Tìm giải pháp phát triển vận tải thủy vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ rrưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng vận tải đường thủy vẫn xác định là rất quan trọng trong phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó việc đầu tư không lớn nhưng mang lại hiệu quả cao.

Ảnh nh họa

Những năm qua, với những nỗ lực cụ thể về việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, ĐBSCL đã có những công trình trọng điểm, mang lại lợi ích thiết thực không chỉ cho người dân đồng bằng mà còn cho các khu vực lân cận. Dù vậy, vẫn không ít ý kiến cho rằng, đường tại ĐBSCL đã “thông” nhưng chưa “suốt”. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã báo cáo đánh giá kết quả được về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và giải pháp phát triển hệ thống giao thông kết nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố ĐBSCL, đồng thời kiến nghị một số nội dung trọng tâm về nhiệm vụ trong thời gian tới:

 

Thứ nhất, liên quan đến chính sách đầu tư công cho ĐBSCL, chúng tôi đề nghị có một chính sách riêng, vùng này tiềm năng, thế mạnh rất lớn nhưng hạ tầng giao thông đang rất kém, rất cần những tuyến đường trục lớn, mà đầu tư thì rất nhiều kinh phí. Vì thế cần một chính sách đặc biệt, huy động các nguồn vốn để hoàn thành. Thứ hai là trong ngành GTVT, chúng tôi đề nghị bố trí ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng từ 20% trở lên để đảm bảo hài hòa giữa các vùng ền. Và cuối cùng có một số dự án trọng điểm cần có sự đồng thuận cao của Quốc hội, chính phủ và các Bộ, ngành.

Bộ Trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng khẳng định Bộ đặc biệt quan tâm đến phát triển giao thông đường thủy, phát triển vận tải biển và sẽ nỗ lực hình thành trung tâm logistic tại Cần Thơ. Có như vậy mới giải quyết được các vấn đề về an sinh, xã hội và thúc đẩy ĐBSCL phát huy đúng tiềm năng.

Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư Dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistic khu vực phía Nam bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới, dự kiến khởi công năm 2020 và hoàn thành năm 2025. Tập trung nguồn lực cải tạo khoang thông thuyền các cầu Nàng Hai (Đồng Tháp), cầu Chợ Lách 2 (Bến Tre)… trên các tuyến đường thủy nội địa quan trọng, tháo gỡ các nút thắt về vận tải đường thủy nội địa trong vùng.

Ông Nguyễn Văn Thể cho rằng, vận tải đường thủy vẫn xác định là rất quan trọng trong phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó việc đầu tư không lớn nhưng mang lại hiệu quả cao. Bộ sẽ báo cáo Chính phủ để có giải pháp huy động và phát triển giao thông thủy tốt nhất cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, sẽ hình thành các tập đoàn, công ty lớn về vận tải thủy, nâng cao một số cây cầu có độ tĩnh không thấp, nạo vét mở rộng các luồng kênh quan trọng.

Đối với việc nối thông tuyến tuyến hành lang phía Đông của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cầu Đại Ngãi bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản; kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư để triển khai xây dựng cầu Rạch Miễu 2 và nâng cấp Quốc lộ 60 qua địa phận tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng giai đoạn 2021 – 2025.