Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia thu hút FDI

Một thông tin tích cực đối với nền kinh tế khi lần đầu tiên Việt Nam nằm trong top 20 nước và vùng lãnh thổ thu hút nhiều FDI nhất trong năm 2020, theo báo cáo đầu tư 2021 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển. Cụ thể, Việt Nam ở vị trí 1

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Tin tức trong nước và quốc tế

# Đến thời điểm này đã có nhiều ngân hàng lên kế hoạch tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với mức giảm từ 1%-2%.

Và theo thống kê, nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam cho chống biến đổi khí hậu và các mục tiêu tăng trưởng xanh chỉ chiếm 0,1% GDP. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư tư nhân có vai trò rất lớn trong việc bù đắp nguồn vốn này. (VN+)

# Một thông tin tích cực đối với nền kinh tế khi lần đầu tiên Việt Nam nằm trong top 20 nước và vùng lãnh thổ thu hút nhiều FDI nhất trong năm 2020, theo báo cáo đầu tư 2021 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển. 

Cụ thể, Việt Nam ở vị trí 19 với thu hút FDI năm 2020 là 16 tỷ USD, tăng 5 bậc so với năm 2019.  Nhận định về con số này, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam cho biết: 

"Các yếu tố thúc đẩy FDI tăng trưởng là luồng xung đột thương mại của các nước trên thế giới, bên cạnh đó, Việt Nam tham gia nhiểu hiệp định thương mại; đẩy nhanh đa dạng hóa các tập đoàn đa quốc gia trên thể giới, đặc biệt là chuỗi cung ứng".

Dự báo về vốn FDI vào Việt Nam từ nay đến cuối năm, chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty Econoca Việt Nam chia sẻ:  

"Những tháng cuối năm chắc chắn có sự gia tăng bởi vì do có nhiều dự án của các nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam, Tuy nhiên, nó cũng vẫn còn nhiều tác động như công tác chuẩn bị về đầu tư, giải ngân nguồn vốn đã cam kết đầu tư nếu như tình hình dịch bệnh không được khống chế sớm".

Cũng theo báo cáo, hiện Việt Nam cũng được đánh giá còn nhiều dư địa để cạnh tranh nguồn vốn FDI trong xu hướng chuyển dịch sản xuất toàn cầu hiện nay với các đối thủ lớn khác, điển hình như Trung Quốc

# Và bất chấp dịch bệnh phức tạp, đơn hàng ngành da giầy vẫn rất khả quan. Đồng thời, xuất khẩu giày dép các loại hiện đã đạt 10,4 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng năm trước. 

Bên cạnh đó, với giá trị nhập khẩu rau và hoa quả hằng năm lên tới hơn 8,4 tỷ USD, Vương quốc Anh là thị trường lớn đầy tiềm năng cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ nay đến cuối năm.

# Cũng trong hai quý đầu năm, trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện phụ tùng ô tô đạt 2,63 tỷ USD, tăng tới 64%, tương ứng tăng hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Còn theo Tổng cục Hải quan, hiện trong 88 thị trường xuất/nhập khẩu chủ yếu, Việt Nam xuất siêu sang 52 thị trường, trong đó có 11 thị trường xuất siêu trên 1 tỷ USD (tập trung chủ yếu ở châu Âu, châu Mỹ). 

# Đáng chú ý, đến nay, trái nhãn Việt Nam đã đáp ứng chuẩn các quy định của nhiều nước nhập khẩu. Điều này đồng nghĩa với việc trái nhãn tươi xuất khẩu của Việt Nam đã được công nhận có chất lượng cao, khẳng định được thương hiệu “trái cây Việt” và hoàn toàn có thể tự tin lưu thông ở nhiều thị trường khó tính khác. Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết: 

"Những địa phương có diện tích trồng nhãn quy mô tập trung của Việt Nam như là tỉnh Hưng Yên, Sơn La, Hải Dương đang ngày càng hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, tập trung phát triển các vùng trồng nhãn đạt tiêu chuẩn cấp mã số xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, lượng nhãn Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài còn khiêm tốn so với tiềm năng và cần nhiều giải pháp thực tiễn để phát triển".

# Trong cuộc họp bất thường vào tối qua theo giờ Việt Nam, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng nh, gọi tắt là nhóm OPEC+ đã đồng thuận tăng sản lượng khai thác thêm 2 triệu thùng/ngày trong giai đoạn tháng 8 – tháng 12 năm nay.

Các bất đồng giữa UAE và Saudi Arabia đã được giải quyết và chính sách hạn chế sản lượng sẽ được duy trì tới cuối năm 2022, so với tháng 4 năm 2022 như thông báo trước đó.

Động thái này của OPEC+ có lẽ đã được giới phân tích dự báo trước, phản ánh vào mức giảm 3,7% của giá dầu WTI trong tuần qua, xuống chỉ còn 71,81 USD/thùng. Giá dầu thô Brent cũng giảm 2,6% xuống mức 73,59 USD/thùng.

Chính mức giảm mạnh của dầu thô đã đối trọng lại xu hướng tăng trên thị trường nông sản và khiến chỉ số MXV-Index chỉ tăng chưa đến 0,1% lên mức 2261 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở vẫn duy trì ở mức trung bình trên 3000 tỷ đồng/phiên.

Cung cấp thêm các thông tin mà giới đầu tư cần chú ý trong tuần này, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết:

"Báo cáo của nhóm OPEC+ đưa ra vào cuối tuần nên giá dầu có thể sẽ biến động mạnh ngay trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, bên cạnh sản lượng khai thác, thị trường cũng rất quan tâm tới các số liệu tồn kho dầu thô của Mỹ và châu Âu, được phản ánh qua báo cáo Dầu khí của EIA sẽ được phát hành vào 21:30 tối thứ tư tuần này.

Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng cần theo sát các diễn biến mới nhất về đại dịch Covid-19 tại Mỹ, châu Âu và cả châu Á, bởi tiến triển của đại dịch sẽ ảnh hưởng tới triển vọng tăng nhu cầu sử dầu thô và tác động rất lớn tới không chỉ giá dầu, mà còn giá các mặt hàng có tính vĩ mô khác như bạc, bạch kim".

Ảnh nh họa: Xinhua

# Trung Quốc vừa đưa ra cam kết ngăn chặn đầu cơ hàng hóa để ổn định giá. Đồng thời, tiến hành điều tra về giá và dự trữ quặng sắt, than và phân bón ure.

Còn tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel vừa khẳng định, Đức sẽ nhanh chóng phối hợp tung ra các gói tài chính trị giá nhiều tỷ euro nhằm trợ giúp người dân và tái thiết cơ sở hạ tầng tại các vùng vừa bị lũ lụt tàn phá. 

# Báo cáo mới nhất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định: Một số doanh nghiệp tại Mỹ nhận thấy áp lực giá cả hiện giờ chỉ mang tính tạm thời, trong khi đa số dự đoán chi phí đầu vào và giá bán sẽ tiếp tục tăng. 

Đáng chú ý, các khoản đầu tư của Nga vào trái phiếu chính phủ Mỹ tính đến tháng 6 đã giảm khoảng 150 triệu USD. Hiện Nga đã không còn nằm trong số những nước nắm giữ nợ công lớn nhất của Mỹ. 

# Nhà sản xuất lọ đựng vaccine Stevanato đã được định giá 5 tỷ USD khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Stevanato hiện cung cấp lọ đựng cho khoảng 90% các dự án vaccine ngừa COVID-19 trên thế giới. 

Đáng chú ý, lần đầu tiên nhà máy sản xuất ôtô của Renault Samsung đã phải dừng hoạt động do thiếu chip. Trước đó, các đối thủ khác như Hyundai, Kia và GM Korea đã dừng hoặc giảm sản xuất trong năm nay. 

Thị trường chứng khoán

# Tuần qua, VN-Index dừng lại ở 1.299,31 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 24,1% xuống 96.596 tỷ đồng, khối lượng giảm 19% xuống 2.978 triệu cổ phiếu. Gần như toàn bộ các ngành đều giảm, chỉ có ngành dầu khí nhích lên nhờ PLX, PVD, PVS, BSR, OIL ... Đặc biệt, nhóm cổ phiếu trụ cột của thị trường là ngân hàng giảm mạnh nhất. (NDH)

# Theo số liệu công bố mới nhất từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường trong quý 2 đạt hơn 12,6 triệu hợp đồng, khối lượng giao dịch bình quân đạt 203.721 hợp đồng/phiên, tăng 17,7% so với quý 1. Số liệu này một lần nữa cho thấy, cùng với thị trường cơ sở, TTCK phái sinh Việt Nam tiếp tục thu hút nhà đầu tư với giao dịch sôi động.

# Còn theo SSI Reseach, Trên đồ thị kỹ thuật, VN Index đang tiềm kiếm điểm cân bằng sau nhịp biến động kể từ đầu tháng 7. Nhiều khả năng chỉ số sẽ duy trì trạng thái này trong thời gian tới với thanh khoản thấp trong bối cảnh biến số Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Vũng hỗ trợ mạnh hiện tại của chỉ số là 1.273 điểm, tương ứng với EMA100 trong khi vùng kháng cự gần là 1.300 điểm