Vitamin cuối tuần: Sức hấp dẫn của truyện cổ Andersen

Điều gì làm nên sự khác biệt của Andersen khiến những câu chuyện cổ ông kể vẫn còn vẹn nguyên sức sống, được công nhận là kiệt tác văn chương cho đến tận ngày nay.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

Tất cả người lớn đều từng là trẻ con. Nhớ lại khi còn bé, chắc hẳn bạn đã từng đắm chìm trong thế giới muôn màu của các câu chuyện cổ tích.

Có những vẻ đẹp mà con người có thể cảm nhận một cách tự nhiên đầy bản năng, như vẻ đẹp của bầu trời, của những bông hoa, hay của lời mẹ ru êm ái. Và chuyện cổ tích cũng hấp dẫn ta bởi vẻ đẹp tự nhiên như thế.

Đứa trẻ nào cũng thích nghe chuyện cổ. Những câu chuyện thần tiên ấy là những bài học đầu tiên mà không hề nhàm chán, dạy ta về tình người, tình nhân văn, lòng hào hiệp, sự cảm thông, tôn trọng lẽ phải.

Chuyện cổ tích trên thế giới đã được truyền ệng từ rất lâu, qua nhiều thế hệ. Cho đến thời kỳ đầu tiên của ngành in ấn xuất bản từ đầu thế kỷ 19, đã có những người sưu tầm kể lại các câu chuyện cổ tích từ dân gian và xuất bản thành sách. Tiêu biểu là anh em Grimm. Cũng có những người tự sáng tác nên những câu chuyện thần tiên cho thiếu nhi, trong đó, người kể chuyện vĩ đại nhất chính là nhà văn Đan Mạch, Hans Christian Andersen.

Trong xã hội đã có rất nhiều thay đổi ngày nay, chúng ta không còn thấy gia đình chỉ cho người con trai thừa kế, những cô gái phải kết hôn theo sự sắp xếp của cha mẹ, không còn tồn tại những người lùn nô lệ, không còn những hình phạt kẻ ác bằng cách ngâm mắm, thì các câu chuyện cổ tích đã và đang bị đánh giá lại, để giữ được cho chuyện cổ tích tính giáo dục và giá trị nhân văn.

Nhưng bên cạnh đó, những câu chuyện của Andersen chưa bao giờ bị đặt lên bàn cân, không bị lấy làm ví dụ cho những định kiến cần phải thay thế do hạn chế trong bối cảnh sinh sống của tác giả. Điều gì làm nên sự khác biệt của Andersen khiến những câu chuyện cổ ông kể vẫn còn vẹn nguyên sức sống được công nhận là kiệt tác văn chương cho đến tận ngày nay.