Thông tin trong nước và quốc tế
# Trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng HSBC kỳ vọng, NHNN sẽ cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý 3, đưa lãi suất điều hành về 4,0% và kỳ vọng tăng trưởng sẽ có bước ngoặt lớn vào quý 4.
# Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới và NHNN Việt Nam là một trong số rất ít các ngân hàng trung ương trên thế giới giảm lãi suất.
# Với lĩnh vực XNK, các kết quả 6 tháng đầu năm cũng đã ghi nhận nhiều tích cực. Cụ thể, tăng trưởng xuất khẩu tháng 5, tháng 6 đã có khởi sắc, tháng sau cao hơn tháng trước. Nhờ đó, xuất khẩu đã phục hồi được khoảng 88% so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý, đẩy mạnh xúc tiến thương mại theo các hình thức truyền thống, trực tiếp gắn với trực tuyến, online, kết nối với các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục được thúc đẩy trong thời gian tới.
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục XTTM, Bộ Công Thương cho biết: "Trong thời gian qua, đặc biệt là 6 tháng vừa qua, chúng tôi đã đón hàng trăm đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc cũng như của các doanh nghiệp từ khắp các nơi trên thế giới như Đức, châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… vào Việt Nam, tới từng địa phương để mua hàng, kết nối B2B giao thương. Thì tôi cho rằng hình thức này sẽ góp phần làm cho nhiều doanh nghiệp trên các địa phương hơn tiếp cận được với các nhà mua hàng quốc tế".
Cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu ở mức cao, đạt 12,25 tỷ USD, góp phần ổn định vĩ mô, bảo đảm cán cân thanh toán, hỗ trợ công tác điều hành tỷ giá.
# Còn liên quan đến gói tín dụng 120.000 tỷ cho NƠXH, NHNN cho biết, hiện đã nhận được 3 công văn công bố 15 dự án của các tỉnh Bắc Giang, Trà Vinh và Tây Ninh. Trong đó có 5 dự án đã được cấp phép xây dựng.
# Thống kê, trong quý II vừa, nguồn cung chung cư mới tại Hà Nội vẫn thấp và chỉ tập trung phân khúc cao cấp, vắng bóng nhà ở giá rẻ.
# Với thị trường tiêu dùng: Theo thống kê, Sức tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam trong một năm quá đã giảm xuống so với năm 2021, tuy nhiên vẫn đứng thứ ba toàn cầu, chỉ sau Indonesia và Trung Quốc.
# Trong khi đó, do sức mua sụt giảm, thị trường ảm đạm, các DN bán lẻ smartphone đang sớm chuẩn bị cho nhiều chương trình hạ giá trong quý III để đẩy hàng tồn.
# Với thị trường giao dịch hàng hóa, tuần qua, Trên Sở NYMEX, giá dầu WTI tăng 4,6% lên 73,8 USD/thùng, còn trên Sở ICE, giá dầu Brent cũng chốt tuần với mức tăng 4% lên gần 78,5 USD/thùng.
Lo ngại cắt giảm nguồn cung dầu toàn cầu, đặc biệt là tại Nga và Ả rập Saudi, là động lực chính cho đà tăng này của giá dầu. Bên cạnh đó, thông tin về một vụ hỏa hoạn bùng phát ở mỏ dầu quan trọng tại Mexico vào sáng thứ Sáu tuần trước đã khiến lực mua càng mạnh lên và khiến giá dầu tăng gần 3% chỉ tính riêng phiên ngày 07/07.
Cung cấp thêm các thông tin nhà đầu tư cần lưu ý trong tuần này, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam cho biết: “Các nhà đầu tư nhóm năng lượng sẽ cần đặc biệt chú ý tới 3 báo cáo quan trọng nhất hàng tháng, đó là báo cáo Triển vọng năng lượng toàn cầu của EIA vào 23:00 đêm thứ Ba; Báo báo dầu thô hàng tháng của IEA vào 15:00 thứ Năm và Báo cáo thị trường dầu tháng 7 của OPEC vào lúc 18:00 cùng ngày. Trong khi đó, các mặt hàng nông sản dự báo sẽ có 1 tuần biến động lớn với báo cáo Cung – cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ vào 23:00 đêm thứ tư.”
Trước đó, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới giằng co mạnh trong tuần trước, nhưng lực mua vẫn chiếm ưu thế hơn, giúp chỉ số MXV-Index đóng cửa tuần tăng thêm 0,75%, lên mức 2.189 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở giảm so với tuần trước đó, đạt trung bình 4.600 tỷ đồng mỗi ngày, cho thấy tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư trong ngắn hạn./.
# Bộ Lao động Mỹ đánh giá, thị trường lao động nước này trong quý II vẫn vững chắc bất chấp việc Fed tăng lãi suất tổng cộng 500 điểm cơ bản kể từ tháng 3/2022.
# Còn tờ Wall Street Journal cho biết, Mỹ đang xem xét các hạn chế mới đối với việc xuất khẩu chip trí tuệ nhân (AI) tạo sang Trung Quốc.
# Chỉ số quản trị mua hàng toàn cầu tiếp tục đà suy giảm trong tháng 6, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Điều này cho thấy sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Dữ liệu do Liên đoàn thu mua và các chuỗi cung ứng của Trung Quốc công bố hôm nay cho biết, chỉ số mua hàng toàn cầu trong tháng 6 chỉ đạt 47,8, thấp hơn con số 48,3 trong tháng 5.
Ông Vương Cảnh Văn, trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô Viện nghiên cứu ngân hàng Minsheng, Trung Quốc cho biết: "Chỉ số mua hàng toàn cầu giảm trong 4 tháng liên tiếp và duy trì dưới ngưỡng 50. Đây là một tình huống xấu, cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang xu hướng tăng trưởng chậm lại. Bên cạnh đó, chỉ số này cũng cho thấy đà phục hồi tương đối yếu".
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, lạm phát, xung đột địa chính trị, bất ổn trên thị trường tài chính và các rào cản thương mại tiếp tục gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Thông tin thị trường chứng khoán
# Lo ngại về việc FED tiếp tục nâng lãi suất vẫn là yếu tố chính ảnh hưởng đến vận động trên TTCK Mỹ tuần qua.
Theo đó, TTCK Mỹ có tuần giảm điểm với DJIA -1,96%, S&P 500 -1,16% và Nasdaq -0,92%.
# Còn ở trong nước, trên biểu đồ, sau khi kiểm định lại vùng hỗ trợ sát ngưỡng 1.120, chỉ số đã đảo chiều tích cực và giữ vững xu hướng tăng hình thành trước đó.
# Theo SSI Reseach, Chỉ báo kỹ thuật ADX (xác định cổ phiếu đang vào xu hướng tăng mạnh hoặc giảm mạnh) và RSI (chỉ số sức mạnh tương đối, để xác định vùng quá mua, quá bán và các điểm đảo chiều tiềm năng) đã trở về tín hiệu khả quan, cho nhận định nhịp hồi phục ngắn hạn sẽ được mở rộng để vượt mốc 1.140 và tiến về vùng 1.147-1.150.