TP.HCM: "Phạt nguội" chiếm 8% vi phạm giao thông

Từ đầu năm 2022 đến nay, Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM trích xuất hơn 71.631 trường hợp vi phạm giao thông qua hình ảnh gửi đến chủ phương tiện trong đó có 17.677 trường hợp đã thực hiện quyết định xử phạt (đạt tỷ lệ 24,68%); nộp vào Kho bạc Nhà nước trên 23,5 tỷ đồng.

So với số liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì “phạt nguội” chiếm 8% trên tổng số các trường hợp vi phạm.

Ghi nhận của Phóng VOV Giao thông tại Trung tâm Đăng kiểm 50-06V, Cục đăng kiểm Việt Nam ở quận 7, TP.HCM có không ít trường hợp chủ phương tiện đã bị từ chối đăng kiểm do chưa hoàn thành việc đóng phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

TP.HCM xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thông qua hình thức “phạt nguội” chiếm 8% trên tổng số 221.891 trường hợp vi phạm.

Anh Đỗ Hoàng Sa – huyện Nhà Bè, TP.HCM cho biết: "Khi tôi đưa xe đi đăng kiểm thì mới phát hiện ra xe mình đã bị lỗi phạt nguội qua hình ảnh, nhưng chúng tôi không nhận được thông báo nào của cơ quan chức năng cho nên buộc chúng tôi phải quay về đi đóng phạt xong hoàn tất các loại giấy tờ rồi mới đi đăng kiểm được".

Trao đổi với PV VOV Giao Thông, Thượng tá Nguyễn Văn Bình - Phó Trưởng phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (Công an TP.HCM) cho biết:  Xử lý vi phạm qua hình ảnh nhận được sự đồng thuận cao từ người dân vì đảm bảo được tính công khai nh bạch, hành vi, vi phạm được thể hiện rõ ràng, chính xác. Đồng thời, giúp lực lượng chức năng phát hiện nhiều vụ việc khác về an ninh trật tự, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông để kịp thời giải quyết vụ việc, giải tỏa ùn tắc giúp cho người dân đi lại thuận tiện, an toàn hơn. 

Thượng tá Nguyễn Văn Bình cho biết thêm: Thời gian tới, Phòng CSGT ĐB-ĐS sẽ tiếp tục tăng cường xử lý vi phạm qua hình ảnh. Đặc biệt là thông qua hệ thống giám sát của Cục CSGT trang bị trên tuyến QL 1 qua các địa bàn của đội Rách Chiếc, Bình Triệu, An Sương, An Lạc và Tân Túc để xử lý vi phạm. Đồng thời, tham mưu cho Ban giám đốc Công an thành phố nhân rộng mô hình xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh đến Công an các quận, huyện và TP.Thủ Đức; tiếp nhận phản ánh của người dân để tiến hành xác nh cũng như xử lý theo quy định.

Về việc chấp hành đóng phạt của người vi phạm, Thượng tá Nguyễn Văn Bình cho biết: Chúng tôi cũng đã triển khai xuống Công an cấp huyện, Công an cấp xã gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, người vi phạm đang cư trú trên địa bàn không chấp hành “phạt nguội” đến cơ quan Công an giải quyết vụ việc theo quy định.

Tổ chức tuần tra, kiểm soát phối hợp tra cứu trực tiếp thông qua cơ sở dữ liệu các phương tiện chưa chấp hành đóng phạt thì sẽ tiến hành dừng xe, kiểm tra, thông báo lỗi vi phạm trước đó cho người điều khiển phương tiện biết và tiến hành lập biên bản vụ việc.

Chúng tôi cũng đã đề xuất xây dựng phần mềm tích hợp để cá nhân, tổ chức có thể nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính trực tuyến (đối với hình thức xử lý vi phạm qua hình ảnh) thông qua hệ thống ngân hàng, nhằm nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ trong công tác xử phạt hành chính, phục vụ có hiệu quả dịch vụ công trong ngành Công an, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.