Thị trường ngư cụ: Đến mùa nhưng thưa khách

Khi nước từ thượng nguồn đổ về nhiều cũng là lúc bà con tại các làng nghề ngư cụ tại ĐBSCL bắt tay vào công việc, hoạt động hết công suất để kịp phục vụ nhu cầu của người dân trong mùa nước nổi.

Đánh bắt và khai thác thủy sản trong mùa nước nổi là kế sinh nhai của nhiều người dân ền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Trên các con sông và những cánh đồng ngập trắng nước, hoạt động đánh bắt thủy sản như: thả lưới, giăng câu, đặt lờ, lọp, trúm, dớn… cứ đến mùa nước là lại nhộn nhịp, rộn ràng. Để đánh bắt nhiều cá, trước mỗi lần nước về anh Hải, ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đều sắm sửa lưới, ngư cụ, bởi đó là cần câu cơm của gia đình.

Anh Hải chia sẻ: Cái này em đánh lưới anh ơi, chiều nhằm nước xoay chiều, cỡ 7-8h tối thả, tới 10-12 giờ kéo, có người 2-3 giờ sáng kéo, cá nhỏ chủ yếu ngồi bán lẽ, cá lớn mới bán cho vựa.

Chính vì vào mùa nên những người làm nghề kinh doanh ngư cụ cũng chuẩn bị đầy đủ các loại để cung ứng cho khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên, do năm nay nước về muộn và ít nên thị trường ngư cụ khá trầm lắng. Những ngày này, làng nghề làm lờ lọp thuộc xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp khá thưa khách. Người làng nghề cho biết, những ngày đầu vụ, chỉ sản xuất cầm chừng vì lượng đặt hàng rất ít. Thị trường kém sôi động nên giá lọp tép vẫn giữ mức bình ổn khoảng 14.000 - 15.000 đồng/cái.

Ngoài làng nghề làm lờ lọp, thì dọc theo tuyến Quốc lộ 80 đoạn qua địa phận huyện Lai Vung và huyện Lấp Vò, các hộ sản xuất đã trưng bày nhiều ngư cụ trong mùa nước nổi, nhưng số lượng bán ra chưa nhiều. Năm nay, giá các mặt hàng vẫn giữ mức bình ổn so với năm trước.

Cụ thể, lưới mùng có giá 70.000 - 80.000 đồng/kg; lưới cao cấp 100.000 - 110.000 đồng/kg; lưới 1 màn loại thường 150.000 - 180.000 đồng/tay, tùy độ dài; lưới 3 màn 200.000 đồng/tay; lưới Thái 300.000 - 350.000 đồng/tay; chài 260.000 - 450.000 đồng/sản phẩm (tùy loại)... 

Ảnh nh họa: Làng đan lưới Thơm Rơm thành phố Cần Thơ (Nguồn: laodong.vn)

Tương tự, tại xóm lưới Thơm Rơm ở Cần Thơ được xem là nơi cung cấp hầu hết các loại ngư cụ phục vụ cho hoạt động đánh bắt cá trong mùa nước nổi. Hiện xóm lưới có khoảng 40 cơ sở sản xuất chính và nhiều cơ sở sản xuất gia công khác. Do hình thành lâu và sự uy tín nên sản phẩm rất đa dạng, cung ứng khắp các địa phương ở ền Tây và cả nước. Tuy vậy, nếu so với mọi năm thì năm nay có phần trầm lắng hơn.

Chị Nhung, Cơ sở sản xuất ngư lưới cụ Dì Ba - Tư An, chia sẻ: Bây giờ hiện tại đang bắt đầu vô mùa, năm nay nước trễ hơn với nước ít hơn mọi năm cho nên khách chưa có đi mùa nhiều. Bên em thì sản xuất lưới 3 màng, lưới 1 màng, dớn, rồi rập, đủ loại hết. Nhiều khi có nhập hàng qua campuchia, trong nước bán Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu mấy tỉnh đó thì nhiều, còn ền ngoài thì có Nha Trang, Bình Thuận.

Để phát triển làng nghề, người dân nơi đây đã đưa ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cụ thể, ngoài sản xuất sản phẩm chính là lưới bắt cá còn kinh doanh thêm nhiều ngư cụ đánh bắt khác như chài, vó, vèo, lú, rập, và còn phát triển cả các ngư cụ phục vụ đánh bắt cá biển.

Chú Tư Tân, chủ cơ sở chia sẻ: Mấy tháng này, phải nhiều hơn tháng hạn rồi, lúc này bắt đầu khởi động rồi, nói chung ền Tây không có chỗ nào sót, mùa nước nổi thì đâu có làm kịp, tăng giá người ta đâu có chịu đâu, bị gì mình làm quanh năm mà thành thử khi vật liệu tăng thì mình mới tăng còn bình thường thì mình đâu có tăng được.

Không chỉ làm thủ công mà nhiều cơ sở sản xuất tại đây cũng đầu tư máy móc, thiết bị để tạo ra sản phẩm chất lượng lẫn số lượng lớn vừa hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh.

Dẫu sản phẩm đa dạng, giá cả ổn định nhưng nghề làm ngư lưới cụ phụ thuộc nhiều vào con nước. Theo nhiều người dân sản xuất ngư cụ, vào mùa nước nổi, sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn gấp đôi so với bình thường. Tuy nhiên, nhìn chung, những năm gần đây, nước lũ từ thượng nguồn về trễ và ít; lượng cá, tôm cũng không còn phong phú như trước. Vì vậy, số lượng sản phẩm lọp, lưới và các loại ngư cụ khác tiêu thụ cũng ít nhiều bị giảm sút.