Thuế tối thiểu toàn cầu: Thách thức và cơ hội khi áp dụng?

Nhiều nước sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024. Hiện Việt Nam cũng là một trong những nước “nhập khẩu vốn”, nên điều này đặt ra không ít thách thức trong vấn đề duy trì tính hấp dẫn, cạnh tranh trong thu hút FDI.

Tin trong nước và thế giới

# Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu lâm sản, thủy sản, bảo đảm không để kiến nghị của doanh nghiệp không được xử lý. 

Ảnh nh họa. (Ảnh: Vietnam+)

Còn Ngân hàng thế giới (WB) vừa lưu ý, Việt Nam cần giám sát chặt chẽ khu vực tài chính, trong bối cảnh thị trường toàn cầu tiếp tục có nhiều bất ổn và nền kinh tế trong nước đang chậm lại. 

# Theo đánh giá, hàng nông sản của Việt Nam qua các cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái không còn ùn ứ, các mặt hàng đều được tăng tốc so với cùng kỳ năm trước. 

Còn Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) dự báo, tình hình xuất khẩu gạo quý II của Việt Nam sẽ tích cực hơn so với quý I/2023. 

# Theo kết quả khảo sát PCI năm 2022, có 61% doanh nghiệp đánh giá thủ tục vay vốn phiền hà, khó tiếp cận. Vì vậy, có 12,5% doanh nghiệp đã phải xoay sang vay tín dụng đen. 

Còn báo cáo của VCCI cho thấy, chỉ 35% DN tư nhân và 33% DN FDI có dự định mở rộng sản xuất, kinh doanh trong vòng 2 năm tới. 

# Theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, tỷ lệ hấp thụ trong quý vừa qua chỉ đạt khoảng 11%, tương đương hơn 2.700 giao dịch, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Còn tại TPHCM, hiện đang có khoảng 156 dự án BĐS chậm triển khai, với số vốn còn tồn đọng có thể lên tới hơn 300.000 tỉ đồng. 

# Theo Bloomberg, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể không nâng lãi suất thêm nữa để kiềm chế lạm phát, vì tác động từ sự bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng hồi tháng trước. 

Số liệu của Fed cũng cho thấy lượng tiền gửi ở các ngân hàng nhỏ tại Mỹ đã ổn định trong tuần qua. Dù vậy, so với mức đỉnh hồi tháng 12, lượng tiền gửi vẫn kém hơn.

# Dữ liệu của Hội đồng Vàng Thế giới cho thấy các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang ồ ạt mua vàng dự trữ với tốc độ nhanh nhất trong 13 năm trở lại đây. 

Còn theo Bộ Tài chính Ấn Độ, nước này muốn tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và thay thế vai trò của Trung Quốc. 

Thông tin chứng khoán

Ảnh nh họa 

# Chứng khoán Việt Nam tiếp tục xảy ra rung lắc, VNIndex kết phiên về ngưỡng 1.064,3 điểm và mất hơn 5 điểm khi có đến 268 mã giảm giá.

# Đại diện cho nhóm vốn hóa lớn, chỉ số VN30 giảm 0,56% với 22 mã đóng cửa ở sắc đỏ, trong đó, các mã BĐS trong rổ giảm mạnh nhất như VHM, GVR, NVL…Còn lại là VNMidcap giảm 0,37% và VNSmallcap lùi 0,65% theo phiên.

# Theo SSI Reseach, thanh khoản sàn HOSE thấp hơn 9,6% so với phiên liền trước, về mức 11,4 nghìn tỷ đồng. NĐTNN bán ròng phiên thứ 6 liên tiếp với giá trị gần 300 tỷ đồng.

Thuế tối thiểu toàn cầu: Thách thức và cơ hội khi áp dụng?

Chiều qua, CĐTT đã phân tích những thách thức của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Vậy chính phủ Việt Nam đã và đang có những động thái nào liên quan tới việc áp thuế tối thiểu toàn cầu? Các giải pháp được khuyến nghị là gì và liệu có phù hợp với bối cảnh hiện tại?

Ảnh nh họa

Nhiều nước sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) từ năm 2024. Hiện VN cũng là một trong những nước “nhập khẩu vốn”, nên điều này đặt ra không ít thách thức trong vấn đề duy trì tính hấp dẫn, cạnh tranh trong thu hút FDI. Tuy nhiên, các chuyên gia nhìn nhận đây cũng là cơ hội để Việt Nam thay đổi môi trường kinh doanh được “chất” hơn.

TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế nêu quan điểm: "Đây cũng là cơ hội giúp ta cơ cấu lại FDI, cơ cấu cả các nhà đầu tư, lĩnh vực sản xuất, cũng như vấn đề VN đang chuyển thành 1 trong những cứ điểm quan trọng của các tập đoàn toàn cầu khi họ muốn biến VN thành nơi cung cấp hàng hoá cho toàn cầu, chứ không chỉ tận dụng lợi thế từ trước tới nay như lao động giá rẻ, ưu đãi thuế…"

Cụ thể hơn, TS Phan Trí Hiếu,  Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng đây cũng là cơ hội gia tăng ngân sách từ thuế: "Chúng ta cũng có những cơ hội khác nữa là ngoài chính sách thuế sử dụng như công cụ chủ yếu để thu hút FDI, thì chúng ta phải hướng đến chính sách khác như cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư. Nó tạo ra áp lực để chúng ta tìm kiếm thêm những công cụ ngoài những công cụ cứng như chính sách thu hút nhân lực, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi".

Hiện tại, Chính phủ các nước đầu tư và nhận đầu tư đều đã và đang có những động thái quyết liệt trong việc cân nhắc và đưa ra các chính sách liên quan đến Thuế tối thiểu toàn cầu.

Bà Đào Thị Thu Huyền, Phó TGĐ Canon VN dẫn chứng cụ thể: "Thái Lan đã hỗ trợ tiền điện cho DN. VN nên duy trì các chính sách như hiện tại, nhưng bổ sung thêm như sau khi quyết toán thuế hằng năm, DN sẽ đề xuất danh mục được ễn, ví dụ những chi phí như hạ tầng cơ sở, tiền điện, tiền giao thông..."

Vừa qua, Bộ Tài chính đã có báo cáo Chính phủ về chính sách thuế này tác động tới Việt Nam. Tuy nhiên, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá báo cáo của Bộ Tài chính chưa phân tích kỹ tác động, đặc biệt là tác động bất lợi với nhà đầu tư đã được cam kết ưu đãi.

Do vậy, TS Phan Trí Hiếu kiến nghị, Việt Nam cần nhanh chóng đánh giá để xác định mức độ bị tác động, bao gồm cả cơ hội và tác động tiêu cực, cần nhanh chóng rà soát toàn bộ quy định hiện hành về chính sách ưu đãi: "Tính kịp thời rất quan trọng vì nếu chúng ta hình dung khối lượng công việc rất lớn. Ngay khi chúng ta rà soát, tìm ra kết quả, có giải pháp nhưng nó đòi hỏi 1 công việc rất lớn là thay đổi thể chế. Thay đổi thể chế ở đây có cả nội loại – liên quan đến rất nhiều luật và cái này đòi hỏi tới cả ngoại luật, có nghĩa là những hiệp định về thương mại phải đàm phán và sửa"

Còn quan điểm của GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN FDI là: "Tôi cũng đề nghị lựa chọn một số cơ chế mà các nước thích hợp với VN để sửa các luật. Và sau khi chúng ta có 1 luật sửa đổi các luật để thích ứng với các cơ chế thì rõ ràng cả cái mới này cũng có thể thực hiện được".

Trước những kinh nghiệm về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của các nước, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng không khả thi, bởi luật Ngân sách nhà nước chỉ cho phép dùng tiền mặt trong những trường hợp rất cấp bách: "Nếu chưa kịp ban hành cơ chế chính sách thì có 1 cách chúng ta có thể làm là ban hành nguyên tắc hay quy định về thuế tối thiểu đạt tiêu chuẩn trong nước, nghĩa là chúng ta có quyền thu thêm phần thuế phụ trội nếu như nó cao hơn so với mức thuế đang áp dụng với doanh nghiệp FDI. Thứ 2 là cũng cần có một số cơ chế chính sách như ưu đãi về thuế phí ở 1 mảng nào đó như tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, giải phóng mặt bằng".

Thách thức lớn nhất lúc này là áp lực thời gian, để tận dụng cơ hội hay hóa giải thách thức có thể cần hành động chính sách, sửa đổi nội luật cần thời gian để làm việc này. Và tính đến đầu năm 2024, chúng ta chỉ có khoảng 7 tháng quý giá để tận dụng cơ hội, giữ quyền đánh thuế, tăng thu ngân sách nhà nước và đảm bảo chủ trương thu hút đầu tư.