Xóm Giá, phố ẩm thực chay hơn 4 thập kỷ giữa lòng Sài Gòn

Gần trăm mét trong con hẻm số 702 đường Hồng Bàng, phường 1, quận 11, TP.HCM, đã có một khu phố ẩm thực chay với tên gọi "Phố ẩm thực chay Xóm Giá" hoặc "Xóm hủ tiếu chay Xóm Giá" và đã trở thành điểm đến ưa thích của người Sài Gòn trong gần nửa thế kỷ.

Đây không chỉ là nơi để thưởng thức một bữa ăn chay ngon ệng, mà còn là nơi lưu giữ và phát triển nét văn hóa ẩm thực chay của người Sài Gòn. 

Những ngày tháng 7 âm lịch, người người vẫn kháo nhau về chuyện ăn chay, ăn lạc. Sẽ thật thiếu sót nếu hành trình tìm hiểu, tin yêu Sài Gòn thiếu đi những câu chuyện liên quan đến những địa điểm, nơi chốn nổi tiếng về thực phẩm chay ở đất này.

Và trong hành trình rong ruổi quan sát, ngắm nhìn những chi tiết “đậm đà” chất Sài Gòn, chúng tôi chọn dừng lại ở phố ẩm thực chay Xóm Giá.

Phố ẩm thực chay Xóm Giá. Ảnh: Vietpress

Với một người không rành rẽ đường sá, chuyện tìm thấy con phố này cũng chẳng phải khó khăn, phố chay Xóm Giá tọa lạc tại số 702 đường Hồng Bàng, phường 1, quận 11, một con hẻm rộng, xung quanh với khá nhiều những ngôi chùa lớn, hai bên đầu hẻm là hàng dài những tiệm chay nằm cạnh.

Đâu đó chừng 50 năm trước, tại Xóm Giá, tiệm hủ tiếu chay đầu tiên ra đời mang tên Thiên Ý, là nơi sinh kế của gia đình Dì Năm buổi bấy giờ. Nghe kể, Thiên Ý của dì Năm nổi tiếng nhất tại khu phố vì là tiệm đầu tiên và có bí quyết nấu ngon gia truyền. Tuy nhiên, khách quen xưa hay gọi là quán "Dì Năm" mà không gọi là Thiên Ý.

Thời gian trôi, mọi thứ đã khác, Dì Năm không còn, tiệm chay Thiên Ý giờ đã truyền tới đời cháu của dì, tấm biển hiệu vẽ tay sờn cũ vẫn ở đấy mang một dấu nét riêng của tiệm chay “mở cõi”.

Phố ẩm thực chay Xóm Giá giờ đây đã vơi phần náo nhiệt, con hẻm rộng với hai bên là những tiệm chay nhỏ, có đoạn nối liền, có đoạn đứt quãng, con hẻm cũ mang lại cho người khách vãng lai cảm giác đủ yên bình.

Đang loay hoay quan sát cách sắp đặt, lối sống của một xóm lao động, chúng tôi bắt gặp ánh mắt xa xăm nhìn dòng người xuôi ngược của bà Bảy, người phụ nữ tuổi ngoài 70, nét mặt hiền, là chủ một tiệm tạp hóa đoạn đầu con hẻm, bà Bảy trải lòng với chúng tôi về chuyện chay Xóm Giá:

"Ở đây hơn 50 năm. Bà già bán trước, sau này bà giờ chết thì ổng bán, giờ ổng để lại cho con ổng bán. Xóm Giá là hồi xưa mấy người già người ta gói giá người ta bán nên gọi là xóm Giá luôn. Ở đây là khu vực đồ chay, nổi tiếng bán đồ chay đó. Tháng bảy này bán được, bán hết tháng này luôn. Hồi đó bán nhiều lắm, dài dài ở trỏng, giờ người ta dẹp bớt rồi".

Qua hơn 40 năm tồn tại, quán Thiên Ý vẫn giữ nguyên bảng hiệu cũ vẽ tay.

Tạm biệt bà Bảy sau vài câu chuyện đời, về những trăn trở của một bà cụ tuổi ngoài 70, chúng tôi tiếp tục di chuyển vào sâu trong hẻm. Dừng lại ở tiệm chay Thiên Ý, tiệm chay nổi tiếng nhất vùng với chiếc biển hiệu biết kể chuyện thời gian. Nhưng có lẽ duyên giữa chúng tôi và chủ nhân của tiệm chay nổi tiếng chưa đủ lớn, chúng tôi biết nhiều hơn về xóm chay này qua lời kể của chú Minh, tuổi gần 60, chủ một tiệm chay đối diện.

Chú Minh kể, tại Xóm Giá, Thiên Ý là tiệm hủ tiếu chay đầu tiên. Là nơi Dì Năm bắt đầu nghiệp mưu sinh của cả gia đình, buổi đó đường sá còn rất hoang sơ. Có lẽ vị hủ tiếu chay của Dì Năm được lòng thực khách, khách đến ngày một đông, rộn ràng cả một góc hẻm, dần dà theo thời gian, phố ẩm thực chay Xóm Giá thành hình:

"Bán cho dân lao động ăn nhiều, thời đó một tô rẻ lắm, dân lao động, xích lô, ba gác ăn mà không no là Dì Năm bỏ thêm hủ tiếu cho người ta, không tính tiền. Hồi xưa Dì Năm nấu bằng củ sắn, nêm nếm bằng đường thùng, ếng đậu hủ Dì Năm chẻ xéo rim với nước dừa, ếng tàu hủ rim xong Dì Năm mới đưa lên kho, ngon lắm, ngọt lắm. Có khi không có gì ăn, qua mua một tô nước lèo về ăn cơm cũng được. Ở đây nói Thiên Ý chứ nhiều người người ta ăn quen, người ta gọi là hủ tiếu chay Dì Năm. Hồi xưa nhà nằm thụt ở trong, phía trước có cây nhãn, Dì Năm trải vài cái bàn để bàn, sau này năm tám mấy cất lên tiệm như hiện nay".

Phố ẩm thực chay Xóm Giá xuất phát từ tiệm chay Thiên Ý với vị nước dùng chinh phục lòng người, giá cả phù hợp với nhiều tầng lớp lao động. Dì Năm đã là một cái tên không thể thiếu khi nhắc về Xóm Giá.

Mặc khác do tọa lạc tại vị trí nhiều lợi thế khi xung quanh là khá nhiều những ngôi chùa lớn, tất cả tạo nên một phố ẩm thực Xóm Giá ngày nào, chú Minh nhắc về Xóm Giá ngày xưa kèm theo vài phép so sánh:

"Mấy ngày thường đông lắm, chứ không phải như sau này, ngày rằm bây giờ mới bằng ngày thường ngày xưa, tối giao thừa ngày xưa đường này đi không được, người vô ra nườm nượp, sau này vắng hơn nhiều. Hồi dân quận 1, 3,5 đều vô đây ăn, giờ quán chay mọc nhiều, giờ người ta ngại đi. Tháng 7 lúc trước ở đầy ngày nào cũng nườm nượp, giờ vắng".

Tô nui chay hấp dẫn. Ảnh: Vnexpress

Theo lời của chú Minh, giờ đây phố ẩm thực chay Xóm Giá đã có nhiều thay đổi, chỉ còn đâu đó vài tiệm chay nhỏ, lượng khách vào ra đã thưa vắng vài phần. Điều không khó để giải thích bởi thị trường thực phẩm chay trong những năm gần đây đã rất phát triển, bao phủ mọi phân khúc.

Nhưng một điều có lẽ chỉ phố ẩm thực chay Xóm Giá mới có thể mang lại, đó là cảm xúc, cảm xúc tạo nên từ những nguồn năng lượng bình yên, là câu chuyện thời gian về một nơi chuyên bán thực phẩm chay khởi nguồn từ việc làm kinh tế của Dì Năm, người phụ nữ hiền hậu thường thêm thức ăn cho dân lao động nghèo.

Vài năm nữa, câu chuyện của tương lai, không biết người ở Sài Gòn thời điểm đó có nhắc đến Xóm Giá với những giá trị như đã từng hay không? Nhưng vẫn mong góc nhỏ này vẫn sẽ duy trì được trách nhiệm của mình với người dân sống trong một thành phố nhiều áp lực, chính là trách nhiệm gửi trao sự thanh tịnh, nhẹ nhàng trong mỗi bữa ăn.

Xin được khép lại bài viết bằng vài lời chia sẻ của chú Minh về phố ẩm thực Xóm Giá: "Hủ tiếu xào cũng có, mì xào giòn cũng có, bò kho, bún riêu chay có luôn, đâu chỉ hủ tiếu chay. Giá thì 30, 40 chục, tết có lên vài ngàn do giá thị trường. Ngày rằm thì giá bình thường".  

SỐNG Ở SÀI GÒN: Người vận chuyển đêm - một nghề của cư dân đô thị

Khi màn đêm buông xuống, ánh đèn cao áp ở khắp các nẻo đường Sài Gòn - TP.HCM sáng lên cũng là lúc cuộc sống mưu sinh về đêm của người lao động lại bắt đầu. Những người giao thức ăn khuya vì mưu sinh mà phải thay đổi giờ giấc sinh hoạt, ngủ ngày làm đêm lẫn đối mặt nguy hiểm trên những con đường vắng. Đổi lại, nghề cũng cho họ những niềm vui quý giá.

Cứ thế, mỗi đêm, các shipper lại len lỏi khắp các cung đường để phục vụ nhu cầu của người dân thành phố. Thế rồi họ bám nghề còn bởi vì họ thích, vì những niềm vui nho nhỏ mà họ tìm thấy trong những chuyến xe đêm.

Ảnh nh họa

Không biết tự bao giờ, Sài Gòn - TP.HCM về đêm cứ như một thước phim tư liệu đầy màu sắc. Ngoài những chốn ăn chơi, náo nhiệt thì đâu đó ở một góc tối bên đường phố, hình ảnh người phụ nữ lam lũ còng lưng trên chiếc xe đạp cũ nhặt ve chai, những bác tài xe ôm cố gắng đứng chờ khách giữa đêm khuya, chị công nhân quét đường vẫn ệt mài trên đường vắng hay những anh shipper tất bật với những đơn hàng khuya…

Tất cả hình ảnh đó rất đỗi thân quen và gắn liền với "nhịp thở" thành phố mang tên Bác.

Hôm ấy tôi rời cơ quan khá trễ sau khi sắp xếp công việc ổn thỏa, nhìn đồng hồ cũng đã điểm 23h hơn. Khi ấy những bóng dáng của những anh shipper áo xanh, áo cam vẫn ệt mài bon bon trên đường để kịp giao hàng cho khách. Nếu trước kia, số lượng hàng quán hỗ trợ giao hàng đêm khuya đếm trên đầu ngón tay thì khoảng 5 năm trở lại đây, dịch vụ giao thức ăn 24/24 nở rộ tại các thành phố lớn. Rất dễ dàng để tìm được dịch vụ này trên mạng, với thực đơn đa dạng và tốc độ giao hàng nhanh chóng!

Thời gian phục vụ của các dịch vụ bắt đầu khoảng 18 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau. Cơ chế vận hành khá đơn giản, chỉ cần có một số điện thoại nóng, một vài trang cá nhân đăng tải thông tin, thực đơn, cách thức đặt hàng, là có thể hoạt động.

Trời Sài Gòn dạo này hay mưa từ chiều muộn đến tận khuya, tôi vội vàng trú tạm vào trạm xe buýt khi cơn mưa bắt đầu nặng hạt. Kế bên tôi là anh shipper, hỏi ra mới biết anh làm thêm công việc này cũng 2-3 năm nay để kiếm thêm thu nhập để đủ kinh tế lo cho các con ăn học. Sở dĩ anh chạy giờ này là vì không đụng việc ban ngày phần vì đêm không khí mát mẻ, không kẹt xe, nhìn khách vui vì có đồ ăn đúng giờ cũng thấy vui theo, hoặc nhiều lúc còn giúp được người khác giữa khuya.

Anh trải lòng rằng đôi khi nghề chạy đêm này cũng gặp không ít hiểm nguy, thử thách khó khăn như hỏng xe mà không ai trợ giúp hoặc nguy hiểm giữa đêm, như cướp giật, lừa đảo. Nghe anh kể chuyện nghề mà đôi mắt anh đượm buồn nhìn về xa xăm, có lẽ trong đôi mắt ấy chứa rất nhiều tâm sự, nhiều suy nghĩ và cả những gánh nặng về cơm áo gạo tiền mà cuộc sống buộc anh phải đối mặt.

Tôi hỏi vui anh rằng, nếu được chọn lại anh có chọn nghề shipper nữa không, anh đã không ngần ngại mà trả lời ngay rằng: “Có!”.

Chính sự khẳng định này một phần nào đã cho thấy những giá trị mà nghề shipper mang lại cho anh: vừa trang trải cuộc sống, vừa mang lại giá trị tinh thần cũng như có cơ hội gặp gỡ nhiều khách hàng thú vị.

Mưa giông nhanh đến nhanh đi, trời còn lâm râm thì anh đã vội lên xe cho kịp đi hết đơn hàng tối nay. Thương cái khó của nghề shipper, nhưng hơn thế là ngưỡng mộ cách họ kiên trì và nỗ lực.

Ảnh nh họa: Vietnamnet

Hoạt động thâu đêm, đòi hỏi mỗi người giao hàng phải là một “cú đêm” chính hiệu. Chuyện ngủ gục và gặp tai nạn xe khi mới vào nghề được xem là chuyện bình thường. Để thích nghi, họ phải ngủ ngày, làm đêm. Sức khỏe và sinh hoạt gia đình vì thế cũng bị đảo lộn. Khó khăn không chỉ đến từ thời gian làm việc, mà còn đến từ khách hàng.

Vì người giao hàng phải tự bỏ tiền túi mua trước, nên không hiếm chuyện khách đặt xong rồi… ngủ quên, hoặc đi ra ngoài, đến nơi gọi không nghe máy.

Nghề shipper là vậy. Tuy có khó khăn, có vất vả nhưng đổi lại bằng một lời cảm ơn của khách hàng thì mệt mỏi tan biến. Sự vui vẻ, hài lòng của khách là động lực để các anh shipper vững bước trên những cung đường khuya. Không chỉ là những lời cảm ơn, đôi khi các anh shipper còn nhận lại sự ấm của khách hàng khi là chai nước suối, khi là lời hỏi han rằng: chạy khuya vậy có mệt không?

Thậm chí các anh còn nhận được 1 phần tiền típ từ khách hàng của mình, điều đó cho thấy người Sài Gòn lúc nào cũng hào sảng, ấm áp và nghĩa tình.  

Cứ thế, mỗi đêm, các shipper lại len lỏi khắp các cung đường để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Không chỉ vì mưu sinh, họ bám nghề còn bởi vì họ thích, vì những niềm vui nho nhỏ mà họ tìm thấy trong những chuyến xe đêm.

Đêm - Sài Gòn về khuya càng lạnh. Những con đường vẫn dập dìu xe cộ, đèn vẫn sáng choang phố xá. Vài tia sáng yếu ớt hắt lên vỉa hè, góc phố, nơi có những mảnh đời khép nép mưu sinh.

TIN YÊU

# Sau nhiều vụ cây đổ, tét nhánh, công ty Công viên cây xanh TP.HCM đề xuất sử dụng flycam để rà soát tình trạng, thuê xe loại 40 m xử lý khiếm khuyết trên cây. Đây là nhóm biện pháp vừa được công ty Công viên cây xanh TP.HCM đề xuất thành phố thực hiện trong tháng 8/2024, trong bối cảnh nhiều sự cố nghiêm trọng do cây xanh gãy, đổ xảy ra liên tiếp gần đây.

Về nhân lực, công ty sẽ thành lập tổ gồm: kỹ sư, chuyên gia lâu năm, công nhân lành nghề để kịp thời đánh giá rủi ro xử lý cây xanh. Liên hệ đơn vị chuyên nghiệp từ Singapore mở lớp đào tạo công tác đánh giá chuyên sâu cây xanh loại 3 (trên 20 năm).

# Cầu Thủ Thiêm 4 được đề xuất thay đổi tĩnh không cố định, cao 15m thay vì 45m và có thể nâng hạ nhịp chính thông thuyền như phương án trước đây.

Theo công văn của UBND TP.HCM vừa gửi Bộ GTVT, dự án cầu Thủ Thiêm 4 dài 2,16km (phần cầu chính hơn 1,6km) nối khu đô thị Thủ Thiêm với quận 7, có quy mô 6 làn xe, tổng mức đầu tư sơ bộ 4.840 tỷ đồng. Tĩnh không thông thuyền cầu cao 15m (tính từ mực nước cao nhất đến gầm cầu), nhịp chính cố định thay vì nâng hạ như phương án đề xuất trước đó.

UBND TPHCM nhận định với tĩnh không thông thuyền 15m, cầu vẫn thuận lợi cho phương tiện đường thủy cỡ lớn hoạt động, nhất là tàu nhà hàng chở khách phục vụ du lịch. Việc này cũng giúp khai thác hiệu quả cảng Nhà Rồng, Khánh Hội và cảnh quan trên sông Sài Gòn.

# Bộ tem bưu chính “Tem ASEAN” giới thiệu hình ảnh tòa nhà Bưu điện TPHCM, được Bộ TT&TT phát hành ngày 8/8, đúng dịp kỷ niệm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN. Gồm 1 mẫu tem không tràn lề khuôn khổ 43 x 32 mm, có giá mặt 4.000 đồng, “Tem ASEAN” của Việt Nam có thời hạn cung ứng trên mạng lưới bưu chính kéo dài đến ngày 30/6/2026.

Bộ tem “Tem ASEAN” vừa ra mắt cộng đồng, đã được họa sĩ Nguyễn Du, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post, thiết kế theo phong cách đồ họa với nền xanh da trời - màu của hòa bình ở phía sau, càng làm nổi bật vẻ đẹp của tòa nhà Bưu điện TPHCM.  

“Tem ASEAN” mới được phát hành là bộ tem thứ ba trong đề án phát hành tem chung ASEAN được bưu chính các nước thành viên thông qua tại hội nghị ASEANPOST lần thứ 22 diễn ra tháng 11/2015 ở Malaysia. Bên cạnh việc có chung chủ đề, các bộ tem thuộc chuỗi tem chung ASEAN còn đều có in mẫu logo chung. Đây là mẫu logo của họa sĩ Việt Nam đã giành giải cao nhất cuộc thi thiết kế logo sử dụng chung trên tem ASEAN, được tổ chức năm 2016.