Tiêu dùng bền vững: Hành vi là yếu tố quyết định

Dân số thế giới vừa chạm mốc 8 tỷ người. Đây là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển, nhưng cũng mang tới không ít thách thức trên hành trình hướng tới một tương lai bền vững cho tất cả mọi người.

 

# Nguồn năng lượng tái tạo Việt Nam có tiềm năng phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có tiềm năng điện gió ước đạt 599 GW, phân bố chủ yếu ở Bình Định đến Ninh Thuận, Bình Thuận đến Cà Mau và trung tâm vịnh Bắc Bộ.

# Công nghệ lò hơi tầng sôi giúp giải bài toán môi trường, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành công nghiệp giấy trong thời gian tới. Thông tin từ hội thảo do Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội.

# Hà Nội sẽ huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối ở nước ngoài. Theo kế hoạch vừa được UBND thành phố ban hành, có 5 nhóm nội dung triển khai trong năm 2023, đáng chú ý là định hướng bán hàng Việt qua các sàn thương mại điện tử. 

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, còn các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, tiêu dùng bền vững được xem là giải pháp tối ưu.

Có nhiều cách để thúc đẩy tiêu dùng bền vững, nhưng việc điều chỉnh hành vi người tiêu dùng là yếu tố cốt lõi. Bởi một hành vi đơn lẻ có thể nhỏ bé, nhưng hàng tỷ hành vi nhỏ của tất cả người dân trên toàn cầu lại có ảnh hưởng rất lớn.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng lại không hề đơn giản. Theo Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc, phần lớn lựa chọn tiêu dùng hiện nay theo thói quen, số đông, trong khi hệ quả của tiêu dùng thường khó nhận ra trước mắt.

Nhiều người không quan tâm, hoặc cho rằng hành vi của mình không liên quan trực tiếp đến tiêu dùng bền vững. Hoặc nếu có nhận ra trách nhiệm bản thân thì hành vi tiêu dùng bền vững thường khó duy trì do bất tiện trong công việc, sinh hoạt hằng ngày.

Bà Phạm Quế Anh, chuyên gia của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) cho biết, khảo sát của GIZ cho thấy, không chỉ với người tiêu dùng Việt Nam mà nhiều nước ASEAN, kỹ năng về thực hành tiêu dùng bền vững còn yếu:

"Không thể xử phạt người tiêu dùng chỉ vì họ sử dụng quá nhiều túi nilon, hay lãng phí điện nước... Vì vậy, cần cần đẩy mạnh hơn nữa giáo dục, thông tin tuyên truyền cho người tiêu dùng để thực hành tiêu dùng bền vững, học tập các kinh nghiệm quốc tế.

Những hàng hóa không có lợi cho môi trường loại ra khỏi thị trường để người tiêu dùng không lựa chọn các sản phẩm đó; đưa ra các quy định nh bạch thông tin sản phẩm, tạo điều kiện cho người tiêu dùng không bị mắc lừa những thông tin, nhãn mác gây nhầm lẫn về tính bền vững của sản phẩm".

Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm xanh, sạch, hạn chế tác động đến môi trường (Ảnh: VGP)

Theo bà Ngô Thị Lan Phương, Giám đốc Trung tâm Phát triển cộng đồng bền vững, tín hiệu lạc quan là xu hướng tiêu dùng bền vững ngày càng được quan tâm tại Việt Nam nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông. Do đó, cần tận dụng lợi thế này thông qua các cộng đồng, cá nhân truyền cảm hứng:

"Người tiêu dùng cần trở thành người tiêu dùng thông nh. Muốn như vậy thì mình phải có các chương trình truyền thông để người tiêu dùng biết cách nhận biết những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường là thế nào. Những sản phẩm có nhãn mác sản xuất xanh và thân thiện với môi trường thì cần được ưu tiên, khuyến khích sử dụng với ưu đãi về thuế hoặc vinh danh hằng năm, truyền thông rộng rãi cho người tiêu dùng".

Cũng theo bà Ngô Thị Lan Phương, sản xuất bền vững và tiêu dùng bền vững là 2 yếu tố thúc đẩy lẫn nhau và không thể tách rời. Do vậy, muốn người dân tiêu dùng bền vững, cần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều dịch vụ, sản phẩm bền vững.