TP.HCM: Tháo dỡ cầu sắt Bình Lợi 118 tuổi

Sau khi cầu Bình Lợi mới được đưa vào khai thác từ năm 2019, cầu sắt Bình Lợi cũ đang được triển khai tháo dỡ sau 118 năm phục vụ.

Cầu sắt Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn, nối giữa 2 quận Thủ Đức và Bình Thạnh (TP.HCM) được xây dựng năm 1902. Cầu có chiều dài 276m, gồm 6 nhịp nhưng có độ tĩnh không thông thuyền thấp 1,8m.

Sau khi cầu Bình Lợi mới được đưa vào khai thác từ năm 2019, cầu sắt Bình Lợi cũ đang được triển khai tháo dỡ sau 118 năm phục vụ. Đơn vị thi công sẽ giữ lại 2 nhịp cầu và tháp canh để phục vụ bảo tồn.

Cầu sắt Bình Lợi cũ là chiếc cầu đường sắt vượt sông Sài Gòn đầu tiên được xây dựng năm 1902. Do độ tĩnh không thông thuyền thấp (khoảng 1,8m) nên thời gian đầu, cây cầu có nhịp cầu quay ở phía bờ quận Thủ Đức cho tàu thuyền qua lại.
Sau 118 năm phục vụ Cầu sắt Bình Lợi cũ đang được tháo dỡ từ hướng quận Bình Thạnh về quận Thủ Đức
Công nhân đang dùng máy hàn hơi để cắt các kết cấu cầu để xe cẩu dễ dàng tháo dỡ hơn
Công nhân đang nối dây để cho xe cẩu tháo sàn cầu sắt Bình Lợi cũ
Một phần sàn cầu sắt Bình Lợi cũ đang được tháo rời
Nhịp đầu nằm bên phía quận Bình Thạnh đã được tháo gỡ gần xong
Dự kiến thời gian tháo dỡ trong vòng 40 ngày.  Đến khoảng giữa tháng 6/2020 sẽ hoàn thành việc tháo cầu sắt Bình Lợi cũ.
Nhịp đầu tiên đã được tháo gỡ gần xong chỉ còn 2 khung sườn
Cầu sắt Bình Lợi cũ bên cạnh cầu sắt Bình Lợi mới
Trước đó, chiều 14/9/2019, đoàn xe lửa Bắc - Nam đã chạy qua cầu Bình Lợi mới,  từ đó cầu sắt Bình Lợi cũ chấm dứt sứ mệnh sau 118 năm hoạt động.
Các nhịp cầu không được giữ lại đã được tháo hết đường ray xe lửa
Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất với UBND TP.HCM  giữ lại hai nhịp cầu sắt cũ và tháp canh cầu bên phía bờ Thủ Đức để bảo tồn nguyên trạng
Ngôi nhà của những người canh gác cầu sắt Bình Lợi cũ nay đã xuống cấp, hoang phế  
Hai nhịp cầu sắt cũ được giữ lại để bảo tồn nguyên trạng
Việc tháo dỡ cầu Bình Lợi, thay bằng cầu Bình Lợi mới để TPHCM kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ bằng các loại vận tải thủy có trọng tải lớn