Tỷ giá giảm phiên thứ 2 liên tiếp sau khi công bố GDP quý 2 tích cực

Theo giới phân tích, dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 2 được công bố đã giúp tâm lý giao dịch trên thị trường ngoại hối cải thiện đáng kể. Sáng 1/7, giá USD tự do có phiên giảm thứ 2 liên tiếp và mất mốc 26.000 VND/USD....

GRDP 6 tháng đầu năm của Hà Nội tăng 6%, cao hơn so với cùng kỳ. Thành phố cũng tạo việc làm mới cho 125 nghìn lao động, đạt 75% kế hoạch, tăng 10% cùng kỳ.

Còn tại TPHCM, tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 6,46% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước là 6,42%. 

Kinh tế tăng trưởng tích cực giúp củng cố sức mạnh của VND (Ảnh nh họa: VnEconomy)

Đáng chú ý, tỷ giá vừa giảm phiên thứ 2 liên tiếp sau khi công bố GDP Quý II:

Cụ thể, dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 2 được công bố đã giúp tâm lý giao dịch trên thị trường ngoại hối cải thiện đáng kể.

Các phiên đầu tháng 7, giá USD tự do có phiên giảm thứ 2 liên tiếp và mất mốc 26.000 VND/USD.

Trên thị trường quốc tế, chỉ số USD Index có xu hướng mạnh lên kể từ giữa tháng 6 nhưng đến nay đã có tín hiệu hạ nhiệt. 

Còn với các ngân hàng, trên thị trường đang ghi nhận nhiều ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ:

Từ đầu tháng 6-2024 đến nay, NHNN đã chấp thuận cho nhiều ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức, phát hành cổ phiếu mới, thưởng cho người lao động…

Theo đánh giá, việc các ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ giúp nâng cao năng lực tài chính, tăng sức cạnh tranh. 

Trái ngược với ngành ngân hàng, nhiều công ty tài chính đang đối mặt với cảnh thua lỗ, nợ xấu tăng cao:

Cụ thể, thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam đang chứng kiến tổng dư nợ cho vay của các công ty tài chính tiêu dùng đã thu hẹp, lợi nhuận trước thuế giảm mạnh…

Đến nay, tỷ lệ nợ xấu của các công ty tài chính có nguy cơ tăng trên 15%, nhiều công ty khó khăn, thua lỗ do phải trích dự phòng rủi ro nợ xấu tăng cao.

Ảnh nh họa: T.L

Còn trên thế giới, nợ công toàn cầu đang ở mức kỷ lục:

Theo đó, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế vừa cảnh báo mức nợ công đang gia tăng trong lúc một số cuộc bầu cử lớn diễn ra trong năm nay, có thể khiến các thị trường tài chính toàn cầu biến động.

Tuy nhiên, điều tích cực là các ngân hàng trung ương đang kiểm soát tốt lạm phát sau đại dịch và xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra khiến giá hàng hóa tăng. 

Với thị trường giao dịch hàng hóa, đóng cửa ngày 1/7, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index hồi phục 0,59% lên 2.264 điểm, trở lại vùng cao nhất trong 1 tuần qua.

Nhóm năng lượng đóng góp chủ yếu vào xu hướng chung của toàn thị trường với 4 trên 5 mặt hàng đóng cửa tăng giá. Hai mặt hàng dầu thô WTI và Brent tăng lần lượt 2,26% và 1,88%

Bên cạnh yếu tố rủi ro địa chính trị, triển vọng nguồn cung thu hẹp đã hỗ trợ đà tăng của giá dầu. Theo khảo sát từ Bloomberg, sản lượng dầu thô của nhóm OPEC+ trong tháng 6 đã giảm 80.000 thùng/ngày, xuống 26,98 triệu thùng/ngày.

Đồng thời, giới phân tích dự báo, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 28/6 sẽ giảm nhẹ 0,2 triệu thùng. Trong khi đó, tồn kho xăng và tồn kho nhiên liệu chưng cất cũng dự kiến sẽ giảm lần lượt 1,5 và 1,1 triệu thùng.

Ảnh nh họa: Thời báo Tài chính

Thị trường chứng khoán 

Các chỉ số chứng khoán Mỹ hồi phục trở lại; Nasdaq +0,81%, S&P 500 +0,27% và DJIA +0,13% khi đóng cửa.

Còn ở trong nước, VNIndex phục hồi và đã lấy lại ngưỡng 1.250 kèm thanh khoản thấp. Các chỉ báo kỹ thuật giữ trạng thái trung tính yếu, thể hiện nhịp đảo chiều chưa đủ độ tin cậy.

Theo SSI Reseach, xu hướng điều chỉnh ngắn hạn của chỉ số VNIndex vẫn duy trì trong biên độ dự kiến 1.237 - 1.255.