Vì sao từ đầu năm nhiều DN lớn rút lui khỏi thị trường?

Bộ KH&ĐT cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Trong 7 tháng đầu năm 2021, có tới 79.673 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris. Ảnh: Reuters.

Tin trong nước và thế giới

# Các chuyên gia đánh giá, chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris mở ra những cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh mới cho doanh nghiệp hai nước trong thời gian tới. 

Và Mỹ vừa công bố dự án 36 triệu USD giúp Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi sang hệ thống năng lượng sạch và theo hướng thị trường. 

# Bộ Tài chính vừa có tờ trình về việc thay thế Nghị định 06 ngày 24/1/2017 của Chính phủ về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế.

Theo đó, qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị định 06 và Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh đặt cược, hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. 

# Trong nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trước những lo ngại có thể đứt gãy chuỗi sản xuất vì dịch bệnh, Hiệp hội Chế biết và Xuất khẩu thủy sản VN vừa đề xuất Chính phủ cần nỗ lực khôi phục các hoạt động sản xuất kinh không muộn hơn thời điểm giữa tháng 9. 

Ảnh nh họa

# Bộ KH&ĐT cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Trong 7 tháng đầu năm 2021, có tới 79.673 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang rút lui khỏi thị trường. Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương, việc này sẽ có tác động đến thị trường cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh: "Chúng ta thấy rằng, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động thời gian qua. Đây là điều đáng lo ngại. cùng với việc giãn cách thì như vậy lượng thất nghiệp và đặc biệt, các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng bị ảnh hưởng, nguồn cung sẽ chậm lại, và điều này dẫn tới kinh tế tăng trưởng sẽ sụt giảm nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân vì sao gần đây, các tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam". 

# Đóng cửa quá lâu vì dịch bệnh, nhiều siêu thị điện máy đang có các chương trình giảm giá từ 30-50% để 'xả' hàng. 

Cũng vì lý do dịch bịch bệnh, chi phí tăng cao, khiến nhiều doanh nghiệp, xưởng bánh trung thu cho biết sẽ ngưng sản xuất mùa vụ năm nay. 

# Còn với thị trường BĐS, nhiều DN đang đẩy mạnh chính sách kích cầu và bán hàng online tháng Ngâu, cùng mức chiết khấu giá khoảng 10%. 

Và theo khảo sát, kể từ đợt dịch thứ 4 bùng phát, 70% DN BĐS lựa chọn giải pháp điều chỉnh lương, cắt giảm lương của người lao động hoặc phải tạm ngưng hoạt động. 

# Và sau đợt giảm lãi suất hồi tháng 7, mới đây, một loạt ngân hàng lớn đã tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay hiện hữu và cho vay mới với người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.  

Ông Nguyễn Hoàng Dũng Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển (R&D) Viện Kinh tế và Quản lý TP HCM cho biết: "Với việc các ngân hàng lớn đồng loạt dành 1.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay 0,3-1,5 điểm %/năm với nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại 19 tỉnh, thành ở phía Nam có thể khiến mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ trong ngắn hạn. Trong khi đó, lãi suất huy động sẽ không có nhiều thay đổi giai đoạn này".

# Đóng cửa ngày 25/8, sắc xanh áp đảo bảng giá của ba trên bốn nhóm hàng hóa nguyên liệu, bao gồm Nông sản, nguyên liệu công nghiệp và năng lượng, giúp cho chỉ số chung MXV-Index tăng 0,7% lên 2.204 điểm. Dòng tiền lớn đổ về thị trường giúp cho giá trị giao dịch toàn Sở tăng lên mức 4312 tỷ đồng.

Đáng chú ý, giá dầu WTI trên sở NYMEX tăng 1,2% lên 68,4 USD/thùng. Giá dầu Brent cũng tăng 1,7% lên 72,25 USD/thùng. Đà tăng được hỗ trợ nhờ báo cáo của Cơ quan. Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, tồn kho giảm gần 3 triệu thùng, mạnh hơn so với dự báo trước đó, đồng thời nhu cầu tiêu thụ cũng đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2020.

Ở chiều ngược lại, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sở Singapore tiếp tục suy yếu 0,1% về mức 148 USD/tấn dưới sức ép cắt sản lượng thép của Chính phủ Trung Quốc.

# Sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ thiệt hại khoảng 2.300 tỷ USD nếu chậm triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, theo Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro EIU thuộc Tập đoàn Econost. 

Báo cáo cũng cho biết, các nền kinh tế mới nổi sẽ gánh chịu khoảng 2/3 mức thiệt hại này, càng làm trì hoãn quá trình hội tụ kinh tế của họ với các nước phát triển hơn. o đó, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Gita Gopinath nhấn mạnh cần ưu tiên phân bổ vaccine một cách công bằng trên toàn thế giới, để cân bằng kinh tế giữa các nước: "Trước tiên và trên hết thế giới cần được tiêm phòng đầy đủ. Điều này đòi hỏi các hành động đa phương để đảm bảo vaccine được phân phối hiệu quả ở các nước đang phát triển. Chính phủ mỗi nước cần điều chỉnh các chính sách hỗ trợ theo từng giai đoạn khủng hoảng".

Theo dự báo mới nhất, tổng sản phẩm quốc nội thế giới trong quý 3 năm nay vẫn trên đà tăng trưởng ở mức 1,8%.

# Các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết, dự thảo ngân sách 2022 của Nhật Bản có thể lần đầu vượt 1.000 tỷ USD. (VN+)
Còn tại Trung Quốc, sau khi kiểm soát được các ổ dịch, nước này đã mở lại hoàn toàn cảng Ninh Ba-Chu Sơn (cảng đông đúc thứ 3 thế giới). 

# Mỹ vừa đề nghị được giữ vai trò nước chủ nhà tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2023. 

Cũng liên quan đến thị trường Châu Á, hơn 50% các nhà quản lý trong lĩnh vực ôtô cho biết, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đang ở mức “rất nghiêm trọng". 

Tin thị trường chứng khoán

Ảnh nh họa

# Bộ Tài chính đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Thông tư quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở Giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam. 

# Phiên giao dịch 25/8 chứng kiến khối lượng khớp lệnh thu hẹp so với phiên gần nhất cũng như mức bình quân 20 phiên, đây cũng là mức thấp nhất của thanh khoản kể từ cuối tháng 7, cho thấy dòng tiền có sự thận trọng nhất định sau các phiên biến động gần đây. 

# Còn theo SSI Reseach, đối với phiên 26.08, quán tính đi lên có thể duy trì vào đầu phiên. Để xác nhận thị trường quay trở lại với đà tăng giá, sẽ cần thêm thời gian bởi vì mốc quan sát của VN Index hiện là ngưỡng 1.350 điểm và khối lượng cần có sự cải thiện. 

# Trong trường hợp VN Index tiếp tục tăng với khối lượng thu hẹp, nhiều khả năng trạng thái điều chỉnh có thể sẽ quay lại. Kháng cự gần dành cho chỉ số là 1.320 điểm trong khi hỗ trợ gần là mốc tâm lý 1.300 điểm.