Thực trạng kinh tế Việt Nam 2021 và dự báo rủi ro trong năm

Dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 và những đợt giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề lên toàn bộ nền kinh tế. Bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm được nhận định ra sao?

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Thông tin tài chính, kinh tế

# Theo tổng hợp từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và NH Thế giới (WB), quy mô các gói hỗ trợ kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 ở mức 1,83% GDP, vẫn còn tương đối thấp so với các gói trước đó.

Và NHNN cho biết, gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ có thể sẽ được ngành ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế trong thời gian tới để hỗ trợ người dân, DN, với lãi suất dự kiến 3-4%/năm. 

# Tỉ giá thương mại hàng hóa 9 tháng qua đã giảm 3,75%, phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam. 

# Mới đây, thanh long Bình Thuận đã được cấp chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, mở ra cơ hội xuất khẩu tới nhiều thị trường khó tính tương tự. 

# Tín hiệu khả quan cũng đến với thị trường xuất khẩu tôm sú sang Tây Ban Nha, khi đã đạt 2,9 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ. 

# Do ảnh hưởng của COVID-19, doanh số bán xe máy ở Việt Nam trong quý 3 đã giảm gần 46% so với cùng kỳ năm ngoái. 

# Ghi nhận tại Hà Nội, do thời tiết không thuận lợi, mặt hàng rau xanh đang có giá tăng khá cao, từ 20-30%, có loại rau cải giá tăng gấp đôi so với trước. 

# Theo Savills, phân khúc nhà thấp tầng (biệt thự và liền kề) tại Hà Nội tiếp tục diễn biến trầm lắng, tỷ lệ hấp thụ thấp nhất trong 5 năm gần đây. Còn tại phía Nam, sau khi nới lỏng giãn cách, tính đến giữa tháng 10, mức độ quan tâm BĐS tại khu vực này đã tăng trung bình từ 30-35%.

# Nhiều dữ liệu gần đây cho thấy, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể phải bắt đầu rút lại chính sách tiền tệ siêu nới lỏng thời đại dịch Covid-19 từ tháng 11. Trước đó, Fed dự báo rằng lạm phát tại Mỹ sẽ giảm về dưới mục tiêu 2% trong năm tới, trước khi quay trở lại ngưỡng 2% vào năm 2024. 

# Bloomberg cho biết tổng số tiết kiệm tích lũy từ khi Covid-19 bùng phát đã đạt mức 2.300 tỷ USD ở Mỹ và khoảng 464 tỷ USD ở EU. 

# DN toàn cầu vẫn đang thiếu nhiều lao động cho những tháng cuối năm. Như tại Mỹ, số người lao động ở đang bị thiếu hụt là khoảng 4,3 triệu. 

# Sau vụ việc Evergrande, Trung Quốc thừa nhận tình trạng quản lý kém dẫn đến nguy cơ vỡ nỡ tiếp theo tại một số DN. Và với việc Trung Quốc cấm khai thác bitcoin sẽ là cơ hội lớn đối với Mỹ  khi mà gần như toàn bộ lĩnh vực này đã chuyển hướng sang Bắc Mỹ. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# Thêm một phiên giao dịch VN-Index nỗ lực vượt kháng cự 1.400 điểm tuy nhiên lực cung vẫn gia tăng quanh vùng cản nêu trên khiến chỉ số thu hẹp biên độ. VN Index kết thúc ngày đầu tuần tại ngưỡng 1.395,52 điểm

Nhóm Dầu khí trở thành điểm nhấn của thị trường, GAS tăng mạnh 4%, PVD tăng 4,2%, PVS tăng 2,8% trong khi BSR tăng 3,9%. Sắc xanh chiếm ưu thế tại các lĩnh vực Chứng khoán, Cảng biển hay Thép – Tôn mạ,

Theo SSI Reseach, khối lượng khớp lệnh trên HOSE tăng phiên thứ 3 liên tiếp, đạt 764 triệu cổ phiếu, tiếp tục duy trì trên mức bình quân 20 phiên. Khối ngoại bán ròng 606,9 tỷ đồng trên HOSE.

Và CTCK SSI cũng vừa công bố kết quả kinh doanh Báo cáo quý 3 và 9 tháng năm 2021, với tổng doanh thu hơn 5.091 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 53% so với cùng kỳ năm 2020. Với kết quả này, sau 9 tháng hoạt động SSI đã hoàn thành vượt 12% kế hoạch kinh doanh năm 2021 về lợi nhuận. 

Thực trạng kinh tế Việt Nam 2021 và dự báo rủi ro trong năm

Nhận định về kết quả tăng trưởng 9 tháng qua, TS. Nguyễn Đức Thành , Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược Việt Nam (VESS) cho biết, nền kinh tế Việt Nam lỡ nhịp tăng trưởng của năm 2020, nguyên nhân là do Việt Nam chậm trong chiến lược tiêm vắc xin. TS Nguyễn Đức Thành nhận định: 

Kinh tế VN trong 9 tháng trong năm 2021 do bùng dịch nên chạm hơn so với các nước và chậm hơn so với 2020. Thực tế cho thấy, đến nay, khi các nước đang đi vào quỹ đạo tương đối ổn định thì Việt Nam vẫn còn đang loay hoay trong việc mở cửa nền kinh tế trở lại.

Ảnh nh họa

Cũng theo ông Thành, sự bùng phát dịch lặp lại trong năm đã làm nền kinh tế bị đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng, xáo trộn thị trường lao động, doanh nghiệp nội địa bị tổn thương rất nặng nề. Cùng với đó, các động thái địa chính trị và diễn biến kinh tế thế giới có thể tăng rủi ro cho yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như giá nguyên liệu, điều này sẽ gây ảnh hưởng khi mở cửa nền kinh tế, tạo độ trễ đối với sự hồi phục kinh tế:

Như vậy, từ thực tế cho thấy, kết quả tăng trưởng của 9 tháng chưa thực sự phản ánh hết những khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là đối với khu vực phi chính thức. Sức đề kháng của doanh nghiệp đang suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là tại khu vực phía Nam.

Còn theo PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, trường Đại học Kinh tế Quốc dân; thời gian qua, do tác động của dịch bệnh nên sức cầu yếu, không lưu thông được hàng hóa… Dù vậy, nguy cơ lạm phát vẫn tương đối lớn. Lý giải vấn đề này, PGS.TS Phạm Thế Anh cho biết: 

Trước sau gì, chi phí sản xuất cũng sẽ phản ánh vào giá đầu ra sản phẩm, từ xăng dầu, logistics, chi phí phòng chống dịch bệnh, DN đang gánh chịu rất lớn. Khi hoạt động xã hội trở lại, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, những yếu tố đó sẽ tác động vào giá cả và sức ép lên lạm phát. Dự báo, giá thực phẩm lương thực cuối năm có thể sẽ tăng trở lại, do những khó khăn về tăng nguồn cung như tái đàn, mưa bão,… trong khi nhu cầu tăng về cuối năm.

Mới đây, bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng nhận định, hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng do dịch Covid19 còn tác động đến tình hình việc làm: 

Chúng tôi cũng ghi nhận về tác động kinh tế trong năm COVID-19 đầu tiên đến từ phân tích đã được thực hiện trước đó, điều mà chúng tôi e ngại là những tác động đó vẫn tiếp diễn hoặc có thể còn sâu rộng hơn trong thời gian tới qua đợt dịch bùng phát lần này. 

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế vĩ mô, TS Lê Duy Bình, Giám đốc Econoca Việt Nam cho biết, GDP quý III giảm 6,17% so với cùng kỳ trước. Do đó, thách thức trong năm 2021 đối với nền kinh tế là rất lớn: