Ban đầu, nơi đây chỉ có rải rác vài căn nhà lá, gần như mọi người đều quen biết nhau. Năm tháng dần trôi, xóm đạo ngày một đông đúc, nhà cửa cũng thêm phần khang trang.
Trải qua nhiều thăng trầm từ ngày đầu khai sinh đến thời buổi hiện tại, giờ đây xóm đạo Phạm Thế Hiển, quận 8 vẫn được nhiều người chú ý và đến tham quan, trải nghiệm mỗi dịp Giáng Sinh về.
Sài Gòn những ngày sắp Giáng Sinh, phố phường đua nhau trang hoàng cho kịp mùa lễ hội, không khí lạnh tràn về, len lỏi trong từng góc phố, người ở Sài Gòn cứ thế thêm phần vội, bởi biết ̀nh sắp bước sang trang.
Sài Gòn vẫn sôi động và nhộn nhịp như người ta trước giờ vẫn kháo nhau. Thời điểm nào trong năm Sài Gòn cũng có cách tạo cho ̀nh thêm điểm nhấn. Chẳng hạn, Giáng Sinh về, giữa trăm ngàn lựa chọn để đón chào, người ta nghĩ ngay đến Xóm đạo lớn nhất Sài Gòn, tọa lạc trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8.
Một buổi trưa giữa tháng 12, trời Sài Gòn năm nay lạ, cả ngày như chực chờ trận mưa to. Tôi ghé thăm Xóm đạo quận 8 vào một ngày như thế.
Xóm đạo lớn nhất Sài Gòn trải dài trên trục đường Phạm Thế Hiển, từ cầu Nhị Thiên Đường đến giao lộ Trịnh Quang Nghị, hay người ta còn gọi là ngã ba Bến Đá, đâu đó dài gần 6km. Xuyên suốt đường xa, hàng dài bóng đèn được căng dọc hai bên đường, xen kẽ là những ngôi sao đủ màu sắc, và tất nhiên không thể thiếu những bông tuyết trắng nương ̀nh theo hàng dây dài dọc tuyến.
Những cây khô được sơn trắng xóa, lắp đủ đèn màu đặt trước hầu hết mỗi ngôi nhà, những hang đá dở dang đang được dựng. Ở thời điểm cách Giáng Sinh khoảng 10 ngày, người ta định dạng xóm đạo quận 8 với hình hài như thế.
Xóm đạo quận 8, nơi có trên 9 ngàn giáo dân, giờ đây đã là một tượng đài khó lòng thay thế với người dân TP.HCM và du khách thập phương, đó là một quá trình dài khai sinh, tạo dựng, phát triển và duy trì.
Trong quá trình lang thang tìm hiểu về nơi đây, tôi may mắn gặp được chú Ban, tuổi ngoài 80, tóc bạc trắng, dáng người trung bình, cùng gương mặt phúc hậu, chú Ban cởi mở trải lòng: "Tôi ngoài Ninh Bình, vô đây năm 1954. Vô làm nhà tranh vách lá, từ từ mới làm mới sửa, đất là đất dưới sông vét lên".
Theo lời chú Ban, bà con xóm đạo quận 8 buổi sơ khai đa phần là người xứ Ninh Bình, di cư vào TPHCM vào 1954, mang theo suốt chặng đường dài là niềm hy vọng về cuộc sống mới. Chú Ban kể thêm về xóm đạo quận 8 buổi còn khó khăn:
"Hồi đó chỉ có làm hang đá nhỏ thôi, sau từ từ cuộc sống khá lên bắt đầu mới làm hang đá, làm cây thông, mới đầu vô không có tiền để làm. Hồi đó làm sơ sơ, chỉ có làm hang đá trong nhà thờ, sau đó mới muốn để cho giáo dân hưởng cái không khí cho nên bắt đầu chặt mấy cành cây khô sơn cho nó trắng rồi gắn bóng điện lên trồng từng nhà một, rồi sau đó làm hang đá thêm ở ngoài đường".
Theo thời gian, hòa cùng nhịp phát triển của thành phố, đời sống bà con khu xóm đạo quận 8 ngày một cải thiện, Giáng Sinh về con xóm dài dần thêm phần lộng lẫy, linh lung, cứ thế tiếng lành đồn xa, du khách thập phương bắt đầu tìm về xóm đạo quận 8 mỗi mùa Giáng Sinh.
Chú Phương, tuổi gần 60, sinh ra và lớn lên tại xóm đạo kể: "Từ năm 80 trở đi thì bắt đầu có phong trào thôi, từ ngàn xưa, mỗi mùa Giáng Sinh chỉ được làm trong nhà thờ thôi. Từ năm 90 đế năm 2000 bắt đầu mới đại trà. Sau này vùng ngoài Sài Gòn, quận này quận kia người ta đổ về nhiều, khi có khách về nhiều thì càng đại trà hơn".
Vài năm trở lại đây, khu xóm đạo quận 8 có nhiều sự thay đổi về tính chất dân cư, người rời đi nhiều, người chuyển đến cũng không ít, bà con giáo dân trong xóm đạo quận 8 đã không còn sinh sống liền mạch, nhiều cửa hiệu, công ty thay nhau mọc lên, xóm đạo lớn nhất Sài Gòn theo đó cũng dẫn vãn khách.
Anh Việt, tuổi gần 40, chuyển về xóm đạo sống từ năm 1997, chia sẻ thêm về khía cạnh này: "Nhà cửa thời điểm đó cũng san sát, nhưng mặt bằng thì ít người thuê, diện tích rộng nên ̀nh làm được lớn, mấy năm nay thì có nhiêu làm bấy nhiêu".
Cũng nhận định về xóm đạo thời buổi mới, chú Ban chia sẻ giọng vương chút tiếc nuối: "Giờ giảm bớt nhiều lắm, trước là đèn đường, đèn hang đá, nhà nào cũng có đèn ngôi sao hết".
Khách quan, xóm đạo quận 8 những năm gần đây lượng khách tham quan trải nghiệm có phần thưa vãn, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là do TP.HCM đang tập trung phát triển du lịch, những dịp lễ hội việc trang hoàng đường phố rất được đầu tư và ngày càng phổ rộng; thứ hai do tính chất dân cư khu xóm đạo quận 8 đã vài phần thay đổi, và cũng vì kinh tế sau dịch khiến đời sống bà con giáo dân có chút khó khăn.
Tuy nhiên, về tinh thần, bà con giáo dân khu xóm đạo quận 8 vẫn một lòng như cũ, chú Phương chia sẻ thêm: "Nói chung tinh thần thì năm nào cũng giống nhau hết, nay do thời tiết, nên triển khai còn chậm, chứ mọi năm giờ này xong hết rồi, đẹp lung linh".
Còn anh Việt, với anh Giáng Sinh là một dịp lễ rất thiêng liêng, mang lại nhiều cảm xúc: "Đầu tháng 12 bắt đầu nhộn nhịp, lòng ̀nh náo nức, ngày 10 15 là làm long để cho khách tới kịp tham quan, náo nức lắm, ngủ không được".
Chạy dọc 6km xóm đạo quận 8, được tiếp xúc và trò chuyện với không ít giáo dân, điều đọng lại trong tôi là sự mến khách, thiện lành và đoàn kết. Nhìn xóm đạo nổi tiếng đồng lòng vẽ tiếp nét đẹp ̀nh đang có, tôi biết, trong lòng bà con giáo dân nơi đây đang rất nô nức, chờ đợi ngày Giáng Sinh.
70 năm xuất hiện ở Sài Gòn, không quá lời khi nhận định, xóm đạo quận 8 đã là một lát cắt không thể thiếu của đô thị này. Cuối bài, xin dành thời gian để hồi tưởng về một xóm đạo Phạm Thế Hiển, thời người ta lui tới chật như nêm:
"Giờ bớt rồi á, chứ còn trước ngày noel xe cộ không đi được mà chỉ có đi bộ thôi, xe phải gửi chỗ cầu Nhị Thiên Đường rồi đi bộ xuống, ở đây khu này là làm đẹp nhất. Cách đây chừng khoảng 10 năm, đây là phố đông nhất, nổi trội nhất".
"Giới trẻ thì từ ngày 22 đến ngày 27 là đây đường đông nghẹt luôn".
"Khoảng năm tám mấy, noel là các nơi như Vũng Tàu, quận này quận kia kéo qua đây hết, nghẹt hết đường, hồi xưa là ở đây ra đầu tiên, rất đẹp".
SỐNG Ở SÀI GÒN: Sài Gòn tất bật mùa cuối năm
Những ngày cuối năm là thời khắc để con người nhìn lại công việc, nhìn lại cộng đồng và nhìn lại chính mình với những niềm vui và nỗi buồn xen lẫn. Những lo toan và háo hức về những mùa lễ hội, chuyện về những ngày tết Nguyên đán, chuyện vé tàu vé xe lại bắt đầu trở thành vấn đề lo toan muôn thuở của người tha hương.
Rồi chuyện của những người sống nhờ ba ngày Tết, trong đó có nghề trồng hoa quả đang sắp sửa đến mùa thu hoạch, lo nơm nớp với thời tiết bất thường có thể xảy ra. Tất cả tạo ra một nhịp sống đua chen khẩn trương của cư dân thể hiện qua những đường phố đông đặc cả xe và người vào dịp này.
Sài Gòn - TP.HCM mấy hôm nay trở lạnh.
Cái lạnh ở Sài Gòn tự nhiên ùa đến đôi khi khiến người ta ngỡ ngàng. Buổi sáng chạy xe từ nhà đến nơi làm việc, hòa cùng không khi se se lạnh ấy là lớp sương mờ mờ ảo ảo. À! hóa ra Sài Gòn cũng có những lúc thơ mộng đến thế.
Khi Sài Gòn bắt đầu se lạnh, đó là dấu hiệu báo hiệu mùa cũ sắp qua đi và một năm mới sắp đến. Cái lạnh nhẹ nhàng đó như một lời nhắc nhở về sự chuyển giao giữa hai thời điểm, giữa cái cũ và cái mới.
Mùa lạnh ở Sài Gòn không quá dài, nhưng nó lại mang một không khí rất đặc biệt, như một cột mốc của những thay đổi, của những tâm trạng rộn ràng khi năm cũ dần khép lại. Những cơn gió nhẹ lướt qua những con phố, không khí trở nên trong lành hơn, khiến người ta cảm thấy như mọi thứ đang chậm lại để chuẩn bị cho một năm mới.
Chắc chắn trong những ngày này, mọi người bắt đầu cảm nhận được sự gấp gáp của những công việc cuối năm, những buổi gặp mặt bạn bè, gia đình, những khoảnh khắc chia tay năm cũ để đón chào một năm mới với hy vọng và ước mơ mới.
Những ngày cuối năm, Sài Gòn khoác lên mình một vẻ đẹp rất khác. Bầu không khí se lạnh và dòng người tất bật. Khắp các con phố, như đang nhắc nhẹ rằng Tết đã gần kề. Sài Gòn những ngày cận Tết có tất tần tật các thứ cảm xúc trộn lẫn vào nhau. Nôn nao, và vội vã. Nhớ nhung và dùng dằng, đắn đo. Công việc thì bề bộn, nỗi lo về tiền bạc lại lần nữa ngân dài thành điệp khúc cũ.
Cô bán hủ tiếu gõ đầu hẻm cũng bán nhiều hơn thường ngày, với hi vọng tích góp được ít tiền cho mấy ngày Tết thêm đầy đủ hơn. Các anh chạy xe công nghệ cũng như giao hàng, ra khỏi nhà sớm hơn và về nhà muộn hơn thường ngày, ai cũng mang mong mỏi sẽ phần nào vun vén dăm ba ngày Tết.
Chuyện vé tàu vé xe lại bắt đầu trở thành vấn đề lo toan muôn thuở của người tha hương. Có chút lặng lẽ và suy tính, “nửa ở nửa về” của cặp vợ chồng công nhân trong một khu chế xuất. Về là mất gần 2 tháng lương công nhân. Còn không về thì nhớ nhà phải biết vì đã nhiều năm rồi chưa đón Tết cùng ông bà nội ngoại.
Rồi chuyện của những người sống nhờ ba ngày Tết, trong đó có nghề trồng hoa quả đang sắp sửa đến mùa thu hoạch, lo nơm nớp với thời tiết bất thường có thể xảy ra. Sài Gòn những ngày cuối năm, các dãy trọ trở nên vắng lặng, kí túc xá cũng không còn nhiều ánh điện xuyên đêm. Các phiên chợ công nhân, sinh viên đông đúc người ở các gian hàng “sale off”.
Những ngày này, khi nhìn lại quãng thời gian 1 năm vừa qua, tôi thầm cảm ơn sự dũng cảm của mình khi không chọn cách chạy trốn về quê trú ẩn trong lúc khó khăn. Và cũng cảm ơn Sài Gòn đã luôn bao dung chở che tôi suốt 10 năm qua. Những ngày cuối năm, hãy thôi luyến tiếc về những điều xưa cũ.
Được - mất, hạnh phúc - khổ đau suy cho cùng vẫn là thứ con người chẳng thể nào quyết định. Thì hãy cứ vui lên, vì biết đâu ở những ngả đường của thanh xuân phía trước, chúng ta sẽ gặp lại nhau dưới một ban công đầy nắng, cùng mỉm cười sau những tổn thương.
Rồi chúng ta sẽ thấy đằng sau tất cả những mất mát vẫn có nhiều điều đáng yêu và đáng nhớ. Rồi chúng ta sẽ hiểu chỉ có vấp ngã mới khiến bạn trưởng thành, vì rằng có hạnh phúc nào mà không cần đánh đổi? Vậy nên hãy cứ sống bình yên, tha thứ và tử tế.
TIN YÊU
# Mới đây, tour du lịch mang tên Biệt động Sài Gòn - Những căn hầm huyền thoại vừa được ra mắt, đây là tour du lịch liên quận, gồm quận 1, 3, 10.
Với tour du lịch này, du khách được trải nghiệm, lắng nghe những câu chuyện về sự chiến đấu anh dũng của lực lượng biệt động Sài Gòn; tham quan phòng chuyên đề đấu tranh Cách mạng giai đoạn 1954-1975 tại Bảo tàng TP.HCM; tham quan hầm giấu vũ khí của biệt động thành tại quận 3; hầm bí mật chứa vũ khí thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tại quận 10; tham quan hộp thư bí mật và hầm nối của các chiến sĩ biệt động tại quận 1...
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, việc ra mắt sản phẩm du lịch liên quận nhằm bổ sung sản phẩm du lịch chất lượng, hấp dẫn vào hệ thống sản phẩm du lịch của TPHCM. Đây cũng là một trong những sản phẩm về nguồn được đẩy mạnh triển khai hướng đến kỷ niệm 50 năm Giải phóng ền Nam, thống nhất đất nước.
# Sáng 15/12, lực lượng Cảnh sát giao thông (Công an TP.HCM) đồng loạt ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), trật tự xã hội (TTXH) dịp lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các Lễ hội đầu Xuân năm 2025 trên địa bàn Thành phố. Đợt cao điểm diễn ra từ ngày 15/12/2024 đến ngày 14/02/2025.
Công an TP.HCM sẽ tăng cường bố trí lực lượng CSGT đảm bảo TTATGT tại các tuyến cửa ngõ ra vào Thành phố, khu vực kho bãi tập kết hàng hóa, các tụ điểm vui chơi, giải trí, chợ hoa, chợ Tết, khu vực bắn pháo hoa... Song song đó, phối hợp với chính quyền địa phương xử lý nghiêm các vụ việc lấn chiếm lòng đường, hè phố để làm bãi trông giữ xe tại các khu vực chợ truyền thống, các cửa hàng... trước, trong và sau Tết.
Đồng thời, chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép. Đặc biệt, tập trung kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ, đường sắt và đường thủy.
# Ngày 15/12, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển khai Chương trình "Sống khỏe mỗi ngày – Vì một Việt Nam khỏe mạnh" chặng thứ 6 – chặng cuối cùng tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP.HCM. Đây là chương trình lớn nhất về sàng lọc sức khỏe cộng đồng trên khu vực Phố đi bộ Nguyễn Huệ trong năm nay.
Hơn 300 y bác sĩ, điều dưỡng và tình nguyện viên thành đoàn TP.HCM tham gia khám nội tổng quát, khám tim mạch, tiểu đường, hô hấp, tai mũi họng, khám chuyên khoa, siêu âm, đo điện tim, chụp X- quang phổi thẳng, đo loãng xương, xét nghiệm đường máu, mỡ máu, tầm soát ung thư vú, tầm soát ung thư phổi, xét nghiệm H.Pylori qua máu và tầm soát ung thư dạ dày, kê đơn phát thuốc ễn phí theo đơn cho hơn 3.000 người dân.
Trong khuôn khổ chương trình, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cũng trao tặng Bệnh viện Lê Văn Thịnh hệ thống vi tính xử lý dữ liệu lớn, 100.000 lượt đọc AI phổi ễn phí chẩn đoán bệnh ung thư phổi và lao phổi cùng 200 lượt chụp cắt lớp vi tính đối với bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi sau sàng lọc chụp X-quang.