngọn lửa yêu nghề cháy bỏng, là mong muốn giữ gìn nghề truyền thống của gia đình đã cưu mang, dạy dỗ anh thuở bé.
Song hơn hết, anh xem công việc sửa giày miễn phí cho tất cả mọi người như chiếc “cầu nối” giúp đỡ, san sẻ khó khăn với những người lao động nghèo và như một cách trả ơn đời, trả món nợ ân tình, tri ân những “người dưng” nơi “miền đất hứa” đã chăm lo, dạy nghề cho anh.
“Mình làm công việc này giống như mình trả lại ơn cho những người thầy, những người mà họ dạy nghề cho mình hồi đó, mình tri ân lại. Công việc này, nếu một ngày nào đó, nó lan tỏa đi. Mọi người biết đến thì những người thầy ngày xưa dạy nghề cho mình, họ biết đến họ cũng nghĩ “Ít ra họ cũng dạy được một người mà dùng cái nghề này để làm được một cái việc gì đó cho cộng đồng. Mình phải duy trì nó, khi nào mình còn sức mình làm thôi. Mình góp một phần sức nhỏ của mình cho cộng đồng thì cuộc sống nó sẽ vui hơn”.
Và ở một góc nhỏ bình lặng trên con đường Tam Châu, TP Thủ Đức, người ta lại thấy hình ảnh một người đàn ông trạc ngoài 40 tuổi với tấm bảng quen thuộc “Sửa giày miễn phí cho tất cả mọi người"”. Dòng chữ sưởi ấm biết bao trái tim người lao động nghèo, người khuyết tật và cả những người có nhu cầu sửa giày trong gần 10 năm qua và còn nhiều nhiều năm về sau nữa....
SỐNG Ở SÀI GÒN: Lạc vào hẻm chợ
Sài Gòn có đến hàng tỷ con hẻm với muôn hình vạn trạng. Có những hẻm rộng rãi, ngay ngắn, nhưng cũng có những hẻm ngoằn ngoèo, phình ra rồi teo lại, hẹp đến nỗi không đủ chỗ cho hai người đi bộ sánh bước. Có những hẻm dài hun hút, xuyên nối hẻm như ma trận, người nơi khác đến ngỡ lạc vào mê cung. Có hẻm yên tĩnh tách khỏi những vồn vã của xe cộ đường phố thì cũng có những hẻm chợ huyên náo nhịp sống bán-mua, chật cả lối đi nhưng lại đủ đầy sắc màu đặc trưng đô thị…
Hẻm hay hẻm chợ là một phần của ký ức người dân đô thị Sài Gòn, luồn qua nỗi nhớ đi vào thi ca, là chân dung đa diện mang hơi thở và gương mặt của Sài Gòn.
Ở gần nhà tôi có một con hẻm mang vẻ bề ngoài tĩnh lặng và khá khuất góc nhìn, người đi đường lướt ngang chẳng mấy để ý bởi bề ngang mặt hẻm chưa được 2m. Thế nhưng, chỉ cần đi vào chừng 100 bước chân, không gian hẻm được nở rộng ra và là một thế giới khác tách biệt hẳn bên ngoài. Ở đấy, mỗi nhà có một sạp hàng bày bán đủ hàng cá, thịt, rau, tạp hóa, cà phê, tiệm điện, hớt tóc…
Con hẻm dài và thông nối sang đường khác có đầu hẻm rộng đủ để xe đẩy hàng rong vào hẻm họp chợ vào mỗi sáng chiều. Những lần tiện đường, tôi lại tạt vào hẻm mua thịt, cá, trái cây, rau cải, ít đường muối… là đủ dùng cho nhiều bữa cơm gia đình. Mua quen nhớ mặt, các cô chú anh chị tranh thủ những lần giao dịch hỏi thăm nhau về cuộc sống, gia đình, vô hình chung tạo mối dây liên kết xã hội, tình làng nghĩa xóm…
Những buổi sáng ghé chợ quan sát, tôi thấy chú, anh này ngồi uống cà phê ở góc hẻm dưới một tán cây trông rất thong dong, ngó sang lại thấy chị kia mua đồ ăn sáng rồi vội đi, lại có nhà tụ 2-3 người khách đang đợi chủ bán tranh thủ vài câu chuyện…
Đời sống đô thị nhịp nhàng trong hẻm chợ không quá ồn ào cũng không hẳn tĩnh lặng tạo nên sắc màu đặc trưng của Sài Gòn. Tôi vì thế trở nên yêu thích nơi này vì sự tiện lợi và không gian văn hóa của hẻm chợ…
Nhớ lại thời thơ ấu, tôi cũng từng sống trong ngôi hẻm tương tự như thế. Chỉ cần bước ra cửa nhà là đủ hàng, không thiếu thứ gì. Buổi sáng có hủ tíu của dì Năm, cơm tấm của chị Lan… buổi trưa mẹ mua một ít cá của cô Hai, mớ rau của chú Út mà không phải lo mua nhầm đồ ôi thiu, hay bị cân thiếu. Người bán kẻ mua đong cho nhau bằng tình làng nghĩa xóm, cân cho nhau bằng sự sẻ chia và những gam hồn hậu ân cần. Người nơi khác đến bán hàng cũng nhiễm luôn cách giao dịch làm ăn chất phác ở nơi này.
Có lúc, tôi thấy chợ trong con hẻm mến yêu rất nhiều hoa giấy rực rỡ, hoa đại thâm trầm, hoa hồng đỏ thắm rung nhẹ giữa những hoa nắng... Những lúc như thế thấy phố hẻm có chút lãng đãng, nhẹ nhàng xen lẫn tinh tế. Gần như tách biệt với thế giới bên ngoài mà vẫn có sự giao lưu cần thiết. Chỉ hơn bốn trăm mét thôi là ra đến phố lớn, là thấy cảnh ồn ào, bụi xe ban ngày và ánh đèn cao áp sáng choang vào ban đêm... Tôi cũng nhận ra ở đấy những hoàn cảnh, số phận bám vào chợ, có gia đình 3 đời giữ mãi một nghề bán buôn, sống nương nhờ vào tình người để tồn tại và vươn lên.
Sài Gòn không hiếm những ngôi hẻm như vậy. Có những hẻm chợ mới tự phát vài năm nhưng cũng có hẻm chợ đã hình thành mấy chục năm. Ví như hẻm chợ hoa và ẩm thực Hồ Thị Kỷ (quận 10) là một trong những con hẻm chợ đặc sắc nứt tiếng Sài Gòn. Hay quận tư chằng chịt ngõ hẻm cũng có hẻm chợ 129F kế Chùa Giác Nguyên (đường số 41) rất nhộn nhịp vào mỗi buổi sáng… Mỗi lần lạc vào hẻm chợ với tình yêu phố thị, tôi lại thấy hồn mình chộn rộn với những hồi ức thân thương…
TIN YÊU
UBND TP Thủ Đức vừa tổ chức họp với Công an TP Thủ Đức, Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP.HCM, Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ TP.HCM.... đề xuất mở rộng nhiều tuyến đường cấm xe tải hạng nặng tại TP Thủ Đức, để giải quyết tình trạng mất an toàn giao thông và ùn tắc tại khu vực phía Đông thành phố.
Theo phương án điều chỉnh, tuyến đường Nguyễn Duy Trinh sẽ cấm xe container 24/24 giờ trên đoạn từ đường Võ Chí Công đến đường Đỗ Xuân Hợp, đồng thời cấm xe tải và ô tô chở hàng trên 5 tấn từ 6 giờ đến 22 giờ. Các tuyến đường khác như Đỗ Xuân Hợp, Liên Phường và nhánh Y1 (tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây) cũng sẽ áp dụng lệnh cấm tương tự đối với xe container và xe tải hạng nặng trong những khung giờ nhất định.
Liên đoàn Lao động TPHCM vừa có kế hoạch triển khai nội dung chăm lo Tết Nguyên đán năm 2025 tại cấp công đoàn TP. Cụ thể, Chương trình “Tết Sum vầy – Xuân đoàn kết” năm 2025, sẽ thực hiện chăm lo cho 15.000 hộ gia đình đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, ưu tiên cho các đoàn viên công đoàn tại các doanh nghiệp bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bão, lũ các tỉnh phía Bắc không có điều kiện về quê đón Tết.
Cùng với đó còn có các chương trình: “Tấm vé nghĩa tình – Xuân đoàn viên” Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; Họp mặt tặng quà đoàn viên nghiệp đoàn có hoàn cảnh khó khăn Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025; tổ chức chương trình “Gia đình công nhân lao động vui Tết cùng TP” lần thứ 4 – 2025, dự kiến diễn ra từ 22/1 đến 17/2 (từ 23 tháng Chạp đến hết tháng Giêng âm lịch) dành cho đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động tiêu biểu, đoàn viên nghiêp đoàn và công nhân lao động sinh sống tại các khu nhà trọ trên địa bàn TPHCM.
# Vừa qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Gò Vấp đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024 (từ ngày 17/10 đến ngày 18/11). Hưởng ứng lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam 16 phường, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận và LĐLĐ quận đã đăng ký vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo quận số tiền hơn 4 tỷ đồng.
Dịp này, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận, Ban vận động, quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo quận đã trao tặng 50 phần quà (trị giá 500 ngàn đồng/phần) cho người bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ kinh phí mua 395 thẻ BHYT (tổng trị giá hơn 149,73 triệu đồng) cho thành viên hộ cận nghèo; tặng 6 máy vi tính xách tay cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời, trao tặng phương tiện sinh kế cho 7 hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn.
Giá vàng thế giới bất ngờ đảo chiều hạ nhiệt nhưng giá vàng miếng SJC vẫn rất cao, bán ra 86 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn là 85,8 triệu đồng/lượng.
Vào trung tuần tháng 9/2024, VOV Giao thông phát sóng loạt phóng sự “Dấu hiệu một siêu lừa và những giấc mơ bị đánh cắp của người già”, đề cập những hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các công ty An toàn thực phẩm, AT Bank trụ sở ở Cầu Giấy do ông giám đốc Nguyễn Đức Toản đại diện.
Suốt nhiều năm qua, khu vực ngõ 381 Nguyễn Khang nối từ phố Nguyễn Khang đến Khu đô thị mới Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) thường xuyên trong cảnh ùn tắc, đặc biệt vào khung giờ cao điểm. Mặt đường hư hỏng, không khí thì bụi gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân quanh đây.
Bình quân mỗi người dân Hà Nội có 3 m2 diện tích không gian công cộng. Riêng quận Hoàn Kiếm, mỗi người dân chỉ có khoảng 0,1 m2. Không chỉ thiếu không gian công cộng, mà các công viên, vườn hoa trong thành phố rất khó cho người khuyết tật tiếp cận.
Sự việc hàng vạn người đổ về tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự mới khai trương phần nào cho thấy tình trạng thiếu điểm vui chơi công cộng tại thủ đô chưa có nhiều cải thiện. Trong khi đó, nhiều bảo tàng cũ hay một số tuyến phố đi bộ mới… lại rơi vào tình trạng đìu hiu, vắng khách.
Dự án xây dựng đường từ phố Vũ Quỳnh đến đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng (đường Vũ Quỳnh kéo dài) có chiều dài 1,4km là tuyến đường quan trọng của quận Nam Từ Liêm. Công trình được khởi công từ năm 2020, dự kiến hoàn thành sau 450 ngày.
Hội An là một thành phố du lịch có nghề “may nóng” nổi tiếng trong và ngoài nước. Cũng vì thế mà mỗi ngày phố cổ Hội An có lượng vải thừa thải ra rất nhiều.