Truyền nhân cuối cùng và ước vọng mang võ Việt ra thế giới

Đại võ sư Quốc Tế, Long Phi Thanh là truyền nhân cuối cùng cũng là truyền nhân ưng ý nhất của người sáng lập nên Long Hổ Hội. Xuyên suốt hành trình hơn 60 thập kỷ năm ăn cũng võ, ngủ cũng võ, người võ sư nay đã ngoài 70 tuổi ấy vẫn đau đáu với ước mơ đem võ Việt ra thế giới.

Suốt hơn 25 năm từ khoảng 1950 – 1975, Võ thuật Long Hổ Hội của sáng tổ Long Hữu Hội đã vang danh khắp mảnh đất Sài Gòn – Gia Định thuở bấy giờ với nhiều đệ tử thành danh như Mã Sơn Ba, Tôn Ngọc Lực, Chà Và Hương, Long Mouse.

Và, Đại võ sư Quốc Tế, Long Phi Thanh là truyền nhân cuối cùng cũng là truyền nhân ưng ý nhất của người sáng lập nên Long Hổ Hội. Xuyên suốt hành trình hơn 60 thập kỷ năm ăn cũng võ, ngủ cũng võ, người võ sư nay đã ngoài 70 tuổi ấy vẫn đau đáu với ước mơ đem võ Việt ra thế giới. 

Sáng một ngày cuối năm ở Sài Gòn, chúng tôi có hẹn cùng đại võ sư Quốc Tế Long Phi Thanh (tên thật là Phạm Văn Thanh) tại chính võ đường mang tên ông. Võ đường nằm lẩn khuất trong một khu chung cư cũ kỹ ở Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, không gian phía trong võ đường cũng đơn sơ, giản dị như chính vị chưởng môn của võ phái này.

Võ đường rộng chừng vài chục mét vuông, cũng chẳng có gì nhiều nhặn, chỉ đơn giản là những tấm xốp trải sàn, vài cái bao cát và những chiếc lốp cũ được xếp chồng lên nhau để làm nơi võ sinh luyện tập. Xung quanh võ đường được treo đầy tranh, ảnh cũng như những tấm bằng khen mà ông nhận được xuyên suốt nghiệp võ của mình. Ngồi xuống chiếc ghế đá được đặt gọn ở 1 góc võ đường, ông kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện của  ông về những sở học của mình.

Đại võ sư Quốc Tế, Long Phi Thanh

Từ năm 1985, khi chỉ vừa tròn 35 tuổi,  Võ Sư Long Phi Thanh đã được giới chuyên môn đánh giá là võ sư trẻ có nhiều bài bản và đòn thế nhất Sài Gòn. Mỗi buổi dạy của ông tại trung tâm văn hoá quận Bình Thạnh đều chật kín học sinh và võ sư của nhiều môn phái khác nhau tụ tập phía ngoài hàng rào để quan sát.

Mặc dù thành danh từ rất sớm thế nhưng chàng võ sư trẻ Long Phi Thanh chưa bao giờ ngừng trăn trở, bởi ông luôn cảm thấy nền tảng võ thuật của bản thân vẫn còn nhiều thiếu sót. Và mãi đến khi “chạm ngõ” với Thiếu Lâm Nững Xị của Long Hổ Hội những trăn trở ấy cũng dần phai nhạt. 

“Võ Long Hổ Hội không giới hạn bởi giới tính, không bị giới hạn bởi sức vóc. Khi tôi học tôi thấy được điều đó rồi, tôi quăng cuộc đời tôi vào nghề võ của Long Hổ Hội, không làm bất cứ một nghề gì. Tôi toàn tâm, toàn ý cho để cho nghề võ tại tôi thấy được rồi, tôi đã bỏ ra mười mấy, hai chục năm để làm nghề võ mà không có kết quả gì hết cho tới khi mình nhìn thấy được rồi thì mình biết cuộc đời mình là đúng rồi", Võ sư Long Phi Thanh cho biết. 

Sau khi dung nạp được những tinh hoa của Long Hổ Hội, võ sư Long Phi Thanh cũng rời đi và mở ra võ phái và đặt theo tên của chính mình. Những năm 1986 -1987, thời điểm mà những sàn đấu võ đài vẫn còn phổ biến ở mảnh đất Sài Gòn, ông nhận cho mình 9 người học trò và mang họ đi thi đấu. Sau quá trình được ông trui rèn và đào tạo, cuộc thi đấu võ đài đầu tiên của võ phái Long Phi Thanh đã thành công và tạo nên tiếng vang khắp Sài Gòn thời bấy giờ với 9 trận toàn thắng.

Thế nhưng đây cũng là trận đấu đài cuối cùng của võ phái, bởi câu chuyện không chỉ còn dừng lại ở việc thắng, bại đã khiến ông mãi canh cánh trong lòng suốt ngần ấy tháng năm.

Ông truyền dạy sở học của ̀nh cho đơn vị kiểm lâm của Rừng Quốc Gia Nam Cát Tiên

Ông bùi ngùi kể lại, trong một trận đấu một học trò của ông dù đã mang về thắng lợi thế nhưng không may bị chấn thương gãy xương sườn, và vào thời điểm khi thuốc men còn thiếu thốn đã khiến người học trò ấy nằm trên giường bệnh suốt hơn 1 tháng trời.

Tréo nghoe thay, người học trò này của ông cũng là lao động duy nhất nuôi sống cả gia đình bằng nghề đạp xích lô. Đến thăm mới thấu hoàn cảnh, ông vội vàng chạy vạy khắp nơi lo gạo, lo tiền để giúp đỡ học trò của mình, nhìn cả gia đình 4 ệng ăn lâm vào cảnh khốn cùng, ông cũng đã hạ quyết tâm dừng tất cả mọi cuộc đấu võ đài:

Võ sư Long Phi Thanh nhớ lại: “Lúc đó mình say máu võ đài lắm, lúc đó kiến thức mình không đủ, mình hăng máu đi đâu mình cũng khoe. Rồi bà xã mình mới nói, ông đừng có tự hào nó đánh 1 lúc 4 người đó ông chịu nổi không? Nó là 1, vợ với 2 đứa con nó là 4. Nó bóp nghẹt kinh tế của gia đình người ta mà.”

Những đòn thế của môn phái đều mang tính sát thương cao

Sở hữu trong mình kho tàng thực chiến khổng lồ được trui rèn suốt ngần ấy tháng năm, thế nhưng đối với ông, giờ đây võ thuật không phải là thứ để định thắng thua trên võ đài bởi theo lời răn dạy của đại võ sư đối với những người học trò của mình, “Nếu con mắt chỉ không nhìn quá được bốn dây đài, thì bản lĩnh cũng chỉ gói gọn trong sàn đài mà thôi".

Dừng lại mọi cuộc đấu võ đài, ông đã tìm ra con đường riêng cho bản thân mình, ông dạy võ cho những học trò để rèn luyện bản thân nâng cao thể chất và trui rèn “tinh, khí, thần”. Suốt hành trình ấy ông đã từng truyền dạy sở học của mình cho nhiều đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và mới đây nhất là lực lượng Kiểm lâm của rừng Quốc Gia Nam Cát Tiên. Dù nay đã ở cái độ tuổi mà đối với nhiều người đã chùn chân, mỏi gối, ước vọng mang võ Việt vươn ra thế giới cuả người Võ Sư ấy vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai.

Thoáng trầm tư pha lẫn chút bùi ngùi ông tâm sự: “Giờ cố gắng dạy sao cho người nào có tố chất chút xíu, nó có đam mê chút để mình dạy cho nó để thế hệ sau mình nó làm. Còn mình thì thôi rồi, trễ rồi. Tới khi mình hiểu được nghề võ, mình nhìn nghề võ thì mình già mất rồi, không làm gì được hết. Giờ phải chịu thôi, ở trong hoàn cảnh nào phải chịu hoàn cảnh đó thôi.” 

Giờ đây khi đã chạm cái độ tuổi gần đất, xa trời, vị võ sư già ấy vẫn mãi ấp ủ hi vọng được đưa võ thuật vào trường học để học sinh nâng cao được thể lực, tính tư duy tìm được tình yêu với võ thuật. Từ những bệ phóng từ học đường ấy, tạo nên những nền tảng vững vàng với những thế hệ “ văn, võ song toàn” để viết tiếp ước mơ mang võ thuật cổ truyền Việt Nam vươn tầm thế giới: “Cuộc đời tôi là võ và võ cũng là cuộc đời của tôi.”

SỐNG Ở SÀI GÒN: Phố xá những ngày cuối năm

Một mùa xuân mới đang về, nhịp sống TP.HCM những ngày này lại càng thêm hối hả. Tuy nhiên đâu đó trong lòng thành phố, nhiều tuyến đường vốn huyên náo, nhộn nhịp nay rơi vào cảnh đìu hiu vì hàng loạt mặt bằng vắng bóng người thuê, đóng cửa im thin thít, tạo nên cảm giác hiu quạnh ở những ngày cận tết.

Hàng loạt mặt bằng vắng bóng người thuê, đóng cửa im thin thít, tạo nên cảm giác hiu quạnh ở những ngày cận tết.

Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, lái xe máy dạo một vòng quanh các quận trung tâm thành phố như quận 1, quận 3, quận 5...sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh đối lập khi dưới đường là dòng người hối hả, ngược xuôi, còn trên phía những cửa hàng thì nơi buôn bán ế ẩm, chỗ thì đóng cửa im phăng phắc và treo biển cho thuê mặt bằng.

Thực trạng nhà mặt phố cho thuê ế ẩm ở TP.HCM đã diễn ra nhiều năm qua, có những khu đất trước kia được đánh giá là “gà đẻ trứng vàng” nhưng rồi cũng chịu cảnh bỏ trống theo năm tháng mà chẳng ai thuê.

Câu chuyện buồn cứ thế diễn ra trong nhiều năm qua, kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Một thành phố nhộn nhịp, là đầu tàu kinh tế cả nước nhưng lại đìu hiu hàng quán những ngày cuối năm, thời điểm “vàng” với những ai kinh doanh, buôn bán.

Một thành phố nhộn nhịp, là đầu tàu kinh tế cả nước nhưng lại đìu hiu hàng quán những ngày cuối năm, thời điểm “vàng” với những ai kinh doanh, buôn bán.

Nguyên nhân dẫn đến việc mặt bằng bỏ trống kéo dài một phần do giá thuê quá đắt đỏ. Theo tìm hiểu, với những mặt bằng ở các quận trung tâm thành phố có giá chào thuê dao động từ 250 -750 triệu đồng mỗi tháng. Một số tiền lớn trong thời buổi kinh tế khó khăn. Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ ít ai dám mạo hiểm để thuê vì nếu chẳng may thua lỗ rất dễ dẫn đến phá sản.

Dù thời buổi kinh doanh, buôn bán khó khăn là thế nhưng phần lớn các chủ mặt bằng vẫn nhất quyết không giảm giá thuê, dù có phải bỏ trống kéo dài. Đây là nguyên nhân chính mà nhiều khu đất, mặt bằng có vị trí đắc địa hiện nay phải tạm thời bỏ hoang.

Ở một khía cạnh khác khi loại hình buôn bán, kinh doanh online đang phát triển mạnh mẽ thì việc thuê mặt bằng chẳng còn quá quan trọng. Đối với giới trẻ và những doanh nghiệp nhỏ và vừa thì thuê mặt bằng hiện nay chỉ phục vụ cho mục đích làm kho chứa hàng.

Bởi khách hàng ngày nay thường chọn cách mua sắm qua mạng và hàng hoá thì sẽ được vận chuyển đến tận nhà sau khi mua. Thế nên, người kinh doanh chẳng còn mặn mà với việc tìm mặt bằng đẹp, mà thay vào đó là chọn thuê mặt bằng ở các vị trí trong hẻm với giá thấp nhằm tiết kiệm chi phí trong thời buổi giao thương cạnh tranh quyết liệt.

Ngoài ra, việc chọn mặt bằng “vàng” để quảng bá thương hiệu cũng trở nên lép vế so với muôn vàn hình thức quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay. Vì thế, đối với một số loại hình kinh doanh, buôn bán thì mặt bằng đẹp chẳng còn phù hợp với xu thế.

Không thể trách các nhà kinh doanh đã tháo chạy để lại nhiều khoảng trống hiu quạnh giữ lòng Sài Gòn. Bởi trong thời điểm hiện tại, với giá mặt bằng quá cao họ buộc lòng chọn con đường khác để tồn tại. Điều này đặt ra một thách thức khác đối với các cấp chính quyền của thành phố, cần có những chính sách tháo gỡ khó khăn, ưu đãi nhiều hơn cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa.

Ở thời điểm những ngày cuối năm tiết trời se lạnh, thật buồn khi phải thấy những tuyến đường, cửa hàng một thời “hốt bạc” nay im ỉm chẳng có người buôn. Góc Sài Gòn giờ đây trống vắng đến lạ….

TIN YÊU

# Vừa qua, Hội Nông dân TP.HCM đã phối hợp Đài Truyền hình TP.HCM tổ chức chương trình “Tết nghĩa tình - Xuân Ất Tỵ 2025”, tiếp tục lan tỏa nghĩa tình của nhân dân TP.HCM dành cho những hộ hội viên nông dân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP.HCM, trẻ em mồ côi cha mẹ do dịch COVID-19...

Tri ân các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tại chương trình “Tết nghĩa tình - Xuân Ất Tỵ 2025”. Ảnh: Sài Gòn giải phóng

# Theo Sở Công thương về công tác chuẩn bị hàng hóa dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ, việc chuẩn bị nguồn hàng của các doanh nghiệp cơ bản đã đáp ứng kế hoạch đề ra, đủ để cung cấp cho thị trường. Cụ thể, các doanh nghiệp đầu mối tham gia Chương trình Bình ổn thị trường đã chuẩn bị nguồn vốn hơn 22.000 tỷ đồng, trong đó hơn 8.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu để phục vụ thị trường Tết.

# UBND TPHCM vừa có văn bản chấp thuận chủ trương cho một doanh nghiệp xây dựng, khai thác tạm một bến thủy nội địa ven sông Sài Gòn tại khu đất tiếp giáp khu đất gần nhà ga metro Ba Son thuộc tuyến metro số 1. Việc xây dựng bến thuỷ đưa khách đến metro số 1 sẽ làm gia tăng giá trị phục vụ, thu hút người dân và du khách sử dụng phương tiện công cộng.

# Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông cho biết, cầu Tân Kỳ Tân Quý ở quận Bình Tân, TP.HCM sẽ thông xe vào ngày 15-1-2025, còn cầu Bà Hom thông xe vào ngày 20-1-2025. Khi 2 cây cầu này hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ giúp kéo giảm ùn tắc, tăng kết nối giao thông cho khu vực.