Tiêu dùng bền vững, khái niệm còn xa lạ với phần đông người tiêu dùng

Các nhà khoa học lần đầu tiên đưa ra khái niệm “tiêu dùng bền vững” vào năm 1994, nhưng đến nay, khái niệm này vẫn còn khá xa lạ với phần đông người tiêu dùng Việt Nam. Vậy tiêu dùng bền vững là gì, và thực trạng hiện nay ra sao?

# Các giải pháp phát triển vật liệu xây dựng thông nh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường đã được đề cập tại hội thảo “Xu hướng công nghệ vật liệu trong công trình xây dựng” tổ chức ngày 28/9 tại Hà Nội.

# Bộ Tài chính vừa có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá, trong bối cảnh giá một số mặt hàng tăng.

# Rau củ sản xuất trên địa bàn Hà Nội cơ bản an toàn và được kiểm soát, theo khẳng định của Sở NN&PTNT. Trung bình mỗi năm, Hà Nội kiểm tra 1.000 - 2.000 mẫu rau, tỷ lệ hợp chất không được phép vượt ngưỡng chỉ khoảng 2%.

Ảnh: NLĐ

Các nhà khoa học lần đầu tiên đưa ra khái niệm “tiêu dùng bền vững” vào năm 1994, nhưng đến nay, khái niệm này vẫn còn khá xa lạ với phần đông người tiêu dùng Việt Nam. Vậy tiêu dùng bền vững là gì, và thực trạng hiện nay ra sao?

Để giải đáp câu hỏi này, PV VOVGT đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong.

PV: Theo ông, Tiêu dùng bền vững cần được hiểu như thế nào?

TS. Nguyễn Minh Phong: Tiêu dùng bền vững gồm 2 nội dung. Thứ nhất là tiêu dùng phù hợp với khả năng thanh toán, với thu nhập của mình để đảm bảo không vướng vào nợ, không mất khả năng thanh toán.

Thứ hai là tiêu dùng theo hướng “xanh”, không làm phát thải ra môi trường và ảnh hưởng nguồn tài nguyên, tương lai của các thế hệ sau này. Với tinh thần đấy thì tiêu dùng bền vững đang là định hướng phát triển ngày càng phổ biến, bao quát tất cả lĩnh vực đời sống, xã hội của quốc gia và quốc tế.

PV: Ông đánh giá thế nào về ý thức tiêu dùng bền vững hiện nay?

TS. Nguyễn Minh Phong: Ở một vài khía cạnh thì đã có trước đây rồi. Ví dụ như các cụ nói sống căn cơ, tiết kiệm, chi không được “bóc ngắn cắn dài”, không được “vung tay quá trán”. Đó là những lời dạy muôn thuở trong kinh tế, tài chính vi mô của mỗi cá nhân, gia đình.

Đảng và Nhà nước cũng đã có chủ trương phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh. Nhưng cả 2 khái niệm nội hàm là tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh cho cả tiêu dùng tài chính cá nhân và tiêu dùng tài nguyên thì chưa được kết hợp.

Do đó, khái niệm nghĩa rộng của tiêu dùng bền vững chưa được định hình, chưa trở thành phong trào chung của đất nước, dù đâu đó từng lúc, từng nơi, từng khía cạnh đã có đề cập và thu được một số kết quả.

Ảnh: NLĐ

Tiêu dùng bền vững chỉ thực hiện được khi bắt đầu có hệ ý thức đầy đủ, vững chắc. Vì thế, việc xây dựng lý luận định hướng tiêu dùng bền vững là rất cần thiết, cùng với đó là tăng cường tuyên truyền để tăng cường nhận thức, và thể chế hóa những nhận thức và ý nghĩa đó vào trong cơ sở pháp lý cần thiết.

Bên cạnh đó, việc định hình thành phong trào xã hội thông qua các tổ chức, đoàn thể cũng là rất tốt, thậm chí đưa vào hệ thống giáo dục ở nhà trường các cấp.

PV: Xin cảm ơn ông!