Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường khu vực Á - Âu

Theo Bộ Công thương, năm 2022, những bất ổn địa chính trị trong khu vực, khủng hoảng năng lượng, lương thực và lạm phát tăng cao đã tác động tiêu cực đến thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước khu vực Á – Âu.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 Thông tin trong nước và quốc tế

Người nộp thuế giao dịch tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: Hà Nội mới

# Bộ Tài chính cho biết, đến hết tháng 11, đã gia hạn các loại thuế khoảng gần 106 nghìn tỷ đồng (đạt 78% số dự kiến).

# Và mới đây, Bộ Tài chính cũng vừa đề xuất toàn bộ nội dung tư vấn sản phẩm bảo hiểm, nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được ghi âm và lưu tại trong thời hạn ít nhất 5 năm. 

Ảnh nh họa

# Ở thị trường XNK, Theo Bộ Công thương, năm 2022, những bất ổn địa chính trị trong khu vực, khủng hoảng năng lượng, lương thực và lạm phát tăng cao đã tác động tiêu cực đến thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước khu vực Á – Âu.

Cụ thể, 10 tháng năm nay, kim ngạch hai chiều giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 11 tỷ USD. 

Tuy nhiên, về vấn đề này, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) nhận định: "Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, triển khai các dự án đầu tư với khu vực Á Âu. Việt Nam và các nước trong khu vực đã hình thành thiết chế khuôn khổ hợp tác vững chắc làm nền tảng cho sự phát triển hợp tác song phương. Các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang khu vực đều là những mặt hàng thiết yếu có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh".

Bộ Công thương cũng cho rằng,  đây là thời điểm thuận lợi để tăng cường thâm nhập thị trường sâu hơn nữa, tìm kiếm cơ hội tại những thị trường ngách mở rộng quan hệ kinh doanh dài hạn với các đối tác trong khu vực Á Âu.

# Thống kê có tới hơn 85% DN cho rằng, từ đầu năm, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang mang lại tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Đáng chú ý, Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) vừa kiến nghị nới trần (room) tín dụng thêm 1% để bổ sung thêm nguồn vốn tín dụng 100.000 tỷ đồng cho sản xuất kinh doanh, trong đó có DN BĐS, người mua nhà. 

# Năm 2023, thành phố Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 7% trở lên; vốn đầu tư xã hội tăng 10,5-11%. 

# Còn tại TPHCM, các nhà sản xuất, phân phối đang tấp nập chào hàng suất quà Tết số lượng lớn với mức chiết khấu hấp dẫn, có nơi lên đến 35%. 

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, toàn bộ 10 mặt hàng kim loại đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh. Trong đó, nhiều mặt hàng ghi nhận các mức tăng mạnh nhất trong vòng nhiều tháng. Hợp đồng Niken trên Sở LME tăng vọt đến hơn 13% lên 28.862 USD/tấn. Các kim loại cơ bản như đồng, nhôm, quặng sắt cũng đều tăng từ 6 -8%. Đối với kim loại quý, giá bạc kỳ hạn tháng 3 trên Sở COMEX cũng tăng gần 7,6%, lên 23,25 USD/ounce.

Theo MXV, sự suy yếu của đồng USD là yếu tố chính giúp cho giá các mặt hàng kim loại quý nhận được nhiều sức mua trong tuần vừa qua. Chỉ số Dollar Index giảm 1,33% xuống còn 104,55 điểm, mức thấp nhất trong vòng 4 tháng; đồng nghĩa với việc chi phí đầu tư và nắm giữ các kim loại quý cũng giảm bớt.

Cung cấp thêm các thông tin mà giới đầu tư cần chú ý trong tuần này, ông Đoàn Bảo Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam cho biết: "Áp lực đối với thị trường đang được giảm bớt so với giai đoạn trước, khi mà Fed phát đi tín hiệu giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới. Đây là một trong các nguyên nhân chính hỗ trợ cho giá kim loại cơ bản như đồng, sắt thép, và giá dầu thô đồng loạt khởi sắc trong tuần qua. Trong khi đó, nguồn cung vẫn còn gặp khá nhiều rủi ro, cũng sẽ là yếu tố hỗ trợ giá. Nhìn chung, thị trường đang được đánh giá sẽ có sự khởi sắc hơn trong tháng cuối năm nay và đầu năm sau".

Trước đó, đóng cửa tuần giao dịch vừa qua, thị trường hàng hoá đảo chiều tăng trở lại, kết thúc chuỗi giảm 3 tuần liên tiếp trước đó. Mặc dù lực bán áp đảo trên cả 3 nhóm Năng lượng, Nông sản và Nguyên liệu công nghiệp. Tuy nhiên lực mua rất mạnh trên thị trường Kim loại đã hỗ trợ chỉ số MXV- Index tăng 0,34%, chốt ở mức 2.451 điểm.

Cơ sở khai thác dầu ở Izhevsk, gần Ural (Nga). Ảnh: REUTERS/TTXVN

# Các nước thành viên Liên nh châu Âu (EU) vừa hoàn thành việc phê chuẩn bằng văn bản đối với mức giá trần 60 USD/thùng với dầu Nga. 

Sau diễn biến này, Nga tuyên bố không chấp nhận bị áp giá trần dầu, đồng thời cảnh báo sẽ đáp trả. Trong khi đó, Ukraine cho rằng mức giá này vẫn 'khá dễ chịu' với Nga. 

# Kinh tế toàn cầu có nguy cơ tăng trưởng chậm lại trong năm 2023. Đây là nhận định mới nhất của Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva về triển vọng kinh tế toàn cầu vừa được công bố: "Chúng ta đã chứng kiến cuộc xung đột ở Ucraina đã kìm hãm kinh tế châu Âu lớn như thế nào. Tác động lan rộng của cuộc xung đột, ảnh hưởng mạnh đến giá lương thực và giá năng lượng, lạm phát trên toàn cầu, dẫn đến các điều kiện tài chính bị thắt chặt, qua đó dội gáo nước lạnh vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới. Một nguyên nhân khác là sự suy giảm tăng trưởng kinh tế đồng thời ở Mỹ, ở Châu Âu và cả ở Trung Quốc là rất lớn".

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế cho biết, nguy cơ kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại trong năm 2023, dưới mức 2%, là khoảng 25%. Nguyên nhân là do tác động của cuộc xung đột tại Ucraina và suy giảm tăng trưởng kinh tế đồng thời từ các nền kinh tế lớn như Liên nh châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.

Thông tin thị trường chứng khoán

# Với TTCK Mỹ, tính chung trong tuần qua, cả 3 chỉ số vẫn tăng lần lượt 0,2%, 1,1% và 2,1%.

# Còn ở trong nước, Do đang trong xu hướng tăng ngắn hạn, nhiều khả năng chỉ số VNIndex sẽ tiếp tục quán tính tăng giá vào phiên đầu tuần tới với vùng mục tiêu gần là 1.100 – 1.110 điểm.

# Theo SSI Reseach, nhà đầu tư ngắn hạn đã tích lũy cổ phiếu trong thời gian vừa qua hoặc đang nắm giữ cổ phiếu từ các vùng đỉnh trong quá khứ có thể cân nhắc tận dụng vùng giá cao để bảo tái cơ cấu danh mục và bảo toàn lợi nhuận.